Bí quyết tránh mất ngủ cực hiệu quả
Mất ngủ là triệu chứng thường xảy ra ở nhiều người. Vậy làm thế nào để đối phó với nó, dưới đây là 7 mẹo giúp bạn tránh mất ngủ vào ban đêm.
Không sử dụng chất kích thích vào ban đêm
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, uống cà phê lúc chiều muộn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để tránh mất ngủ hay gián đoạn giấc ngủ, hãy hạn chế tiêu thụ cà phê lúc chiều tối, thời điểm tốt nhất để uống cà phê là vào buổi sáng. Nếu bạn muốn uống cà phê vào buổi trưa, hãy uống trước 2 giờ chiều.
Thiết lập đồng hồ sinh học
Cố gắng ngủ và thức dậy vào cùng khoảng thời gian mỗi ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể hình thành nên nhịp điệu của giấc ngủ, giúp giấc ngủ của bạn tới dễ dàng hơn và bạn có thể nói khồng với việc mất ngủ.
Thư giãn trước khi ngủ
Hãy thử dành ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ để thư giãn như đọc, viết hoặc nghe nhạc. Điều đó sẽ giúp cho cơ thể và tâm trí của bạn được nghỉ ngơi, nó cũng đồng nghĩa với bạn sẽ có một đêm ngon giấc và tránh mất ngủ. Nếu bạn không có thói quen này hãy thử làm những điều mình yêu thích trước khi đi ngủ trong một tuần, bạn sẽ thấy rõ tác dụng của nó.
Tập thể dục
Tập thể dục mỗi ngày là cách tốt nhất để bạn có giấc ngủ ngon hơn vào mỗi đêm. Những bài tập mạnh vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn trên mức bình thường một vài giờ trước khi đi ngủ. Giảm nhiệt độ cơ thể là một cách giúp bạn ngủ dễ dàng hơn và bạn sẽ ít thấy mình ít khi bị mất ngủ.
Video đang HOT
Tắt đèn vào ban đêm
Giảm cường độ ánh sáng trong nhà vào ban đêm có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Không ăn quá no trước khi đi ngủ
Một trong những thủ phạm khiến bạn mất ngủ là ăn quá no vào bữa tối. Vì vậy, đừng ăn quá no trước khi đi ngủ. Thay vào đó, ăn nhẹ vài giờ trước khi đi ngủ để cho phép cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn mà bạn đã sử dụng.
Không tiếp xúc với máy tính trước khi ngủ
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng, bộ não con người và mô hình giấc ngủ bị rối loạn bởi các thiết bị phát ra ánh sáng. Ánh sáng của các đồ điện tử thường dùng như máy tính khiến chúng ta lầm tưởng là ban ngày và ngăn chặn giấc ngủ cũng như tăng nguy cơ mất ngủ. Nếu bạn là một người thích lướt internet trước khi đi ngủ, hãy thay đổi thói quen này để có được giấc ngủ tốt hơn.
Theo SKGĐ
5 nhầm lẫn tai hại của phụ huynh khi trẻ sốt cao
Dân gian chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị sốt. Tuy nhiên, 5 điều sau đây ai cũng nghĩ là đúng nhưng thực ra hoàn toàn ngược lại.
1. Sốt cao, ủ ấm để ra mồ hôi có thể giúp giảm sốt
Trẻ bị sốt, bố mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo, thậm chí trùm cả chăn bông, cho rằng trẻ mặc nhiều quần áo có thể đổ mồ hôi nhanh, giúp giảm nhiệt giảm sốt. Kết quả hoàn toàn trái ngược, lượng nhiệt quá thừa tản ra nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao nhanh chóng, trẻ không chỉ khó chịu mà còn gây ra co giật.
Thực ra khi trẻ sốt cao thường làm tuần hoàn ngoại vi kém, vì vậy đầu và thân người sốt, chân tay lạnh, trẻ lớn một chút còn có cảm giác lạnh. Lúc này cách làm chính xác là nới rộng quần áo trẻ, hai tay xoa chân tay cho trẻ, khi chân tay trẻ trở nên ấm áp thì mới dễ tản nhiệt, có lợi cho giảm sốt.
2. Sốt không được tắm, không ngồi điều hòa và trước quạt
Một số người già cho rằng trẻ sốt thì không được tắm, không ngồi trong phòng điều hòa và ngồi trước quạt, nếu không trẻ dễ bị lạnh và sốt thêm nặng. Cách làm này rất không khoa học.
