Bí thư Đà Nẵng: ‘Kỷ luật cán bộ vi phạm là để trị bệnh, cứu người’
“Mục đích của việc kỷ luật cán bộ vi phạm là để trị bệnh, cứu người, ngăn chặn kịp thời, không để những vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”, ông Nghĩa nói.
Ngày 9.10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16.10.1948 – 16.10.2018).
Bà Lương Nguyệt Thu, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Đà Nẵng, cho biết ngày 16.10.1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã thành lập Ban Kiểm tra Trung ương – cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng.
Từ ngày thành lập đến nay, Ban Kiểm tra (nay là Ủy ban Kiểm tra) các cấp đã không ngừng phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Ban chấp hành Trung ương vừa quyết định khai trừ Đảng đối với ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Ảnh: CTV.
Từ chỗ chỉ có 3 cán bộ ở Trung ương, đến nay đã có gần 20.000 cán bộ chuyên trách và 80.000 cán bộ kiêm chức các cấp.
Video đang HOT
Khi mới thành lập Ban Kiểm tra Đặc Khu ủy Quảng Đà chỉ có 4 người thì đến nay Đảng bộ TP Đà Nẵng đã có 111 cán bộ chuyên trách và 961 cán bộ kiêm chức”, bà Thu cho biết.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, ủy ban kiểm tra các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra.
Theo ông, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là phương pháp để giữ vững kỷ luật, kỷ cương, sự trong sạch của Đảng. Những người được giao nhiệm vụ phải tăng cường kiểm tra giám sát kỷ luật Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với những người vi phạm, có hình thức xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai và minh bạch.
“Mục đích của việc kỷ luật cán bộ vi phạm là để trị bệnh, cứu người, cảnh tỉnh, răn đe và ngăn chặn kịp thời, không để những vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn”, ông Nghĩa nói.
Người đứng đầu Thành ủy Đà Nẵng đề nghị các cấp ủy Đảng phải thường xuyên quan tâm, kiện toàn bộ máy, nâng cao hơn nữa đội ngũ cán bộ và công tác kiểm tra Đảng.
“Kiểm tra phải rõ ràng, minh bạch, công tâm, khách quan. Cán bộ được giao nhiệm vụ phải làm việc chủ động, nghiêm minh, thuyết phục, có ý chí đấu tranh và quan trọng nhất là phải liêm chính, trong sạch”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Theo Đoàn Nguyên (Zing)
Gia đình 9 nạn nhân tai biến chạy thận ở Hoà Bình kiến nghị sớm đưa vụ án ra xét xử
Gần 16 tháng sau ca tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình làm 9 người chết, vụ việc vẫn chưa có hồi kết, gia đình các nạn nhân chưa nhận được bồi thường thoả đáng. Một lần nữa, gia đình 9 nạn nhân lại lên tiếng.
Gia đình các nạn nhân trong vụ tai biến chạy thận tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình tại phiên toà sơ thẩm diễn ra tháng 5.2018
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, con của nạn nhân Nguyễn Thị Minh tử vong trong sự cố chạy thận ngày 29.5.2017, cho biết: Đầu tháng 9 vừa qua, các gia đình đã có đơn kiến nghị gửi lãnh đạo cao nhất của Chính phủ, các cơ quan Trung ương và tỉnh Hoà Bình kính đề nghị sớm đưa vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến 9 người tử vong ra xét xử công khai, minh bạch, công tâm, thượng tôn pháp luật, đúng người, đúng tội để trả lại sự công bằng cho các nạn nhân cũng như những người thân của họ. Đồng thời, để bác sĩ Hoàng Công Lương tiếp tục công việc chuyên môn khám và chữa bệnh cho người dân.
Theo nội dung đơn kiến nghị, thảm hoạ y khoa ngày 29.5.2017 tại BV đa khoa tỉnh Hoà Bình xảy ra đã gần 16 tháng, nhiều gia đình mất đi người thân, cuộc sống đảo lộn, đa số nạn nhân là dân tộc thiểu số nên hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Suốt 3 tháng đầu xảy ra sự cố, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình im lặng không một lời xin lỗi, chia sẻ, cắt xén mức bồi thường, đòi hoá đơn đỏ các khoản tang phí. Sau đó, mức bồi thường không được thống nhất và nhờ đến toà án.
Gia đình nạn nhân trong vụ tai biến chạy thận có mặt tại phiên toà sơ thẩm hồi tháng 5.2018
Hơn 1 năm qua, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình mới bồi thường cho mỗi gia đình nạn nhân có người tử vong 10 triệu đồng. Các gia đình nạn nhân vẫn chờ toà án giải quyết. Nhưng đến nay, gần 16 tháng trôi qua, vụ án chưa được làm sáng tỏ.
Cũng theo đơn kiến nghị của các gia đình nạn nhân, trong vụ án này, nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân là do tồn dư hoá chất trong hệ thống nước RO sau khi sửa chữa, gây nhiễm độc cho bệnh nhân. Hậu quả gây chết người là do trong quá trình sửa chữa hệ thống nước RO dùng cho chạy thận, Công ty xử lý nước Trâm Anh - đơn vị không có năng lực, chuyên môn sửa chữa thiết bị y tế - sử dụng hoá chất cấm để tẩy rửa màng RO, đã làm ẩu gây tồn dư hoá chất trong hệ thống nước RO.
Trong khi đó, Công ty xử lý nước Trâm Anh không phải là đối tác của BV đa khoa tỉnh Hoà Bình lựa chọn để sửa chữa hệ thống nước RO, mà đối tác là Công ty Dược phẩm Thiên Sơn. Việc này đã được chứng minh tại phiên toà sơ thẩm của toà án nhân dân TP Hoà Bình diễn ra từ 15.5-5.6 vừa qua. Trong việc này, đã có dấu hiệu không minh bạch trong việc ký kết hợp đồng giữa BV đa khoa tỉnh Hoà Bình với Công ty Dược phẩm Thiên Sơn và giữa Công ty Dược phẩm Thiên Sơn với Công ty xử lý nước Trâm Anh.
Từ những ý kiến trên, các gia đình cũng cho rằng bác sĩ Hoàng Công Lương đã làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình. Quan điểm của các gia đình nạn nhân cho rằng bác sĩ Lương vô tội.
L.HÀ
Theo LĐO
Doanh nghiệp có thể "chết" vì truyền thông ác ý, trái luật Khi chưa có kết luận chính thức, việc Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM công khai kết quả kiểm tra cửa hàng cơm tấm Kiều Giang là trái quy định. Tiếp đó, sự "tiếp tay", "nối dài" thiếu cơ sở pháp lý của báo chí, đã dẫn đến khả năng gây hiểu nhầm, hoang mang cho người tiêu dùng. Cửa hàng...