Bí thư TP.HCM: Có thể cuối tháng 9 mới kiểm soát được dịch
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận TP.HCM có thể không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát dịch trước ngày 15/9.
Thành phố cần thêm khoảng 2 tuần để làm việc này.
“Có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9″, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thẳng thắn nhìn nhận tình hình tại hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM để cho ý kiến về kế hoạch chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế chiều tối 11/9.
Tính đến nay, TP.HCM đã trải qua 103 ngày giãn cách với những bước đi, mục tiêu, giải pháp theo hướng ngày càng nâng lên, ngày càng tăng cường, siết chặt. Ông Nên đánh giá đến nay, chỉ vài quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh, các địa phương còn lại vẫn phải tiếp tục cố gắng. TP.HCM sẽ chọn địa phương làm thí điểm để nới lỏng dần, từ đó rút kinh nghiệm cho thành phố.
Không nôn nóng, an toàn là trên hết
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết đối chiếu với Quyết định số 3979 của Bộ Y tế, TP.HCM chỉ có một số địa phương cơ bản đáp ứng tiêu chí kiểm soát dịch bệnh. Đa số phải tiếp tục phấn đấu thêm một thời gian nữa.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới có thể nói rằng khó “quét sạch F0″ với biến chủng Delta trong một thời gian nhất định trên địa bàn lớn, có đặc điểm phức tạp như TP.HCM. Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Quan điểm này mới so với trước đây và TP.HCM sẽ báo cáo Trung ương để xin ý kiến.
Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh việc giãn cách hoặc nới lỏng ở mức độ nào phụ thuộc vào chuyển biến tình hình dịch bệnh và nguy cơ của từng khu vực, từng địa bàn.
“Phương châm chung của TP.HCM phải an toàn trên hết. An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”, ông Nên quán triệt.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thu Hằng.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM khẳng định kế hoạch của thành phố không thể tách rời mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với tình hình chung của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Thành phố tuyệt đối không chủ quan, không nôn nóng, triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn.
“Điều này có thể hiểu đơn giản những ngày đầu phòng chống dịch, TP.HCM thực hiện Chỉ thị 15 toàn thành phố và Chỉ thị 16 có trọng tâm, trọng điểm. Còn bây giờ thực hiện mở ngược lại, thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố và thực hiện Chỉ thị 15 có trọng tâm, trọng điểm. Nơi nào an toàn thì nới lỏng dần”, ông chỉ rõ.
Video đang HOT
Bí thư yêu cầu trước hết phải chọn địa phương làm thí điểm để TP.HCM rút kinh nghiệm thực hiện sau này.
Có thể không hoàn thành mục tiêu kiểm soát dịch trước 15/9
Lãnh đạo Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải bám sát những trụ cột chính trong phòng chống dịch. Thành phố từng bước khôi phục hoạt động bình thường mới ở từng lĩnh vực.
Xác định chiến lược y tế là một trong những trụ cột khi mở cửa trở lại, ông Nguyễn Văn Nên yêu cầu củng cố lại hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở và trung tâm y tế cấp quận, cấp thành phố. Đồng thời, TP.HCM cần có cơ chế, chính sách thu hút, quy tụ y tế tư nhân; kết hợp tây y với đông y, y học dân tộc tham gia phòng chống dịch.
Ông Nên chỉ đạo phải có chính sách nhà ở cấp tốc cho người dân, công nhân, người lao động trên địa bàn TP.HCM để “chia lửa”, giảm tải các khu nhà trọ chật hẹp hiện nay.
Về chiến lược giáo dục đào tạo, ông Nguyễn Văn Nên nhận định học trực tuyến có bất tiện nhưng trong nguy có cơ, cần tạo môi trường thuận lợi, huy động các nguồn lực tham gia vào giáo dục – đào tạo bằng nhiều loại hình. “Đừng để trường hợp nào bị bỏ rơi, đừng để trường hợp nào không được đến trường”, ông lưu ý.
