Bị tai nạn chỉ đắp lá cho tự… lành, người đàn ông bị mất sức lao động
Người đàn ông bị chấn thương không nghiêm trọng do tai nạn giao thông, có thể điều trị phục hồi. Tuy nhiên, do gia đình khó khăn nên anh chỉ đắp lá, để… tự lành khiến cánh tay và cổ không thể cử động, mất sức lao động.
Bệnh nhân được tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật – Ảnh: Nguyên Mi
Chỉ đắp lá, khiến tay, cổ gần như liệt
Anh T.M.L (30 tuổi, người Chăm, ngụ Bình Thuận) bị tai nạn giao thông 3 năm về trước. Khi đó, anh bị gãy 1/3 xương đòn trái. Đây là chấn thương không quá nghiêm trọng và có thể điều trị phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, do gia đình nghèo, đông anh em, đời sống khó khăn nên anh L. đã không đến bệnh viện khám, điều trị.
Anh và ba mẹ đã lớn tuổi chỉ có nghề đào măng và phụ việc ở vườn thanh long để kiếm thu nhập. “Lúc đó, nhà kiếm đâu ra 6 triệu mà đi nhà thương nên chỉ đắp lá vô vết thương cho mau khỏi vậy thôi, rồi để chờ cho nó… tự lành”, anh L. kể.
Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD): Chấn thương không được điều trị lâu ngày khiến phần xương đòn bị gãy chêm hướng xuống và chèn ép vào phía trong lồng ngực, lâu dần gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, dẫn đến cánh tay trái của anh L. không thể co duỗi – gần như bị liệt; cổ bị căng cơ không thể xoay trở và nói chuyện khó khăn. Mặt khác, xương ngón cái chân trái của bệnh nhân cũng bị di lệch, sụn hư và nham nhở khiến việc đi lại không dễ dàng.
Từ lao động chính trong gia đình, anh L. đã mất sức lao động, không thể làm việc bình thường được, cơ thể lại đau buốt khi trái gió trở trời.
Sau đó, ba của anh cũng bị tai nạn giao thông và mất khả năng lao động. Gánh nặng nuôi gia đình 7 người dồn ép lên mẹ và hai đứa em nhỏ của anh L., với thu nhập ngày cao nhất của cả nhà cho 7 miệng ăn chỉ 150.000 đồng.
Video đang HOT
Được điều trị nhờ chuyến khám bệnh từ thiện
Trong chuyến khám bệnh từ thiện của BV ĐHYD và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận, vào cuối tháng 7.2019, các bác sĩ đã tình cờ thăm khám và phát hiện ra trường hợp bệnh của anh L.
Bệnh nhân được hỗ trợ đưa về bệnh viện thăm khám sâu hơn. Bệnh viện cũng vận động các mạnh thường quân tài trợ chi phí điều trị. Lần đầu tiên, anh đã đến TP.HCM để được chẩn đoán, làm các xét nghiệm cần thiết và sắp xếp phẫu thuật, điều trị phục hồi một phần chức năng.
Bệnh nhân đã nhập viện Khoa Chấn thương Chỉnh hình, BV ĐHYD TP.HCM và được phẫu thuật vào ngày 12.11, cắt đi đoạn xương đòn bị lệch đâm vào lồng ngực và cố định xương ngón cái chân trái bằng kim Kirschner.
Hiện nay, sau hơn 1 tuần phẫu thuật, anh L. đã phục hồi sức khỏe, cổ đã có thể xoay trở dễ dàng, nói chuyện không còn đau và khó khăn.
Bác sĩ Khanh đánh giá: “Mức độ phục hồi cánh tay trái của bệnh nhân còn phụ thuộc vào quá trình tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân sẽ tiếp theo sẽ được tập vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng của cánh tay. Riêng chân trái của người bệnh nếu phục hồi nhanh, trong khoảng từ 3 – 12 tháng có thể thực hiện cuộc phẫu thuật tiếp theo để loại bỏ kim Kirschner”.
“Mổ xong thấy nó cười hoài luôn.”, “Nhìn ảnh tươi hẳn ra ha!”… là nhiều nhận xét của những người cùng phòng bệnh với anh L. “Em cũng không ngờ được vầy!”, anh L. xúc động cho biết.
Theo thanhnien
Cách dự phòng đau nửa đầu
Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, trong đó thường gặp là đau nửa đầu (hay còn gọi là đau đầu migraine).
Tổ chức Y tế Thế giới xếp migraine trong số 20 căn bệnh hàng đầu gây thương tật, làm mất sức lao động, tiêu tốn nhiều tiền và sẽ là vấn nạn lớn toàn cầu. Hiện nay, bệnh đau nửa đầu migraine được coi là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp ở người trẻ tuổi.
Ảnh minh họa
Biểu hiện của bệnh
Là bệnh chưa rõ căn nguyên, rất thường gặp, dễ chẩn đoán, dễ tái phát nên cần được theo dõi và điều trị lâu dài. Bệnh migraine là bệnh gây đau một bên đầu từng cơn, thường có buồn ói đi kèm. Đặc điểm của bệnh là đau một nửa đầu, người bệnh có cảm giác trong đầu như có sợi dây giật giật theo nhịp mạch đập. Cơn đau có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên đầu hoặc luân chuyển lúc bên này lúc bên kia. Cơn đau thay đổi cường độ từ nhẹ đau thoáng qua đến đau dữ dội và kéo dài từ nhiều giờ đến vài ba ngày. Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như: hoa mắt, mờ mắt, chóng mặt, ù tai, nhìn một hình thành hai hình, nói khó, tê buốt da đầu. Cơn đau sẽ nặng lên khi người bệnh di chuyển, chạy nhảy, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu. Sau cơn đau đầu người bệnh thường cảm giác mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.
