Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Những lời khuyên, động viên, nhắc nhở đều có lý’
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, những lời khuyên, động viên, nhắc nhở đều có lý; phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, thống nhất quyết định chọn lựa những giải pháp phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Chiều qua (10.8), Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị trực tuyến mở rộng để tập trung đánh giá kết quả triển khai Chỉ thị 12 về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16 cũng như một số kết luận quan trọng vào tuần trước.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận dịch bệnh trên địa bàn thành phố và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đang hết sức phức tạp. Sau hơn 2 tháng tập trung dồn sức cho công tác phòng chống dịch, thành phố đã làm được nhiều việc, đã tạo được một số chuyển biến rất quan trọng.
Nhiều lãnh đạo T.Ư đã động viên, đánh giá thành phố đã thực hiện đúng hướng, đạt kết quả bước đầu và phải nỗ lực hơn nữa. TP.HCM cũng nhận được nhiều lời khuyên dịch bệnh phức tạp, khó lường nên cần bình tĩnh để ứng phó, không được nóng vội… Bên cạnh đó, cũng có những lời nhắc nhở nên nghiên cứu điều chỉnh chiến lược nhằm khắc phục những hạn chế phát sinh ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh…
“Những lời khuyên, động viên, nhắc nhở đều có lý. Chúng ta phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, thống nhất quyết định chọn lựa những giải pháp phù hợp”, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị.
TP.HCM hiện đã chuyển sang chiến lược tập trung điều trị, giảm số ca tử vong. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Người đứng đầu thành phố đánh giá cao những nỗ lực của lực lượng tuyến đầu, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và hệ thống chính trị ở cơ sở. Dù vậy, vẫn còn những hạn chế như tình trạng quá tải, nhiều nơi chưa đảm bảo giãn cách khi tổ chức tiêm chủng vắc xin Covid-19…
Video đang HOT
Do đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị các quận huyện cần thực hiện tốt việc giãn cách tại điểm tiêm, phải chọn địa điểm phù hợp để đảm bảo giãn cách, không để lây nhiễm tại các điểm tiêm; nếu phát hiện lây nhiễm sẽ xử lý đơn vị liên quan.
Về công tác điều trị F0 và quản lý F1, các đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp để hạn chế tình trạng quá tải giữa các tuyến cách ly, thu dung, điều trị; trong đó tập trung điều trị, chăm lo, quản lý F0 gắn với hạn chế số ca tử vong.
Công tác an sinh xã hội trong thời gian giãn cách xã hội cũng được Bí thư Nguyễn Văn Nên đặt ra và đề nghị mỗi người quyết tâm vượt qua chính mình, cố gắng làm tốt hơn để sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Tăng tốc tiêm chủng vắc xin
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin từ ngày 26.7 đến ngày 1.8, thành phố ghi nhận 33.870 ca bệnh, bình quân hơn 4.800 ca/ngày. Từ ngày 2.8 đến hết ngày 8.8, thành phố ghi nhận 23.843 ca bệnh, bình quân hơn 3.900 ca bệnh/ngày. Điều đó cho thấy dịch bệnh có xu hướng giảm dần và dao động ở mức 3.000 – 4.000 ca/ngày, số ca phát hiện qua sàng lọc người đến khám tại bệnh viện không gia tăng trong 7 ngày qua.
Về công tác điều trị, TP.HCM đang vận hành theo mô hình tháp 5 tầng. Trong đó, tầng 1 có 197 cơ sở cách ly tập trung F0 với 42.807 giường, hiện đang quản lý 13.554 trường hợp.
Tầng 2, có 10 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 với công suất theo kế hoạch là 24.900 giường bệnh, đang cách ly, điều trị cho 9.848 trường hợp.
Tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 những ngày qua ở TP.HCM được tăng lên. ẢNH: SỸ ĐÔNG
Tầng 3, gồm 26 bệnh viện được chuyển đổi công năng từ các bệnh viện trên địa bàn; công suất theo kế hoạch là 26.950 giường bệnh, đang cách ly, điều trị cho 14.687 trường hợp.
Tầng 4, gồm 15 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng I được chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn bộ sang điều trị bệnh nhân Covid-19; công suất theo kế hoạch là 4.924 giường bệnh, đang cách ly, điều trị cho 4.499 trường hợp.
Tầng 5 gồm 2 bệnh viện tuyến thành phố, 5 bệnh viện tuyến T.Ư với công suất là 3.450 giường bệnh; đang điều trị cho 1.667 trường hợp. Tại 22 quận huyện và TP.Thủ Đức đều có khu điều trị hoặc bệnh viện để điều trị Covid-19 tại địa phương.