Bí thư Thành ủy TP.HCM yêu cầu phải tạo điều kiện để phát huy sự tương trợ, đùm bọc, hỗ trợ của cộng đồng, của doanh nghiệp trong và ngoài nước với người dân có hoàn cảnh khó khăn.
“Người ta đi làm từ thiện mà còn xét giấy, hạch sách, làm khó làm dễ này kia thì phiền quá”, ông Nên nhắc nhở.
Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu tạo điều kiên tối đa cho hoạt động thiện nguyện. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bí thư Thành ủy yêu cầu tạo điều kiện thông thoáng cho người làm từ thiện đi lại nhẹ nhàng nhất, thuận lợi nhất, không có bất cứ phiền phức nào. Ngoài ra, ông đề nghị phải kiến tạo cơ chế để huy động và phát huy nguồn lực lớn từ xã hội, nguồn lực trong dân, nguồn lực trí thức…Thành phố cũng phải làm nhanh, có hiệu quả chiến lược về khoa học công nghệ.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh từng chiến lược phải chú ý tính khả thi, lộ trình, đặc biệt quan tâm gắn chiến lược này với chiến lược khác, nhất là y tế và công nghệ.
“Không phải chiến lược riêng mà phải liên kết với nhau để có khả thi cao, mới phục vụ cho bình thường mới được”, ông nói. Để chuẩn bị “bộ chiến lược mang tính chất lịch sử” sắp tới, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh các chính sách không ban hành vội vã mà phải chuẩn mực.
Bí thư Nên nhìn nhận có thể TP.HCM không hoàn thành mục tiêu cơ bản kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, mà chỉ có một số quận, huyện hoàn thành.
Do đó, TP.HCM phải “xin thêm” một thời gian nữa, có thể tới hết tháng 9/2021 để tập trung thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 86. Ông giao Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM thảo luận để có văn bản sớm xin ý kiến của Chính phủ.
“Chúng ta đang trong chặng đường khó khăn, phải cố gắng tập trung để vượt qua. Khi hệ thống chính trị vượt qua thì nhân dân vượt qua, vì mình là người chèo, người cầm lái. Do đó, đề nghị toàn hệ thống cố gắng vượt qua khó khăn và tự tin rằng nếu bài bản như vậy thì sẽ thành công”, Bí thư Nguyễn Văn Nên kêu gọi.
Huyện Củ Chi là cơ sở thay đổi chiến lược phòng dịch ở TP.HCM sau ngày 15-9
Tại buổi làm việc với huyện Củ Chi chiều 4-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá "những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược chống dịch ở TP.HCM".
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại buổi làm việc - Ảnh: THÀNH ỦY TP.HCM
Chiều 4-9, đoàn công tác của Thành ủy TP.HCM do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Củ Chi về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Tham gia cùng đoàn công tác có thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, bí thư Huyện ủy Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng.
Theo Bí thư Thành ủy, hiện nay TP.HCM đang tính toán để có thể bổ sung, thay đổi chiến lược trong giai đoạn tới. "Có thể khẳng định rằng những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng chống dịch ở TP.HCM", ông Nên nói.
Ông Nên đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP.HCM chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP.HCM sau 15-9.
Đối với huyện Củ Chi, Bí thư Thành ủy đề nghị chuẩn bị kịch bản từ nay đến trước ngày 15-9, trong đó cần quan tâm truyền thông để mọi người phấn khởi với kết quả đã đổi bằng mồ hôi, công sức. Cần trân trọng, giữ gìn, tuyệt đối không được thỏa mãn, không được chủ quan, lơ là vì dịch còn diễn biến phức tạp.
