Bí thư tỉnh ủy Bến Tre Phan Văn Mãi chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số
Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng mức phát triển vẫn còn thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Làm sao để Bến Tre phát triển đột phá là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền, đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong thời gian tới.
Lời toà soạn: Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT, những chia sẻ của ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre đã nhận được hưởng ứng tích cực của các đại biểu. Dưới đây VietNamNet giới thiệu phần phát biểu của ông Mãi.
Ông Phan Văn Mãi phát biểu qua hội nghị trực tuyến
Cho phép tôi được bày tỏ ấn tượng sâu sắc về sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và những thành tựu đầu tiên của chuyển đổi số quốc gia năm 2020. Cá nhân tôi nhận thức năm chuyển đổi số quốc gia 2020 rất thành công và đã tạo ra dấu mốc quan trọng cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước trong thời gian tới.
Sau đây tôi xin báo cáo những việc mà Bến Tre đã làm được trong thời gian vừa qua.
Bến Tre là tỉnh có nhiều tiềm năng nhưng mức phát triển vẫn còn thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Làm sao để Bến Tre phát triển đột phá là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền, đảng bộ và nhân dân Bến Tre trong thời gian tới.
Nghị quyết đại hội tỉnh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số và tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý điều hành, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, coi chuyển đổi số là cơ hội, thời cơ để Bến Tre bứt phá vươn lên thành địa phương phát triển nhanh trong khu vực và cả nước.
Với định hướng đó, ngày 20/10/2020, tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01. Đây là nghị quyết đầu tiên của nhiệm kỳ mới về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre 2020 – 2025, tầm nhìn đến 2030. UBND tỉnh đã ban hành đề án chuyển đổi số của tỉnh, cụ thể hóa và đưa vào triển khai trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các ngành các cấp thực hiện chuyển đổi số. Tỉnh ủy đã thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh do Bí thư tỉnh ủy làm trưởng ban. Theo Nghị quyết, Bến Tre thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Trong đó xác định chuyển đổi số trong hoạt động chính quyền phải tiên phong, đi trước, làm dịch chuyển toàn bộ hoạt động tương tác giữa chính quyền, các cấp với người dân, doanh nghiệp, qua đó xây dựng môi trường số để kiến tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xác định trọng tâm là cung cấp toàn bộ thủ tục hành chính lên môi trường mạng, lấy người dân làm trung tâm nhằm cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu. Đồng thời, lựa chọn y tế, giáo dục, đào tạo, du lịch là những lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số trong năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
Với tinh thần đó, bằng nỗ lực của địa phương, cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài tỉnh, Bến Tre đã cung cấp 100 thủ tục hành chính lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo dấu mốc quan trọng, lan tỏa tinh thần chuyển đổi số. Hiện tại, toàn bộ dịch vụ công trực tuyến được 17 đơn vị sở, ngành, chính quyền thành phố và 157 xã, phường, thị trấn cung cấp phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Theo số liệu thống kê, tổng hồ sơ kết luận và giải quyết trên cổng dịch vụ công của Bến Tre năm 2020 là 78.946 hồ sơ. Đó là những kết quả bước đầu, với những kết quả này, chúng tôi xin được báo cáo với hội nghị 1 số kinh nghiệm như sau.
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm quyết liệt, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số. Đây là yếu tố tiên quyết, quan trọng nhằm đảm bảo cho chương trình được triển khai thông suốt và đạt được kết quả.
Phải đổi mới mạnh mẽ nhận thức và cách làm. Trước đây, ta thường đặt mục tiêu tăng dần mỗi năm và chúng ta làm rời rạc, phân tán thì nay chúng ta phải tập trung ra mục tiêu, quyết liệt chỉ đạo đồng bộ và dứt điểm nhanh. Với tinh thần này, chỉ trong 3 tháng, toàn bộ dịch vụ công của tỉnh đã được chuyển lên dịch vụ công mức đôj 4.
Thứ 3 là sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp của Bộ TT&TT và cụ thể là Cục Tin học hóa và sự phối hợp hỗ trợ a các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài tỉnh. Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng.
Các cơ quan, đơn vị đã cử cán bộ trực tiếp, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, kỹ thuật, cách làm, quy trình, chỉ đạo các doanh nghiệp địa phương hỗ trợ đồng hành với tỉnh, kết nối, tích hợp các hệ tống của tỉnh với các hệ thống quốc gia. Đay là điều kiện giúp chúng tôi triển khai một cách đồng bộ, nhanh chóng.
