Bị suy tim nặng do không tái khám, tự mua thuốc uống theo đơn cũ
Bị tăng huyết áp và đang sử dụng thuốc của bác sĩ kê đơn thấy cơ thể khoẻ mạnh, anh Cường chủ quan không đi khám lại và mua tiếp theo đơn thuốc đó uống, 7 tháng sau anh tới bệnh viện kiểm tra kết quả khiến anh rụng rời.
Anh Nguyễn Văn Cường – 41 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự anh bị tăng huyết áp đã 5 năm. Dẫu biết bệnh này nguy hiểm, nhưng thấy nhiều người bị, rồi cũng vẫn sống tốt, anh Cường bắt đầu trở nên chủ quan trong việc thăm khám định kỳ.
Lần cuối thăm khám bác sĩ khoảng hơn nửa năm. Bác sĩ kê đơn và hẹn tháng sau kiểm tra lại nhưng anh Cường thấy đơn thuốc cũ có vẻ hiệu quả, huyết áp ổn định và không có triệu chứng gì quá bất thường.
Anh Cường chủ quan cho rằng cứ sử dụng đơn thuốc cũ là được và tự ý đi mua thuốc về uống. Gần đây, anh liên tục cảm thấy khó thở và mệt mỏi, thậm chí mắt cá chân có dấu hiệu hơi sưng.
Lo lắng sức khoẻ nên anh đi khám bác sĩ. Kết quả bác sĩ cho biết anh bị suy tim do biến chứng từ tăng huyết áp.
Cầm tờ giấy kết quả chẩn đoán suy tim, anh Cường hối hận vô cùng chỉ trong vài tháng chủ quan với sức khoẻ, tăng huyết áp đã ‘đánh gục’ trái tim anh. Cách điều trị của anh Cường là duy trì thuốc đều đặn hơn. Nếu tim tiếp tục suy thì khả năng để duy trì sự sống là phải ghép tim.
Video đang HOT
Hối hận khi tự cầm đơn cũ mua thuốc suy tim uống. Ảnh minh họa
GS Phạm Gia Khải – nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, cho biết tăng huyết áp là kẻ thù thầm lặng và nó âm thầm gây ra các biến chứng cho cơ thể như suy thận, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ở người trẻ hiện nay bệnh tăng huyết áp ngày càng đáng báo động. GS Khải cho biết có tới 25% người trên 25 tuổi mắc tăng huyết áp. Sự nguy hiểm là bệnh âm thầm không báo trước, không triệu chứng, người bệnh chủ yếu phát hiện qua đi kiểm tra định kỳ được đo huyết áp.
Tăng huyết áp cũng là một trong các nguyên nhân của cả suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp do tổn thương cấu trúc hoặc chức năng đổ đầy thất hoặc tống máu. Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim là mệt và khó thở.
Hiện nay, 90% bệnh nhân suy tim có tiền căn từ tăng huyết áp. Huyết áp cao đồng nghĩa với tăng áp lực của mạch máu lên thành động mạch, điều này làm tim phải hoạt động nhiều hơn để chống lại áp lực từ thành mạch. Sau một thời gian, cơ tim phải dày lên, cấu trúc tim bị thay đổi. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau tức khó chịu bên ngực trái, nặng vùng ngực hoặc mệt mỏi khi hoạt động gắng sức.
Cấu trúc tim thay đổi, cùng với sự dày lên của thành mạch máu do tăng huyết áp, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và tăng nguy cơ tích tụ mỡ máu tại động mạch nhất là mạch vành. Bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể phải đối mặt với những cơn đau tim thường xuyên, và nguy cơ loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết.
GS Khải cho rằng lối sống ít vận động, thường xuyên căng thẳng, stress, hút thuốc lá, ăn mặn, chế độ ăn nhiều chất béo, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, sử dụng các thuốc nội tiết tố là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp ở người trẻ. Những yếu tố này hoàn toàn có thể phòng ngừa được vì vậy người trẻ cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động, có chế độ ăn khoa học.
Nghiên cứu dịch tễ tăng huyết áp tại 8 tỉnh thành trên cả nước của GS.TS. Nguyễn Lân Việt và cộng sự năm 2008 cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp của người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên ở nước ta là
Sắp bán tim nhân tạo ra thị trường với giá hơn 4 tỉ đồng/trái tim
Những người cần ghép tim sẽ có thể cơ hội sống sót khi tim nhân tạo sắp được bán trên thị trường. Giá của mỗi quả tim nhân tạo này lên đến 150.000 euro (tương đương 4,1 tỉ đồng).
Tim nhân tạo có thể giúp tăng cơ hội sống sót cho những người cần ghép tim - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trái tim nhân tạo có tên thương hiệu là Aeson, do Công ty sinh học Carmat ở Pháp sản xuất. Thiết bị này vừa được Ủy ban châu Âu chấp thuận sau một thời gian dài chờ đợi, theo Reuters .
Bệnh suy tim thất giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Tim bệnh nhân sẽ không còn khả năng bơm máu. Do đó, người bệnh cần phải thay tim. Do lượng người cần tim cấy ghép là rất lớn nên tim nhân tạo Aeson được cho là có thể giúp đáp ứng được phần nào nhu cầu này.
Tim nhân tạo được xem là bước đột phá lớn, giúp bệnh nhân mắc bệnh tim có thêm cơ hội sống sót. Tim nhân tạo sẽ bắt đầu được bán từ quý II năm 2021 ở Đức, Pháp, sau đó có thể là nhiều nước khác.
"Tham vọng của chúng tôi là có thể giúp chữa cho tất cả những người cần tim ghép", Giám đốc điều hành Stephane Piat của Công ty sinh học Carma cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thách thức hiện tại là giá thành của mỗi trái tim nhân tạo là không hề rẻ, lên đến 150.000 euro/trái (tương đương 4,1 tỉ đồng).
Hậu trường chuỗi kỷ lục hiến, ghép tạng ở Bệnh viện Việt Đức Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 23 ca ghép tạng, trong đó có 4 ca ghép tim từ nguồn hiến tạng sống và người chết não. Một ca ghép tim vừa được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức Lần đầu tiên trong thời gian rất ngắn, ê-kíp y, bác sĩ Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức...