Bí thư TP.HCM: Tranh thủ tối đa khi lực lượng hỗ trợ còn ở bên cạnh
“Phải tranh thủ lực lượng hỗ trợ còn ở bên cạnh, phối hợp, tận dụng tối đa để đạt được kết quả mong muốn”, Bí thư Nguyễn Văn Nên phát biểu trong cuộc làm việc với Thủ tướng.
Sau 3 ngày đầu tăng cường giãn cách xã hội theo Nghị quyết 86, công tác phòng, chống dịch của TP.HCM còn hạn chế, thiếu sót ở một số việc, trên một số địa bàn cụ thể, tuy nhiên, cũng có nhiều kết quả “đáng phấn khởi”. Đó là nhận định của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc chiều tối 26/8 với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.
Bí thư Nguyễn Văn Nên gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Trung ương, sự sâu sát của các bộ, ban, ngành cũng như các tỉnh, thành khi thể hiện trách nhiệm, tình cảm với TP.HCM. Đây là động lực to lớn với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.
3 điều phải tranh thủ
Theo Bí thư Nên, từ 23/8, khi TP.HCM triển khai tăng cường giãn cách xã hội, 2 phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đã có mặt, trực tiếp chỉ đạo, triển khai các biện pháp trên địa bàn.
Qua 3 ngày triển khai, thành phố nổi lên nhiều vấn đề làm được nhưng cũng có một số hạn chế phải ứng phó.
Đầu tiên là thấy được sự ủng hộ, đồng tình tham gia, thực hiện của đồng bào thành phố. Sau gần 3 tháng, đến nay, người dân lại tiếp tục ở giai đoạn tập trung cao độ, thực hiện mục tiêu phấn đấu kiểm soát dịch trước 15/9 theo Nghị quyết 86. Người dân thể hiện rõ sự “đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng” để cùng vượt qua giai đoạn này.
Chính phủ cũng chỉ đạo tăng cường nhiều lực lượng chủ lực, trang thiết bị, phương tiện, bảo đảm triển khai bằng được yêu cầu, mục tiêu đề ra. Bí thư nhấn mạnh sự có mặt của lực lượng y tế bổ sung có ý nghĩa lớn, bởi tuyến đầu bởi sau một thời gian dài chiến đấu kiên cường đã có phần đuối sức.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thuận Thắng.
Bí thư Nguyễn Văn nên chia sẻ ứng phó với đại dịch chưa có tiền lệ là công việc khó khăn, phức tạp. Gần 90 ngày thực hiện 3 mức giãn cách xã hội nâng cao nhưng tới nay ông Nên mới thấy được diễn biến rõ ràng trong thời gian rất ngắn.
“Lần trước, sau 2 tuần thực hiện, Thủ tướng có đến thăm, chia sẻ, động viên và nói: Anh làm đến khi nào anh thấy mỗi ngày phấn khởi hơn thì nó sẽ dẫn đến niềm tin chiến thắng. Thời gian qua rất chờ đợi nhưng đến nay mới thấy được”, Bí thư chia sẻ.
Ông nhận định đây là những kết quả bước đầu, có thể thấy bằng con số, nhưng chưa đến mức đủ tiềm tin để gọi là thành công.
Video đang HOT
“Sau 3 ngày thực hiện, một số nơi triển khai chậm, một số việc còn hạn chế, chuệch choạc, thiếu nhịp nhàng, thiếu thống nhất. Còn nhiều nơi, nhiều chỗ thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra”, ông Nên nhận định.
Bí thư TP.HCM chia sẻ để thực hiện tốt hơn chỉ đạo của Thủ tướng, thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải tự xem lại trách nhiệm của mình, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa, tranh thủ thời gian vàng, tiếp tục lượng hóa các công việc đề ra.
Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ TP.HCM cần tận dụng triệt để lực lượng chi viện. Ảnh: Chí Hùng.
Cụ thể, thành phố sẽ giãn cách triệt để, giữ từ đầu tới cuối chứ không để “đầu voi đuôi chuột”. Xét nghiệm thần tốc, nơi chưa hoàn thành mục tiêu thì cần khắc phục.