Đối với công tác tiêm vắc xin Covid-19, tính từ đầu chiến dịch tiêm vắc xin đợt 5 đến nay đã tiêm hơn 2,5 triệu người, tốc độ tiêm tăng nhanh dần, thành phố phấn đấu trong tháng 8 sẽ có trên 6 triệu dân được tiêm ít nhất 1 mũi.
Covid 24h: Ca nhiễm cả nước giảm, thêm ba trung tâm ICU ở TP HCM
Ngày 7/8, Việt Nam ghi nhận 7.333 ca nhiễm Covid-19 cộng đồng, giảm 987 ca so với ngày trước đó; số ca nhiễm tại TP HCM và Hà Nội đều giảm.
Các ca nhiễm mới ghi nhận chủ yếu tại TP HCM (3.930), Bình Dương (882), Đồng Nai (709), Long An (367), Bà Rịa - Vũng Tàu (288), Khánh Hòa (167), Tiền Giang (165), Cần Thơ (141). Trong đó, 6.052 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc phong tỏa, 1.281 ca đang điều tra dịch tễ.
TP HCM giảm 130 ca nhiễm so với ngày trước đó; Hà Nội hôm qua chỉ ghi nhận 10 ca, giảm 106 ca so với hôm trước.
Như vậy, từ khi đợt dịch bệnh thứ tư bùng phát, cuối tháng 4/2021 đến nay, Việt Nam ghi nhận 196.755 ca nhiễm, tại 62 tỉnh, thành.
Trong ngày 7/8, có hơn 4.300 người được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được chữa khỏi lên hơn 66.600 người. Cả nước có 512 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 19 bệnh nhân nguy kịch điều trị ECMO.
Tại TP HCM , từ 23/7 đến nay, số bệnh nhân được chữa khỏi xuất viện khoảng 2.000 đến 4.000 ca mỗi ngày. Những người này được tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Riêng ngày 6/8, có 3.333 người tại các bệnh viện Covid-19 ở TP HCM xuất viện.
Tiếp tục hỗ trợ TP HCM chống dịch, ba Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19, quy mô 1.500 giường, do ba bệnh viện gồm Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế phụ trách, hoạt động từ ngày 7/8.
Trung tâm ICU do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7). Trung tâm ICU Bệnh viện Trung ương Huế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 (huyện Bình Chánh). Trung tâm ICU Bệnh viện Việt Đức đặt tại Bệnh viện dã chiến số 14 (TP Thủ Đức). Mỗi trung tâm quy mô 500 giường.
Đây là 3 trong 5 trung tâm ICU bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM, do Bộ Y tế cùng thành phố thiết lập, vận hành bởi bệnh viện lớn tuyến trung ương. Những trung tâm này thuộc tầng 5, tầng cao nhất của tháp 5 tầng mà TP HCM đang triển khai.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tham quan Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), nơi đặt Trung tâm hồi sức Bệnh viện Bạch Mai, ngày 7/8. Ảnh: Bộ Y tế
Ngoài ra, ba bệnh viện dã chiến trên còn thiết lập giường cho bệnh nhân nhẹ và vừa, do các bệnh viện ở TP HCM phụ trách. Cụ thể, Bệnh viện dã chiến số 13 có 2.000 giường do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM quản lý. Bệnh viện dã chiến số 14 có 2.000 giường do Bệnh viện Ung bướu TP HCM vận hành. Bệnh viện số 16 có 2.000 giường do Bệnh viện Hùng Vương TP HCM phụ trách.
Đến nay, đã có 15 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị và 42 bệnh viện, cơ sở được thiết lập tại thành phố.
Tại Bắc Giang , nơi vào tháng 5 từng là tâm dịch của cả nước, đến ngày 7/8 toàn tỉnh có 5.775 người đã khỏi Covid-19 và ra viện; chỉ còn 8 ca đang điều trị chủ yếu là nhẹ, không triệu chứng.
Bắc Giang đã trải qua 27 ngày không phát hiện F0 trong cộng đồng. 8 trong số 10 huyện đã qua 35 ngày không có F0 trong cộng đồng. Đến nay, tỉnh đã tiêm 322.577 liều vaccine, đạt 17,9% dân số.
Để phục vụ phòng chống dịch, ngày 7/8, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải cho phép dừng toàn bộ các chuyến bay thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, trong đó có đường bay giữa TP HCM và Hà Nội.
Hải Phòng hỗ trợ tối đa việc giúp đưa thanh niên bị sát hại tại Nhật về quê TP. Hải Phòng đang cố gắng hỗ trợ pháp lý để giúp đưa hài cốt nam sinh tử vong tại Nhật Bản sớm về quê nhà. Theo Vietnamnet thông tin, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hải Phòng Nguyễn Anh Tuân cho biết, đơn vị đã tích cực vào cuộc hỗ trợ gia đình nam sinh xấu sổ tử vong do bị sát hại...