Video đang HOT
Thứ 4, rà soát chuẩn hoá hoá quy trình, chủ tục hành chính để đảm bảo khả năng cung cấp thành dịch vụ trực tuyến mức độ 4, đồng thời chuẩn hóa tên gọi, quy trình để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cấu hình quy trình điện tử và trong thời kỳ tích hợp, liên thông chia sẻ trạng thái của các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia.
Thứ 5, tạo dựng bộ thủ tục hành chính chuẩn cấp huyện, cấp xã. Đối với các dịch vụ công trực tuyến cấp huyện, xã, do sử dụng chung bộ thủ tục nên được triển khai thực hiện thành bộ thủ tục hành chính chuẩn, sau đó các huyện, thành phố chia sẻ các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, sẽ được chuẩn hóa và cấu hình lại quy trình xử lý tại các phòng ban, sắp xếp nhân sự phù hợp trong từng bước giải quyết dịch vụ công trực tuyến để đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và tiết kiệm thời gian.
Nhìn chung, công tác giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công của tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu của việc giải quyết thủ tục hành chính qua môi trường mạng.
Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa việc tham gia tương tác, sử dụng trực tiếp của người dân, doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là hạn chế của tỉnh Bến Tre chúng tôi trong thời gian vừa qua do người dân, doanh nghiệp chưa quen với việc giải quyết các thủ tục hành chính qua mạng. Để khắc phục vấn đề này, tỉnh Bến Tre đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là tuyên truyền, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp.
Học tập kinh nghiệm từ tỉnh Bình Phước, Bến Tre đã thành lập các đội thanh niên tình nguyện tại trung tâm hỗ trợ dịch vụ công của tỉnh, tại bộ phận 1 cửa huyện và các xã để hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Tỉnh cũng đang có kế hoạch triển khai tập huấn cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và dịch vụ công trực tuyến để các em có thể hướng dẫn gia đình thực hiện khi có nhu cầu.
Để chuyển đổi số thành công, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công trực tuyến, năm 2021, tỉnh Bến Tre sẽ tập trung thực hiện một số công việc cụ thể như sau.
Thứ nhất, kết nối, đồng bộ cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để cung cấp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo khả năng truy xuất hệ thống 24/7 được thông suốt, hiệu quả.
Thứ hai, quy trình giải quyết thủ tục hành chính từ cấp tỉnh đến cấp xã phải được đơn giản hóa hơn nữa, chuẩn hóa quy trình nội bộ cũng như quy trình điện tử, đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Điều này rất cần sự quan tâm hỗ trợ từ các bộ, ngành trung ương trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Thứ ba, kết nối vào hệ thống đo lường của Bộ TT&TT để được đo lường theo dõi xếp hạng, đánh giá mức độ. Đây cũng là kênh để điều chỉnh và làm tốt hơn điều này trong thời gian sắp tới.
Thứ tư là sẽ chỉ đạo cơ quan hành chính các cấp, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số tham gia, đồng hành hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, Internet cho người dân, hỗ trợ điểm truy cập Internet công cộng, WiFi miễn phí tại các khu vực đông dân cư để người dân có thể tiếp cận dịch vụ, tham gia hỗ trợ triển khai dịch vụ công trực tuyến như gửi trả kết quả qua bưu điện, thanh toán phí trực tuyến.
Thứ năm là đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng kỹ năng số một cách thiết thực, hiệu quả để người dân, doanh nghiệp biết và tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, kết hợp với các hình thức truyền thống như sinh hoạt tổ dân cư tự quản, tổ dân phố, phát tờ rơi tới các hình thức hiện đại tận dụng các kênh trên mạng xã hội Zalo, Facebook.
Nhân dịp này, Bến Tre xin báo cáo và đề xuất với hội nghị một số nội dung có liên quan đến chuyển đổi số như sau.
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ, Bộ TT&TT nên có chiến lược, chính sách để phát triển doanh nghiệp công nghệ cốt lõi về chuyển đổi số đủ khả năng cung cấp các dịch vụ công nghệ để đồng hành cùng chính quyền thực hiện chuyển đổi số, qua đó đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nền tảng chính phủ số, chính quyền số, xây dựng cơ chế thu hút nhân tài để xây dựng nguồn nhân lực chuyển đổi số trong khu vực công.
Thứ hai, kiến nghị Bộ TT&TT hỗ trợ cho Bến Tre và một số địa phương tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong việc đào tạo, nâng cao kiến thức cho cán bộ công chức, viên chức, nhân viên dịch vụ công về cách thức sử dụng có hiệu quả các tiện ích của nền tảng công nghệ số về mạng xã hội, dữ liệu lớn, điện toán đám mây,… để giải quyết công việc, xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để phát triển các nền tảng chuyển đổi số.