Bí thư trăn trở về những khó khăn sắp tới và cho rằng TP.HCM có 3 điều phải tranh thủ. Thứ nhất là làm những việc có thể trên từng địa bàn, không phân biệt giờ giấc, làm mọi lúc, mọi nơi. Thứ hai là tranh thủ lực lượng hỗ trợ còn ở bên cạnh, phối hợp, chia sẻ, tận dụng tối đa trong thời gian ngắn để đạt được kết quả mong muốn trước khi “chia tay”.
Thứ ba là giải quyết nhanh đối với những người có nguy cơ chuyển nặng khi mắc bệnh như người già, có bệnh lý nền, béo phì, phụ nữ mang thai… Nếu những đối tượng này là F0 thì tập trung xử lý, còn nếu không phải F0 nhưng nằm trong vùng nguy cơ lây nhiễm thì cần “cứu họ trước”. Ông cho rằng đây cũng là biện pháp giảm tỷ lệ tử vong.
Xét nghiệm toàn thành phố không phải xét nghiệm hết 10 triệu dân
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thành phố có 2 yêu cầu cơ bản trong giãn cách phải đảm bảo cho dân là tiếp cận y tế và không đứt bữa.
Phó thủ tướng khẳng định tốc độ thiết lập bệnh viện dã chiến của TP.HCM trong một tháng nay rất nhanh. Tuy nhiên, thực tế là một số quận, huyện vẫn rất thiếu.
“Cứ nói đủ giường bệnh nhưng thật sự chuyển bệnh nhân rất khó. Tôi đi đến đâu anh em cũng rơm rớm nước mắt nói là có bệnh nhân cần chuyển mà chưa có chỗ chuyển. Ta phải tiếp tục điều phối sao cho nhuần nhuyễn hơn”, ông Đam đề nghị.
Lực lượng y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh. Ảnh: Duy Hiệu.
Về xét nghiệm, Phó thủ tướng khẳng định thời gian qua thành phố đã làm rất tốt. Ông cho rằng cần làm rõ xét nghiệm toàn thành phố không phải xét nghiệm hết 10 triệu dân. “Nói 2 tuần xét nghiệm toàn thành phố mà giờ 4 ngày mới lấy được hơn 1 triệu mẫu thì làm sao đạt”, ông nói.
Phó thủ tướng chia sẻ khi ông xuống kiểm tra Bình Tân và yêu cầu “quét” thử một vùng cận xanh thì một tổ dân phố an toàn, còn một tổ có 10% nhiễm. Qua đó, ông nhấn mạnh đỏ và xanh ở một số quận “rất tương đối” nên phải tính đến xét nghiệm như vùng đỏ, dự trù thuốc và giường bệnh.
“Giờ đang đi đúng hướng và rất tốt, anh em rất nỗ lực. Chúng tôi có lòng tin là sẽ kiểm soát được”, ông nói.
Thời gian tới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ sẽ tiếp tục ở lại để chỉ đạo chống dịch tại TP.HCM.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần mỗi phường, xã của TP.HCM là một “pháo đài chống dịch”. Do đó, các địa phương cần đảm bảo an sinh xã hội, tiếp cận y tế cho người dân ngay tại cơ sở.
Thủ tướng yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện ra F0 và phân loại, điều trị phù hợp. Công tác tiêm vaccine cũng cần đẩy nhanh, nếu không, TP.HCM cần chuyển sang tỉnh khác vì nhiều nơi cũng đang cần. Ông cũng đề nghị TP.HCM xem xét sơ tán dân ở khu vực đông dân cư để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Lãnh đạo Chính phủ cam kết hỗ trợ TP.HCM tối đa trên tinh thần hợp lý và đề nghị thành phố rà soát ngân sách, các dự án đầu tư công chưa làm được để tăng nguồn lực phòng, chống dịch.
Thủ tướng: Chịu khổ 10 ngày, 20 ngày còn hơn khổ cả năm .Sáng 26/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã có mặt tại TP.HCM để kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng: 'Tăng cường y tế xã, phường để người dân tiếp cận sớm, giảm ca tăng nặng
Thủ tướng nhấn mạnh rằng tăng cường hệ thống y tế xã, phường là để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp, giúp giảm số ca tăng nặng.