"Huyện cần vận động người dân không chủ quan trong phòng, chống dịch", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo Bí thư Nên, cần tập cho người dân có thói quen sống chậm lại, luôn cảnh giác, thực hiện khuyến cáo mới của Bộ Y tế, 5K, vắc xin, thuốc... Thậm chí 7K cũng không thừa; 3T là tự phát hiện, tự cách ly và tự chăm sóc. Người dân cần biết cách chăm sóc mình. Như thế, phải tập tâm thế sống trong điều kiện có dịch, để có sức vượt qua được đúng với vai trò của người chiến sĩ chiến đấu tự lực cánh sinh.
Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, củng cố hệ thống y tế đủ sức, duy trì trung tâm y tế, củng cố y tế cộng đồng đủ mạnh để khi người dân tự test, phát hiện báo thì có người tư vấn, hướng dẫn kịp.
Đồng thời, Củ Chi cần tiếp tục quan tâm công tác an sinh xã hội, cố gắng hỗ trợ, không để thiếu ăn, thiếu mặc. Tăng cường cảnh giác trước các âm mưu của kẻ xấu về vấn nạn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả - rất nguy hiểm. Thông tin giả - bịa đặt làm hoang mang, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch.
Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: "TP.HCM đã trải qua 3 tháng căng mình chiến đấu, đồng cam cộng khổ, thắt lưng buộc bụng, đến lúc này cần tính toán thế nào cho cụ thể, hiệu quả.
Do đó, Củ Chi cần chủ động, sáng tạo, năng động, quyết liệt, để tiếp tục là một trong những ngọn cờ đi đầu, tạo ra những giải pháp mới phù hợp hơn nữa, góp phần cùng TP.HCM trên chặng đường trở lại cuộc sống mới trong điều kiện còn có dịch".
Dịp này, đoàn công tác đã trao quà cho 21 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch.
Báo cáo tại buổi làm việc, chủ tịch UBND huyện Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền cho biết đến nay huyện đã cơ bản kiểm soát được dịch. Hiện có 14 xã, thị trấn "vùng xanh"; 3 xã "vùng cận xanh"; 3 xã "vùng vàng", 1 xã "vùng cam".
Về công tác tiêm vắc xin, chủ tịch UBND huyện cho biết toàn huyện đạt vượt chỉ tiêu và tiến độ thời gian đề ra. Tính đến ngày 31-8, toàn huyện tiêm chủng đạt 93,32%, vượt 23,32% so với chỉ tiêu TP đề ra.
Đối với xét nghiệm, đến nay huyện đã xét nghiệm đạt 300% qua 3 vòng vùng "đỏ, cam, vàng"; đạt 100% "vùng xanh" và đang xét nghiệm vòng 2 đối với "vùng xanh".
Riêng về công tác điều trị F0 tại các khu thu dung được nâng cao và hoàn thiện từng bước về chăm lo sức khỏe tinh thần và thể chất, qua đó hạn chế thấp nhất trường hợp chuyển biến nặng phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Bên cạnh đó, huyện cải tạo, sửa chữa và đưa vào hoạt động Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 Củ Chi số 1 với quy mô 200 giường, trang thiết bị hiện đại, không sử dụng ngân sách nhà nước, với kinh phí vận động hơn 30 tỉ đồng.
"Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc, điều trị kịp thời các trường hợp chuyển nặng mức độ vừa và trung bình từ các khu cách ly tập trung của huyện, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên của TP", bà Phạm Thị Thanh Hiền nói.
Về công tác an sinh xã hội, bà Phạm Thị Thanh Hiền cho biết huyện tiếp tục được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng và không bỏ sót đối tượng, đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhân dân và chăm lo tốt cho các hộ khó khăn, với phương châm "người có lo cho người khó, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị thiếu đói".
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: 'Chúng ta thèm một ngày không có Covid-19' Hơn 2 tháng rồi, chúng ta thèm một ngày không có Covid-19 nên phải ráng vượt qua bằng sức của mình, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói và cho biết mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trong 1 tháng tới là thử thách lớn. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. ẢNH: SỸ...