Trên thực tế, trẻ em bị sốt tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp sinh lý giảm nhiệt rất hữu hiệu. Nếu tắm rửa không tiện có thể dùng nước ấm lau người cũng có lợi tản nhiệt giảm sốt. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C. Nếu dùng nước ấm lau người một lúc nhưng nhiệt độ có thể vẫn cao, thì sau đó làm lại lần nữa. Cách này có hiệu quả và tiết kiệm hơn uống thuốc.
3. Sốt cao cũng không nên uống thuốc giảm sốt, có thể ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ
Một số phụ huynh cho rằng cho trẻ uống thuốc giảm sốt, khi trẻ giảm sốt mới đến bác sỹ sẽ ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ. Thực tế cách nghĩ này không đúng.
Chuyên gia khuyến nghị, ngay trong khi di chuyển trẻ đi viện hay đi khám, trong túi đã nên chuẩn bị một nhiệt kế đo nhiệt độ và thuốc giảm sốt để giúp trẻ đo nhiệt độ bất cứ lúc nào. Nếu trẻ sốt vượt quá 38.5 độ C có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt và chờ bác sỹ khám. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật, nên tích cực giảm sốt, có thể khi nhiệt độ vừa đến 38 độ C thì uống thuốc giảm sốt luôn. Như vậy sẽ giúp trẻ tránh được nhiệt độ cơ thể tăng quá cao và tránh phát sinh khả năng động kinh.
4. Sốt ở nhiệt độ nào cũng lập tức cho uống thuốc giảm sốt
Một số phụ huynh cho rằng, sốt sẽ "phá hỏng não" hoặc "sốt đến phổi", khi biết trẻ sốt rất lo lắng, thậm chí chưa kịp đo nhiệt độ liền lập tức cho trẻ uống thuốc.
Trên thực tế sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và không cần uống thuốc giảm sốt, bởi vì uống lúc này không có lợi cho bệnh tình khôi phục, ngược lại còn tăng thêm "gánh nặng" không cần thiết cho gan, thận.
Trẻ dưới 3 tháng uống thuốc giảm sốt càng phải thận trọng. Trước khi cho trẻ uống nên tư vấn ý kiến của bác sỹ.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi khi sốt nên chọn cách giảm sốt sinh lý là chính, nên tắm, rửa nước ấm, dán miếng giảm sốt, thận trọng khi dùng thuốc giảm sốt. Trọng lượng cơ thể của trẻ nhẹ, uống thuốc giảm sốt không dễ khống chế, dễ xuất hiện mất nước hoặc tổn thương cho dạ dày, đường ruột. Làm mát vật lý giảm thấp nhiệt độ vừa đơn giản, hiệu quả và an toàn.
5. Truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt hiệu quả sẽ nhanh hơn
Khi trẻ sốt có phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho trẻ. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ khi sốt phải truyển, tiêm chiếm số lượng rất ít.
Đa phần cảm là do nhiễm virut. Bản thân virut cảm có tính "tự giới hạn", tức là phát sinh, phát triển, giảm sốt đều có một quá trình, không tiêm cũng sẽ khỏi. Tiêm chưa chắc đã làm sốt giảm nhanh, cũng không có hiệu quả đặc biệt đối với virut. Truyền/ tiêm là bắt trẻ chịu một mũi tiêm không cần thiết, tăng thêm đau đớn và lãng phí tiền đồng thời hao phí quãng thời gian dài, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, không đáng làm như thế.
Vậy trong trường hợp nào thực sự cần truyền/tiêm?
Nếu trẻ sốt cao trong thời gian dài, ăn uống kém, uống ít nước hoặc khi cho uống thuốc khó khăn, có thể nghĩ đến tiêm/truyền. Tiêm/truyền trong trường hợp này mục đích là bổ sung nước, phòng ngừa mất nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Trẻ ăn ít, tinh thần mệt mỏi, khi bổ sung đủ chất lỏng, đường và chất điện giải xong càng dễ giảm sốt và cảm thấy thoải mái hơn.
Theo Jenny
Mẹ con
10 mẹo nhỏ đem lại sự thư thái cho bà bầu trong mùa hè Nếu như bạn phát hiện mình có bầu vào khoảng thời gian giá rét của mùa đông năm ngoái, thì đương nhiên bạn sẽ phải trải qua khoảng thời gian mang bầu khá vất vả trong tiết trời nóng nực, khó chịu của mùa hè năm nay. Mẹ bầu sẽ cảm thấy nóng hơn nhiều so với bình thường vì lượng máu tuần...