Theo Thủ tướng, tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong. ẢNH: NHẬT BẮC
Kết luận cuộc họp đầu tiên trên cương vị Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều muộn 25.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh nhất và còn giúp phân loại để có điều trị phù hợp.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong 2 ngày qua, lực lượng y tế đã triển khai các lực lượng, kết hợp sử dụng nhiều phương thức để tiến hành xét nghiệm toàn TP.HCM để nhanh chóng sàng lọc F0, đưa ra các giải pháp cách ly, điều trị phù hợp.
Qua xét nghiệm, với tổng lượng mẫu đã lấy khoảng nửa triệu, tỷ lệ nhiễm dao động khoảng 3,6%, so với trước đây tỷ lệ này vào khoảng 4 - 5%, cá biệt có địa điểm lên tới 10%, như vậy tỷ lệ nhiễm đã giảm, đây là tín hiệu khả quan.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai dịch vụ y tế gần dân nhất, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương khẩn trương triển khai đưa vào hoạt động 393 trạm y tế lưu động. Các trạm đều được trang bị các trang thiết bị khám chữa bệnh, bình ô xy và các loại thuốc điều trị cần thiết, hoạt động 24/7. Người dân TP.HCM cảm thấy an tâm khi được các cán bộ y tế đi vào từng khu vực phát thuốc, khám bệnh, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe...
Theo đánh giá ban đầu của Bộ Y tế, mô hình này có ý nghĩa quan trọng là quản lý được sức khỏe và giúp ngay cho người dân trên địa bàn khi có nhu cầu về chăm sóc y tế.
Bên cạnh đó, các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 theo phân tầng cũng được kiện toàn để bảo đảm phục vụ công tác điều trị. Với phương châm vừa triển khai, vừa kiểm tra, giám sát, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý để bảo đảm hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tin rằng nếu chúng ta giữ chắc được như thế này, cùng với đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin thì tình hình dịch bệnh tại TP.HCM sẽ sớm được kiểm soát.
Tăng cường y tế xã, phường giúp giảm số ca tăng nặng, tử vong
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại tinh thần "phải tranh thủ thời gian vàng để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh khi giãn cách xã hội".
Ông yêu cầu đã thực hiện giãn cách là phải thực hiện nghiêm, phải thực hiện tốt việc đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng, trước hết là không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.
Thứ hai, phải đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế ở mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh nhất. "Chúng ta tăng cường hệ thống y tế xã, phường để người dân được tiếp cận sớm, tiếp cận nhanh, tiến hành phân loại hợp lý để có phương án điều trị phù hợp. Điều này vừa góp phần giảm tải cho y tế tuyến trên, giảm số ca tăng nặng, tử vong. Đây chính là lấy "xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ" trên mặt trận phòng chống dịch bệnh", Thủ tướng nói.
Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu phải tổ chức triển khai công tác xét nghiệm thực sự khoa học, hợp lý; triển khai tiêm vắc xin nhanh chóng, hiệu quả; cộng với thuốc điều trị.
Thủ tướng cho biết, chiến lược ngoại giao vắc xin đang được tích cực triển khai và vừa qua, chúng ta đã ký được các hợp đồng lớn về vắc xin phòng Covid-19.
Bên cạnh việc tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương không quên thực hiện các nhiệm vụ khác như: bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, vừa chống dịch, vừa sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn, "an toàn mới sản xuất"...
Thủ tướng lưu ý các bộ ngành địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19 phải chăm lo cho cả những người nước ngoài đang ở Việt Nam. Đồng thời phải thường xuyên đúc kết, sơ kết, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng chống dịch cho phù hợp với diễn biến tình hình. Kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy những cái tốt, những gì đã làm được để bảo đảm chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu hỗ trợ người dân khó khăn do dịch COVID-19 Ngày 25/8, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh đã ký Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ những người đang phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh và Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho người dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở tại các địa phương áp dụng biện pháp giãn...