Các thể b ệnh migraine
Có nhiều thể khác nhau: Migraine có triệu chứng báo trước, migraine không triệu chứng báo trước, migraine có liệt nửa người, mù một mắt, liệt vận nhãn, migraine có cơn chóng mặt kịch phát, migraine thể bụng thường gặp ở trẻ em, migraine chuyển dạng, migraine trạng thái... Bệnh thường bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên và hiếm khi bắt đầu sau 60 tuổi. Độ tuổi thường gặp là từ 20 đến 50 tuổi.
Đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh migraine vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có sự giãn nở các mạch máu não và phóng thích các chất hóa học như serotonin, dopamin, gây rối loạn chức năng não dẫn đến cơn đau đầu dữ dội. Bệnh migraine là bệnh tự phát, nhưng ở một số người có một số yếu tố có thể gây khởi phát cơn migraine. Các yếu tố đó có thể là căng thẳng tinh thần, mất ngủ, thay đổi nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ trong máu (thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc dùng thuốc ngừa thai..), thay đổi thời tiết, ánh sáng chói nhấp nháy, tiếng ồn, chấn thương đầu, khói thuốc lá, nước hoa đậm đặc, mùi hôi nồng nặc khó chịu, sô cô la, phô mai, thức ăn đóng hộp, bột ngọt, đường hóa học, rượu...
Bệnh dễ chẩn đoán nhưng thường bị bỏ sót
Bệnh đau nửa đầu migraine dễ chẩn đoán, chủ yếu dựa vào đặc điểm cơn đau đầu, triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh migraine thường bị chẩn đoán nhầm là đau đầu căng thẳng, thiếu máu não, rối loạn tiền đình... Do đó việc điều trị ít hiệu quả, dễ làm bệnh migraine chuyển dạng nặng hơn, khó điều trị.
Bệnh migraine nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ có kết quả tốt. Do bệnh migraine có thể tái phát cơn gần như suốt đời, nên người bệnh cần phải biết rõ bệnh của mình và được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Khi cơn đau đầu tái phát, người bệnh đến khám bệnh ở bệnh viện hay cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tích cực.
Biện pháp p hòng bệnh
Đảm bảo ngủ đủ : Thời gian ngủ của con người trung bình khoảng 7 giờ mỗi ngày. Với thời gian nghỉ ngơi như vậy vừa đủ để cơ thể hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc và sẵn sàng cho một ngày lao động mới. Thực tế, nhiều người vì áp lực và khối lượng công việc quá lớn nên không còn đủ thời gian ngủ nghỉ, tình trạng này kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều và bất lợi cho sức khoẻ của họ. Nếu không được điều tiết một cách hợp lý, họ không chỉ mắc phải chứng đau nửa đầu, chóng mặt mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác, nhất là trong tình trạng thần kinh luôn căng thẳng. Trải qua một giấc ngủ đầy đủ, giấc ngủ sâu và êm đềm có thể loại trừ được những mệt mỏi của não và các áp lực phát sinh trong quá trình làm việc, học tập và lao động của con người. Vì thế, giấc ngủ cũng rất quan trọng như không khí chúng ta đang hít thở.
Kết hợp giữa lao động chân tay, lao động trí óc, luyện tập và nghỉ ngơi: Không nên để cơ thể mệt mỏi quá sức chịu đựng hoặc mệt mỏi thường xuyên. Cần phải cân đối, điều hòa chế độ lao động chân tay, trí óc, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Khi sức lực dồi dào, tinh thần sảng khoái thì công việc sẽ đạt được hiệu quả rất cao.
Tìm cách giải tỏa stress: Cường độ làm việc và những áp lực tinh thần ngày càng tăng khiến nhiều người dễ bị stress. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi góp phần làm bộc phát hoặc làm nặng thêm một số bệnh của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch,... Đồng thời, nó còn làm hạn chế hiệu quả điều trị bệnh nhất là đối với người bệnh nhức đầu migraine. Mỗi cá nhân sẽ có những cách thức riêng để thoát khỏi tình trạng stress. Dù là biện pháp nào đi chăng nữa thì cũng đều cần thiết để cơ thể được thư giãn và tránh hoặc hạn chế được những hậu quả do căng thẳng tinh thần gây ra.
Thay đổi lối sống, thói quen có hại: Đối với những người mắc bệnh migraine không nên uống rượu, bia và hút thuốc lá, không lạm dụng bột ngọt, sô-cô-la, phô-mai. Không nên ở nơi giá lạnh, nơi ồn ào, ngột ngạt hoặc môi trường có ánh sáng chói lòa. Một số dược phẩm có thể gây ra nhức đầu nhưng có phải là nhức đầu migraine hay không cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị. Người bệnh không nên tự ngưng các thuốc khi đang điều trị các bệnh phối hợp khác như tăng huyết áp, bệnh tim, động mạch vành...
BS.Lê Anh Tiến
Theo SK&ĐS
Mời người nghèo đăng ký phẫu thuật miễn phí dị tật tay Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM tổ chức đợt phẫu thuật miễn phí với sự phối hợp của chuyên gia chỉnh hình bàn tay người Ý Manlio Ottonello. Chương trình phẫu thuật miễn phí dành cho cả người lớn và trẻ em, tiếp nhận bệnh thuộc diện hộ nghèo, gia đình khó khăn, có xác nhận của chính...