Bí quyết nuôi con ‘vượt chuẩn’ cùng thực đơn ăn dặm mướt mắt của mẹ 9X
Nhận thấy ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm, nhưng cầu kì và trên tinh thần muốn cùng con vi vu khắp đó đây, chị Nguyễn Phương (27 tuổi, sống ở Cần Thơ) đã chọn cách kết hợp giữa ăn dặm BLW và ăn dặm kiểu Nhật.
Chị Phương chia sẻ, thấm thoắt đã được 4 tháng chị và bé Chao đồng hành cùng nhau trên chặng đường mới không kém phần quan trọng của con. Từ lúc bắt đầu cho con ăn dặm, chị đã cố gắng trang bị cho mình những kiến thức, tâm lý vững vàng nhất. Đồng thời chị dành toàn thời gian trong 3 năm đầu đời, để đồng hành giúp con không bị bỡ ngỡ, để tuổi thơ của con được trọn vẹn và phát triển tự nhiên.
Chị Phương và bé Chao (Ảnh: NVCC)
“Mình chấp nhận bỏ ngang đam mê và sự nghiệp dang dở. Vì Chao, mình nghĩ những thứ đó đều đáng để đánh đổi, không gì trong cuộc đời này quan trọng hơn tuổi thơ của con. Từ nhỏ, mình đã sống trong sự nghèo khó nhưng luôn được ông bà ngoại thương yêu.
Được hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc chân quê nhất, đó thật sự là một điều may mắn nhất trong cuộc đời. Đó cũng là động lực để mình cố gắng cho con những điều tốt đẹp. Đáng tiếc thay, trong tình hình dịch hỗn loạn như thời cuộc bây giờ, mình không thể nào cho con được trải nghiệm tất cả những gì, đáng lý ra một em bé cần được cầm – sờ – nắn – chạm, nhưng mình hứa sẽ làm tất cả những gì tốt nhất vì con” , bà mẹ trẻ tâm sự.
Theo đó, chị Phương chia sẻ cụ thể một số vấn đề để có được hành trình ăn dặm không nước mắt cùng con như sau:
Trang bị thật kỹ kiến thức
Mẹ Chao cho biết, chị thường học hỏi kiến thức thông những cuốn sách và đọc nhuần nhuyễn như: Ăn Dặm Không Nước Mắt, Ăn Dặm Không Phải Là Cuộc Chiến…
Chị quyết định cho Chao ăn dặm khi con được 6 tháng tuổi và theo Easy 4 (mỗi chu kỳ ăn – chơi – ngủ cách nhau 4 giờ đồng hồ), ngủ xuyên đêm 7h tối – 7h sáng. Lượng sữa của Chao vào ăn dặm tháng đầu tiên 200ml – 220ml x 4 / ngày và sữa mẹ hoàn toàn.
Chị cho biết, rất nhiều mẹ lựa chọn cho con ăn dặm vào lúc 4 tháng hoặc 5 tháng tuổi. Có thể đối với mọi bậc phụ huynh, việc ăn dặm giống như khám phá một thế giới mới của con mình nên luôn tràn đầy phấn khích. Nhưng đừng quên rằng cơ quan tiêu hóa của con chưa hoàn toàn phát triển.
Chao bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi (Ảnh: NVCC)
Tóm lại, vấn đề này sẽ có nhiều tranh cãi, nên mẹ Chao cho rằng mỗi mẹ sẽ có một hoàn cảnh, mỗi em bé thể trạng khác nhau nên việc ăn dặm vào thời điểm nào, đều do mẹ quyết định. Riêng chị vẫn giữ quan điểm, trước 6 tháng không một thứ gì có thể vào miệng con trẻ ngoài trừ sữa.
Lựa chọn phương pháp ăn dặm
Chị Phương chia sẻ, hầu như tất cả các mẹ đều có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu, hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến là: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW, Cùng với đó là những ưu, nhược điểm riêng của từng phương pháp. Thậm chí, các mẹ cũng có thể tìm hiểu để kết hợp giữa các phương pháp để mang đến hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, bà mẹ trẻ đưa ra lời khuyên rằng, không phải cho bé ăn kiểu nào là con sẽ luôn thích nghi kiểu đó. Tùy vào sở thích của bé và khả năng chịu đựng của mẹ, hãy lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Vì quan trọng nhất vẫn là tinh thần của hai mẹ con, nếu không sẽ dẫn tới việc ép ăn. Riêng bé Chao, chị đã mất ròng rã 1 tháng, mới có thể thích nghi được.
