Bị sởi không nên làm gì để rút ngắn thời gian điều trị?
Kiêng cữ đúng cách giúp quá trình điều trị bệnh sởi nhanh chóng, hiệu quả hơn, đồng thời ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra. Vậy bị sởi không nên làm gì và ăn kiêng gì để rút ngắn thời gian điều trị?
Sởi là một trong những bệnh virus cấp tính nguy hiểm nhất cho trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa nhưng không phải ai cũng tiêm đủ mũi. Đó là lý do khiến bệnh sởi vẫn thường xuyên bùng phát vào thời điểm giao mùa.
Bên cạnh một chế độ chăm sóc hợp lý thì kiêng cữ đúng cách cũng giúp quá trình điều trị sởi dễ dàng hơn. Vậy bị sởi không nên làm gì?
Bị sởi không nên làm gì?
Bị sởi không nên làm gì là điều mà các bậc cha mẹ cần biết để phòng tránh, chăm sóc và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số điều không nên làm khi bị sởi.
1. Xuất hiện ở khu vực công cộng
Sởi dễ lây lan cho những người chưa tiêm vaccine hoặc chưa bao giờ mắc bệnh trước đó. Vì vậy sởi rất nguy hiểm cho cộng đồng. Nhất là khu vực tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học, nhà trẻ,…
Mắc bệnh sởi nếu không được cách ly sớm rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Do đó khi có các dấu hiệu bị sởi, thay vì lang thang ở khu vực công cộng, bố mẹ nên để trẻ nghỉ học và tiến hành cách ly tại nhà.
Đối với các trường hợp nghiêm trọng nên tiến hành cách ly ở bệnh viện. Và hạn chế di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác nếu không thực sự cần thiết. Bởi việc di chuyển có thể làm tăng nguy cơ lây lan ra cộng đồng.
Bên cạnh đó không nên để trẻ tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng với người khác. Đây là cách phòng tránh bệnh hữu hiệu cho người lành. Ngoài ra không nên để trẻ bị sởi tiếp xúc với đồ chơi, đồ sinh hoạt chung để hạn chế tình trạng lây lan gián tiếp.
Khi có các dấu hiệu bị sởi, bố mẹ nên để trẻ nghỉ học và tiến hành cách ly tại nhà – Ảnh: Internet
2. Không nên tiếp xúc nhiều với ánh sáng
Một trong những triệu chứng của bệnh sởi là viêm kết mạc gây đau nhức mắt và đổ ghèn nhiều. Vì thế tiếp xúc với ánh sáng mạnh sẽ không tốt cho đôi mắt của người bệnh.
Khi bố trí không gian cách ly cho người bệnh cần phải chọn phòng thoáng mát, có treo rèm cửa. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh giúp cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, ngăn cản những biến chứng xấu.
3. Không gãi ngứa khi bị sởi
Video đang HOT
Bị sởi có thể gây ra các cơn ngứa khó chịu nên trẻ thường hay gãi. Điều này sẽ khiến da bị xây xước, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập. Do đó đối với trẻ nhỏ bố mẹ nên cắt ngắn móng tay, không để bé gãi khi sởi phát ban.
Trên đây là một số cảnh báo cho việc người bị sởi không nên làm gì và cần ăn kiêng những gì để quá trình điều trị bệnh dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Bị sởi không nên làm gì? – Ảnh: Internet
4. Bị sởi không cần kiêng nước
Nhiều người quan niệm rằng khi bị sởi cần phải kiêng nước và gió. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi sởi là một bệnh liên quan đến da, có triệu chứng phát ban, mẩn đỏ. Cơ thể người bệnh sởi cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để ngăn cản tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Phụ huynh nên dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, lau cơ thể cho bệnh nhân hàng ngày. Đồng thời vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Với các bé lớn nên để trẻ súc miệng bằng nước muối, tắm, rửa chân tay bằng nước lá kinh giới, rau mùi cho vết phát ban mau khỏi.
5. Không bắt buộc phải kiêng gió
Sởi thường xuất hiện vào mùa nóng. Thời tiết oi bức khiến cơ thể người bệnh ra nhiều mồ hôi, nếu không được làm mát kịp thời sẽ rất khó chịu.
Đặc biệt là khi bị sởi người bệnh thường xuất hiện những cơn sốt. Nếu phải sinh hoạt trong môi trường bí bách, không thoáng gió sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Do đó để quá trình điều trị thuận lợi, môi trường sinh hoạt của người bệnh cần thoáng gió, không khí sạch sẽ.
Trên đây là một số lưu ý cho câu hỏi bị sởi không nên làm gì? Áp dụng ngay những phương pháp này khi xuất hiện triệu chứng bệnh để điều trị hiệu quả và phòng tránh lây lan. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sởi cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thực phẩm nên và không nên ăn để điều trị nhanh chóng.
