Bí thư Trương Quang Nghĩa: ‘Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco’
Tại buổi làm việc với Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng ( Dawaco) quanh vấn đề thiếu nước trên diện rộng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cảnh báo: “Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco”.
Ngày 24/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Dawaco.
Báo cáo trước Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Trường Ảnh (Chủ tịch HĐQT Dawaco) thừa nhận, Dawaco đã chủ quan, không lường trước được tình trạng nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ ngay trong mùa mưa lũ. Dawaco chưa kịp thời ứng phó với sự cố bơm, cho dù sự cố xảy ra trong đợt mặn, dẫn đến không có máy bơm dự phòng từ ngày 3 đến 9/11.
“Khi xảy ra tình trạng thiếu nước, chúng tôi đã thông tin đến khách hàng quá trễ, chưa thông báo kịp thời bằng tin nhắn cho từng khách hàng nên không nhận được sự thông cảm của khách hàng”, ông Ảnh nói.
Tại buổi làm việc với Dawaco, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh: “Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco. Phải có cơ chế truất quyền điều hành của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của đơn vị cung cấp nước và thay thế bằng người có năng lực”.
Sau khi lắng nghe trình bày của đại diện Dawaco, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa ngay lập tức nhấn mạnh: “Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco. Phải có cơ chế truất quyền điều hành của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của đơn vị cung cấp nước và thay thế bằng người có năng lực”.
Ngoài ra, ông Trương Quang Nghĩa cũng đề nghị UBND thành phố đưa ra mô hình chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện về Dawaco là Sở Xây dựng. Theo ông Nghĩa, Sở Nội vụ không nên quản lý con người ở Dawaco.
Video đang HOT
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Sở KH&ĐT Đà Nẵng cũng khẳng định phương án đầu tư công đối với nhà máy nước Hòa Liên (công suất 120.000 m3/ngày đêm) là khả thi.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Sở KH&ĐT Đà Nẵng cũng khẳng định phương án đầu tư công đối với nhà máy nước Hòa Liên (công suất 120.000 m3/ngày đêm) là khả thi.
“Quan điểm của Sở KH&ĐT là giao cho một BQL dự án đứng ra tổ chức đấu thầu. Thời gian xây dựng dự án khoảng 25 tháng. Sau đó là đấu thầu chọn đơn vị vận hành và việc này phải làm song song với quá trình xây dựng để kịp thời vận hành ngay sau khi xây dựng xong”, lãnh đạo Sở KH&ĐT nói.
Trong khi đó, ông Đặng Việt Dũng (Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cho rằng bằng mọi giá đến cuối năm 2020 phải đưa nhà máy nước Hòa Liên vào hoạt động, nếu không thành phố sẽ lại lâm vào tình cảnh thiếu nước.
Trước đó, như VTC News đưa tin, những ngày đầu tháng 11, hàng trăm người dân ở Đà Nẵng ngao ngán vì nước do Dawaco cung cấp rất yếu và thường xuyên lâm vào tình cảnh mất nước.
Ngày 13/11, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đề nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch, cần chấn chỉnh, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm.
Ngày 15/11 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Châu Trần Vĩnh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước) đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến tình hình thiếu nước trên diện rộng ở Đà Nẵng.
Ngày 15/11, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Châu Trần Vĩnh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước) đã có buổi làm việc với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước, đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng để nắm bắt thực trạng cấp nước cho người dân TP Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh nhận định rằng nguy cơ rất cao xảy ra hạn hán trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn. Vì vậy, 4 hồ chứa lớn phải hết sức lưu ý.
Liên quan đến việc quản lý vận hành hệ thống nhà máy nước của Dawaco, ông Vĩnh cho hay: “Chúng tôi đã có một buổi đi khảo sát thực tế liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ nói riêng cũng như đảm bảo nguồn nước hạ lưu sông Vu Gia.
Hai đợt nhà máy nước thiếu nước do nhiễm mặn cao, liên quan đến giải pháp vận hành của nhà máy. Nhà máy nước cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả vận hành, đảm bảo nguồn nước được cấp liên tục và ổn định. Đặc biệt phải ưu tiên cao nhất nước sinh hoạt cho người dân”.
THANH BA
Theo VTC
Đà Nẵng "cầu cứu", thủy điện Quảng Nam được phép giữ nước trong hồ
Trong khi Đà Nẵng đang thiếu nước sinh hoạt và "cầu cứu" thủy điện xả nước, thì Quảng Nam lại cho phép các thủy điện tích nước đến cuối năm nhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Ngày 22.11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký công văn số 6676 về việc vận hành tích nước hồ chứa thủy điện đến cuối năm.
Công văn đồng loạt gửi cho 4 thủy điện gồm: Công ty CP Thủy điện A Vương; Công ty CP Thủy điện Đăk Mi; Công ty Thủy điện Sông Bung và Công ty Thủy điện Sông Tranh.
Thủy điện Sông Tranh 2 được phép tích nước đến gần cuối năm 2018.
Qua theo dõi, hiện nay mực nước tại các hồ chứa thủy điện như A Vương, Sông Bung 4, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 rất thấp, xấp xỉ mực nước chết nên có nguy cơ cao thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp năm 2019 cho vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn.
Từ nay đến ngày 15.12.2018, nhu cầu sử dụng nước ở vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn không lớn, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và cũng là giai đoạn tích nước cuối mùa lũ của các hồ thủy điện theo quy định tại quyết định số 1537 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
"Do vậy, để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp năm 2019 ở vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các chủ đập thủy điện A Vương, Sông Bung 4, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 phải thực hiện vận hành tích nước cuối mùa lũ; riêng hồ chứa thủy điện Đăk Mi 4 phải thực hiện vận hành xả nước về hạ lưu sông Vu Gia theo quy định", công văn nêu rõ.
Nhiều sông trên địa bàn tỉnh trơ đáy khiến Đà Nẵng đang bị thiếu nước sinh hoạt.
Trước đó, để đảm bảo nước sinh hoạt cung cấp cho nhân dân thành phố, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương và Sở Xây dựng khẩn trương kiểm tra, báo cáo trình UBND thành phố ký gửi Chủ đầu tư các nhà máy thủy điện tại tỉnh Quảng Nam điều tiết nước về hạ lưu để đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và hoạt động sản xuất cho thành phố Đà Nẵng.
Mới đây nhất, lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng tiếp tục đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cho đắp đập tạm ở sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, Quảng Nam).
UBND TP.Đà Nẵng có đề nghị này nhằm mong muốn tăng lượng nước về sông Vu Gia để cấp nước cho thành phố Đà Nẵng. Việc này sẽ giải quyết trước mắt, hạn chế tình trạng nhiễm mặn, thiếu nước tại khu vực hạ du sông Vu Gia, đặc biệt là Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) diễn ra căng thẳng thời gian qua.
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đánh giá toàn diện tại khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng để có giải pháp điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế nhằm nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia. Điều này khôi phục lại trạng thái tự nhiên trước đây, phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho TP.Đà Nẵng và của cả hạ du tỉnh Quảng Nam.
Theo Danviet
Đà Nẵng thiếu nước giữa mùa mưa "Nếu tình hình nhiễm mặn, thiếu nước tiếp tục diễn ra thì phải triển khai kịch bản cuối cùng, đó là cấp nước theo từng khu vực", ông Hồ Hương, Tổng Giám đốc Công ty CP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho hay. Nhiều thời điểm trong ngày, nước chảy rất yếu khiến sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Ảnh: Thanh...