Thứ ba, kiến nghị Bộ giáo dục đào tạo và Bộ TT&TT đưa các chương trình đào tạo về ứng dụng ICT, các kiến thức số hóa căn bản như dữ liệu lớn, Internet vạn vật, điện toán đám mây vào chương trình học của học sinh từ THCS trở lên, đồng thời thực hiện giáo dục bằng công cụ ICT cũng chính là cách tốt nhất để dạy kỹ năng số cho học sinh.
Bến Tre từng báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo cho phép được thí điểm giảng dạy điện toán đám mây vào THPT ở một số tiết học của học sinh khối lớp 10, 11, 12. Sau đó, nếu các em chọn lựa đây là lĩnh vực phát triển nghề nghiệp, các em sẽ học thêm một khối lượng kiến thức kỹ năng nhất định để thi lấy chứng chỉ và trở thành kỹ thuật viên về điện toán đám mây toàn cầu để có thể làm việc trong lĩnh vực này. Đây là lĩnh vực Bến Tre thấy tiềm năng và đề nghị Bộ Giáo dục, Bộ TT&TT nên có chủ trương để phát triển trong học sinh THCS và THPT.
Thứ tư, chuyển đổi số là vấn đề lớn, vấn đề mới, do vậy trung ương cần có chính sách khuyến khích sự vào cuộc của các tầng lớp chính trị, các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là sự định hướng, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các bộ, ngành trung ương, các doanh nghiệp công nghệ số dành cho các địa phương.
Trên đây là một số kết quả, kinh nghiệm và những đề xuất liên quan tới việc chuyển đổi số tại Bến Tre.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Làm sao để cán bộ thấy mình làm sai, trong lòng day dứt
"Cán bộ phải có ý thức, đạo đức, thấy mình làm sai trong lòng day dứt", đây là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến của ngành Nội vụ.
Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Bộ Nội vụ (Hà Nội). Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
"Cán bộ phải có ý thức, đạo đức, thấy mình làm sai trong lòng day dứt", đây là phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 của ngành Nội vụ, do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 30/12.
Sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp theo hướng tinh gọn
Biểu dương, đánh giá cao kết quả và thành tích của toàn ngành Nội vụ đạt được 5 năm qua, Phó Thủ tướng nêu rõ, công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính và sự nghiệp có nhiều tiến bộ mới, thiết thực đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn ngành đã thực hiện đồng bộ, quyết tâm, quyết liệt việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tham mưu trình Chính phủ ban hành các tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập làm cơ sở rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ, ngành và địa phương, góp phần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan các cấp trong việc quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ Nội vụ đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Nghị quyết về mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước trên địa bàn các đô thị lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính nhà nước hoàn thành vượt chỉ tiêu Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (đạt 10,01% đối với biên chế công chức, 11,98% biên chế sự nghiệp và 12,49% cán bộ, công chức cấp xã).
Công tác sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố có bước đột phá quan trọng, trong 2 năm 2019-2020, toàn ngành Nội vụ đã tham mưu cấp có thẩm quyền tiến hành sáp nhập cấp huyện, cấp xã ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, giảm được 8 huyện, 557 xã, đồng thời giảm được 38.369 thôn, tổ dân phố so với thời điểm năm 2015.
"Đây là kết quả có ý nghĩa chính trị quan trọng, là cơ sở để các địa phương tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ngành Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ hoàn thành việc giải quyết dứt điểm các vấn đề địa giới hành chính chưa thống nhất giữa các địa phương do lịch sử để lại. Có những tranh chấp kéo dài trên 10 năm, có nơi gần 20 năm, nay đã được giải quyết dứt điểm.
Còn tình trạng tham nhũng vặt
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Bộ Nội vụ (Hà Nội). Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nêu lên những tồn tại, hạn chế toàn ngành Nội vụ cần tập trung khắc phục. Trong đó, một số cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu chưa kiên quyết, tập trung thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư khi sắp xếp tổ chức; còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên hoặc còn có tư tưởng chờ đợi kết quả của các bộ, ngành, địa phương khác rồi mới triển khai thực hiện theo.
Tổ chức bộ máy tuy đã được sắp xếp, kiện toàn, nhưng vẫn còn cồng kềnh; một số nhiệm vụ của các bộ, cơ quan phân định chưa được rõ, cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập chậm được đổi mới, xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công còn hạn chế.
"Việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm chưa được triển khai đồng bộ; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều hạn chế, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, yếu kém về phẩm chất, năng lực, chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; còn tình trạng tham nhũng vặt, sử dụng "quyền lực mềm" gây khó dễ cho doanh nghiệp và người dân khi giải quyết thủ tục hành chính", Phó Thủ tướng chỉ rõ.
"Thấy mình làm sai, trong lòng day dứt"
Nhấn mạnh nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, ngành Nội vụ tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, chú ý rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ; chủ động phối hợp, tổ chức thẩm định trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, quyết định về tổ chức của các cơ quan để triển khai Đề án Cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ mới.
"Bộ máy tổ chức Chính phủ phải nghiên cứu có cải cách phù hợp, làm sao vừa tinh gọn, vừa hiệu lực, hiệu quả, đồng thời không bỏ sót nhiệm vụ. Nhưng quan trọng hơn là bộ máy bên trong phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không chồng chéo, quan hệ phối hợp một cách nhuần nhuyễn, nhanh chóng. Không nên để bộ máy bên trong quá nhiều cồng kềnh, tầng nấc", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Dẫn chứng một việc phối hợp các bộ, các ngành với nhau nhanh hơn là trong nội bộ, Phó Thủ tướng chỉ rõ, việc lòng vong từ cục này sang cục nọ, vụ nọ vụ kia, mỗi nơi 5-7 ngày, thậm chí cả tháng, có khi trong nội bộ cũng mất tới 6 tháng. Qua các bộ, ý kiến khác nhau thì lại lòng vòng đưa lên Chính phủ.
Theo Phó Thủ tướng, công tác cải cách bộ máy là rất quan trọng, đặc biệt là tinh gọn lại cơ chế phối hợp, kỷ cương, chế tài, không để tình trạng lòng vòng kéo dài không kiểm điểm, xử lý, kỷ luật ai cả, rồi lại bảo là "trên nói dưới không nghe".
"Trình tự Luật Cán bộ, công chức của mình xử lý kỷ luật cán bộ, công chức là khó lắm, nên Bộ Nội vụ, ngành Nội vụ, Tư pháp phải tham mưu cơ chế này, làm sao xử lý hiệu quả các trường hợp, có chế tài cần thiết đối với việc chậm trễ xử lý các nhiệm vụ của bộ máy công vụ", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, đảm bảo đồng bộ giữa quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, thay đổi nhận thức trong đánh giá, sử dụng cán bộ, chú trọng phẩm chất, năng lực thực thi nhiệm vụ, thay vì chỉ quan tâm đến bằng cấp, chứng chỉ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xây dựng văn hóa công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Khẳng định công tác cán bộ vẫn là quyết định, đây cũng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng chỉ ra, công tác cán bộ phải là gốc, cán bộ phải vừa hồng, vừa chuyên. Cán bộ giờ đây phải nắm được kỹ năng công nghệ thông tin, xử lý công việc nhuần nhuyễn, nhưng không vì vậy mà chạy theo xu hướng phải có học hàm, học vị.
Theo Phó Thủ tướng, công chức nhà nước có những quy định tiêu chuẩn, điều kiện nhất định, "phải hết sức chuyên nghiệp, nắm vững kiến thức pháp luật, nhiệm vụ, kỹ năng trên lĩnh vực công tác của mình để làm tốt, thuần thục công vụ một cách chuyên nghiệp, cho bộ máy trơn tru, đấy là chuyên, là hồng, trong sạch, liêm khiết, lấy dân làm gốc, có ý thức phục vụ nhân dân, không tơ hào cọng chỉ, sợi tóc".
Phó Thủ tướng cho rằng, làm sao để cán bộ thấy mình làm sai là lương tâm cắn rứt, không phục vụ được nhân dân, tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu, dùng kỹ xảo để kéo dài thời gian giải quyết công việc, để người ta đến bên mình "nháy nháy" là lương tâm không cho phép.
"Làm sao cán bộ phải có ý thức, đạo đức, thấy mình làm sai, trong lòng day dứt. Vì vậy, đòi hỏi phải tuyên truyền giáo dục Chỉ thị 05, xây dựng đội ngũ cán bộ được dân tin, dân yêu, có như vậy đất nước mới phát triển được", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, 6 đơn vị dẫn đầu đã được tặng Cờ Thi đua của Bộ Nội vụ; 25 đơn vị và 51 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua ngành Nội vụ năm 2020, được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong đó, Ban Tổ chức - Cán bộ và Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ, TTXVN, vinh dự được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ./.
Coi con người là mục tiêu của sự phát triển Đóng góp thêm vào dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, nhiều ý kiến đã thể hiện sự đồng lòng, nhất trí cao về quan điểm phát huy tối đa nhân tố con người, coi con...