Một số cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em an toàn cha mẹ có thể tham khảo
Bệnh sởi ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em dưới đây để bảo đảm sức khỏe cho bé.
Hiện nay, việc điều trị bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh. Cha mẹ cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu nguy hiểm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, nếu bệnh diễn biến nhẹ và có thể kiểm soát được, cha mẹ có thể hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở trẻ bằng các biện pháp tham khảo dưới đây.
**Lưu ý: Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay can thiệp điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ vẫn cần nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
1. Một số phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em
- Giúp trẻ hạ sốt: Mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol hoặc dùng các phương pháp vật lý như lau mát.
- Cho bé dùng thuốc ho, thuốc long đờm để giảm triệu chứng.
- Một số loại thuốc kháng histamine như loratadin, diphenhydramin... cũng có lợi cho trẻ bị sởi.
- Dùng kem bôi ngoài da trị sởi giúp giảm nốt trên da.
- Sát trùng mũi họng cho bé bằng cách cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối.
- Nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Nhỏ mắt cho trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em (Ảnh:Internet)
- Không cho trẻ đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh gió lùa và ánh sáng quá mạnh. Phòng của trẻ cần thông thoáng, đảm bảo vệ sinh.
- Trẻ và người chăm sóc cần cắt móng tay để tránh làm các vị trí phát ban bị tổn thương, khiến virus gây bệnh lây lan sang các vùng da lành.
- Bạn nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát, đầy đủ dưỡng chất. Vì lúc này trẻ mệt và biếng ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa.
- Nếu xảy ra tình trạng bội nhiễm và biến chứng nặng xảy ra như viêm não, sởi ác tính,... có thể cho bé dùng kháng sinh hoặc corticoid theo liều lượng của bác sĩ.
- Một số trường hợp sẽ cần dùng hồi sức hô hấp hoặc hồi sức tim mạch, tùy vào tình trạng của bé.
Đây là một số biện pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ có thể thực hiện tại nhà. Nếu có gì nguy hiểm thì nên đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để kiểm tra.
2. Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị bệnh sởi ở trẻ em
Khi thực hiện điều trị bệnh sởi ở trẻ em, chắc hẳn cha mẹ sẽ ít nhiều có những thắc mắc trong suốt quá trình điều trị như thời gian khỏi bệnh, bệnh có lây không,... Dưới đây là một số câu hỏi giúp cha mẹ giải đáp những thắc này.
Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sởi (Ảnh: Internet)
2.1. Bao lâu thì trẻ hết bệnh sởi?
Bệnh sởi ở trẻ em thường ủ bệnh từ 12-14 ngày và tối thiểu là 6 ngày sau khi khởi phát bệnh trẻ sẽ khỏi. Tuy nhiên, tùy từng thể trạng sức khỏe cũng như cách điều trị cho bé mà thời gian khỏi sẽ không giống nhau.
2.2. Bệnh sởi có lây không?
Bệnh sởi có lây. Nếu không được khống chế bệnh có thể phát triển thành dịch, rất nguy hiểm. Vậy nên trong quá trình điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với nhiều người, khi chăm sóc bé cũng cần chú ý sát khuẩn, đeo khẩu trang,...
2.3. Khi nào trẻ có thể đi học?
Khi sức khỏe của trẻ thực sự tốt, thường từ sau khi hết bệnh từ 1-2 ngày, cha mẹ có thể cho bé đi học lại. Nhưng vẫn cần sử dụng một số biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập với bạn bè,...
2.4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ba mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:
- Trẻ sốt trên 38 độ C.
- Vẫn còn tình trạng sốt cao khi đã nổi các ban đỏ.
- Trẻ có hiện tượng nôn ói, không ăn được nhiều, mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên.
Trên đây là một số biện pháp giúp điều trị bệnh sởi ở trẻ em cha mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng thấp vậy nên rất dễ bị lây bệnh cũng như rất dễ bị virus xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra bệnh nghiêm trọng. Cha mẹ cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của bé, tránh gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu như có những dấu hiệu bất thường ở trẻ, người lớn hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
3 bệnh phụ khoa mà con gái dễ mắc phải trong mùa thu, dám cá là nhiều cô nàng còn chẳng biết Mùa thu thường có phần nhiệt độ chênh lệch khá nhiều nên từ đó cũng dễ phát sinh ra các loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến phái nữ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Hầu hết các cô nàng thường gặp rắc rối với bệnh phụ khoa, cứ 10 cô thì phải có 9 cô từng gặp phải tình trạng viêm...