Bí thư Đà Nẵng chúc Tết lực lượng làm nhiệm vụ đêm giao thừa
Tối 27.1 (30 Tết), Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã đi thăm và chúc Tết các cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự đường phố cùng các công nhân công ty môi trường đang dọn dẹp vệ sinh đường phố sạch đẹp chào đón năm mới.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã hỏi thăm tình hình công việc của các chiến sĩ công an và chia sẻ những vất vả của các chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ giữ an ninh, trật tự cho thành phố. Bí thư Đà Nẵng cũng kỳ vọng vào lực lượng chiến sĩ công an sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trong năm mới.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh thăm, chúc Tết lưc lượng chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ gìn giữ trật tự đường phố đêm 30 Tết.
Đại tá Lê Văn Tam – Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng thay mặt cán bộ, chiến sĩ công an, hứa với Bí thư Nguyễn Xuân Anh sẽ cố gắng làm tốt công việc, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần vào mục tiêu xây dựng “Thành phố 4 an” mà Đà Nẵng đặt ra trong năm 2017.
Bí thư Nguyễn Xuân Anh chúc các công nhân Công ty cổ phần Môi trường đô thị đón một cái Tết thật đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình.
Video đang HOT
Tiếp đó, Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã đi thăm và chúc Tết các công nhân Công ty cổ phần Môi trường đô thị đang dọn vệ sinh tại đường hoa. Bí thư Xuân Anh cũng đã ghi nhận những đóng góp của các công nhân, đồng thời chia sẻ những khó khăn, vất vả của công nhân môi trường nỗ lực lao động để thành phố được sạch đẹp, phục vụ nhân dân đón Tết.
Theo Danviet
Năm Đinh Dậu, có kiêng cúng gà đêm giao thừa?
Nhiều người cho rằng nếu cúng gà trong đêm giao thừa năm Đinh Dậu, gia đình sẽ gặp phải những điều không may mắn.
Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng năm Dậu hay những năm khác đều không kiêng cúng gà đêm giao thừa
Phong tục truyền thống, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa của người Việt thường có gà trống tơ. Tuy nhiên, năm Đinh Dậu, nhiều người cho rằng đã là năm gà thì không nên cúng gà, thay vào đó có thể cúng thịt lợn, giò chả. Thậm chí, nếu cúng gà gia đình sẽ gặp những điều không may trong năm mới.
"Chỉ không cúng khi có dịch cúm gia cầm"
Theo TS.Trần Hữu Sơn, PCT Hội Văn nghệ dân gian, cúng gà đêm giao thừa mang nhiều ý nghĩa, bắt nguồn từ truyền thuyết của một số dân tộc Việt Nam. Gà trống gáy gọi mặt trời chiếu sáng cho mặt đất tối tăm, lạnh lẽo.
Đêm giao thừa, còn gọi là đêm trừ tịch, khi trời đất tối tăm nhất. Mâm cỗ cúng giao thừa đặt ngoài trời, người ta cúng một gà trống với hy vọng sẽ đánh thức ánh sáng mặt trời, cầu một năm mùa màng tươi tốt.
Con gà gắn liền với nền văn hóa của cư dân lúa nước, tôn thờ mặt trời và ánh sáng. Hình ảnh con gà đã đi vào tranh dân gian Đông Hồ cùng 2 chữ đại cát.
"Tín ngưỡng dân gian tin rằng, con gà là con vật duy nhất có thể đi xuyên thế giới, kết nối thế giới người và thần tiên, người sống và người chết. Cúng gà đêm giao thừa cũng là biểu tượng báo hiệu một năm mới bắt đầu", TS Sơn nói.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho hay, nhiều vùng ở Việt Nam vẫn còn tục xem chân gà đêm giao thừa để dự đoán vận mệnh trong năm mới. Người Mông bói đầu gà, cổ, đùi và cả chân.
Cây đàn tính của người Tày có đầu hình gà, với mong muốn tiếng đàn tính có thể bay tới cõi thần tiên, cầu nối giữa người sống và người chết.
"Năm Dậu hay năm gì phong tục cúng giao thừa vẫn vậy. Có lẽ chỉ không nên cúng gà khi có dịch cúm gia cầm thôi", TS Sơn nói.
Năm Dậu kiêng cúng gà thì các năm khác kiêng gì?
TS. Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng viện công nghệ giáo dục bày tỏ sự ngạc nhiên khi năm nay rất nhiều người hỏi ông năm Dậu có nên cúng gà đêm giao thừa.
"Suy luận đó có phần dân giã và trực cảm, thiếu cơ sở. Trong 12 con giáp có những con không hề có trong thực tế như con rồng chẳng hạn. Có ai tìm được rồng để cúng giao thừa không?", ông Vịnh đặt câu hỏi.
Theo TS. Vịnh bên cạnh những ý nghĩa tượng trưng cho ánh sáng, bộ lông của gà trống hội tụ đủ 5 màu của ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, mới tập gáy, lông đủ màu, mào cờ thẳng đúng. Đặc biệt, gà trống phải chưa từng đạp mái, thể hiện sự thanh tịnh, tinh khiết.
Bên cạnh gà cúng, mâm cỗ cúng giao thừa gồm có xôi, bánh chưng, trầu cau, rượu, nước, vàng mã và hoa quả. Mâm cúng đêm giao thừa đặt ở ngoài trời, nơi quang đãng, sạch sẽ.
Bài cúng đêm giao thừa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin: Nam mô A-di-đà Phật (3 lần) Kính lạy: - Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương - Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật - Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh - Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần - Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển - Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan - Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa năm Ất Mùi với năm Bính Thân, chúng con là: ................., sinh năm: ........., hành canh: ........... tuổi, cư ngụ tại số nhà:........., ấp/khu phố:..........., xã/phường ..........., quận/huyện/ thành phố ......................, tỉnh/thành phố ........................ Nhân phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Theo Danviet
Rung chuông đêm giao thừa có phải ý tưởng mới? Sở Văn hoá & Thể thao đưa ra ý tưởng, liên hệ các đền chùa, nhà thờ trên địa bàn TP sẽ rung chuông chào năm mới. Việc đánh chuông đêm giao thừa Tết Nguyên đán đã trở thành thông lệ của hầu hết các đền chùa, nhà thờ ở Việt Nam (ảnh: Tất Định) Mới đây, TP Hà Nội đã quyết định...