Để khắc phục hạn chế, chị Phương cho con ăn dăm BLW kết hợp kiểu Nhật (Ảnh: NVCC)
“Chao là một cô bé rất không thích vận động tay, mình thực sự nan giải. Lúc nào cũng ngồi chiễm chệ phơi bụng ra nên đương nhiên con thích ăn dặm kiểu Nhật. Nhưng trên tinh thần muốn cùng con đi du lịch và đi chơi cùng gia đình, nên mình đã lên kế hoạch nhất định cho ăn BLW.
Sau 1 tuần hết rây theo tỷ lệ 1:10 tới 1:7 tất cả mọi thứ, mình đã mạnh dạn hấp mẻ rau củ đầu tiên cho Chao tập BLW. Trộm vía, thời gian đầu con cảm thấy phấn khích với những điều mới lạ nên rất hợp tác. Nhưng tới giai đoạn tập ăn BLW thì mình thực sự rất stress.
Sau 1 tuần hướng dẫn, mình đã ra một quyết định cực kỳ sáng suốt. Nhờ tư vấn của một chị người dày dặn kinh nghiệm, mình đã kết hợp ăn BLW và ăn dặm kiểu Nhật. Để bé hợp tác tốt, cần nắm rõ thời gian bé có thể ăn được những loại thực phẩm nào. Mình chỉ có một số lưu ý nhỏ về mốc thời gian, một số thực phẩm loại trừ còn lại các mẹ cứ tự tin cho con thử”, mẹ Chao bày tỏ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chị cũng nhấn mạnh rằng, năm đầu đời nên cho thử hết những gì có thể, để trở thành bàn đạp cho kho tàng ẩm thực phong phú của con sau này. 3 tuần đầu nên cho con ăn rau củ hấp hoàn toàn. Tuần thứ tư kế tiếp, có thể bổ sung thêm trứng vào thực đơn, qua tháng thứ bảy bé sẽ ăn được cá. Hai tuần tiếp theo của tuần thứ bảy, sẽ được ăn thịt trắng như thịt gà, ếch, thịt vịt. Sang tháng thứ tám bé sẽ được ăn thịt đỏ, tháng thứ 9 sẽ ăn hải sản như tôm mực… Hãy cố gắng cho trẻ ăn đa dạng món ăn cho tới tháng thứ 10.
Vấn đề ăn gì ra nấy, là việc bình thường hoàn toàn tự nhiên nên các mẹ không cần lo lắng, vì cỗ máy nào cũng phải có thời gian thiết lập và đào thải những cái cũ, cập nhật những cái mới đó là vấn đề hiển nhiên. Cách khắc phục là hãy hấp thật mềm.
Chị Phương cũng đặc biệt coi trọng vấn đề ghế ăn. Bản thân chị không muốn phải rong ruổi cùng con, để hoàn thành bữa ăn, đó là một cực hình. Thực tế trẻ em như trang giấy và những thói quen đều do phụ huynh huấn luyện mà ra. Chưa kể khi có tư thế ngồi ăn hợp lý, không chạy nhảy giảm được tối thiểu khả năng hóc dị vật ở trẻ.
Bà mẹ trẻ cũng nói không với muối và đường, cùng tất cả gia vị trong 1 năm đầu đời của con. Điều đó, sẽ giảm tối thiểu khả năng suy thận, loãng xương, tim mạch, cao huyến áp hoặc ung thư dạ dày sau này.
Theo mẹ Chao: ” Nên có một lịch sinh hoạt cố định, để trẻ không bỡ ngỡ giờ sinh học của mình, khi nào là sẽ được ăn, khi nào sẽ được ngủ. Trẻ em chưa biết nói, nếu được thấu hiểu giờ sinh học, thì đó là một điểm kết nối đầu tiên khiến gia đình bớt căng thẳng.
Trong quãng thời gian ăn dặm, sẽ có 1-2 lần bé biếng ăn nghiêm trọng. Như Chao ăn dặm 4 tháng, mất nguyên 1 tháng biếng ăn sinh lý. Cách khắc phục là kệ con, ăn hay không là quyền của con, đừng biến biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Hãy làm đồ ăn bắt mắt hơn và cắt các bữa ăn không phải bữa ăn chính, ngoài ra vẫn giữ vững quan điểm sữa tốt nhất trong năm đầu. Nên cho trẻ ăn đồ tươi và nói không, với thực phẩm hộp hoặc nấu chín rã đông.
Mẹ nên áp dụng nguyên tắc 3 KHÔNG trên bàn ăn: không áp lực, không phụ thuộc, không xao nhãng. Nguyên tắc 3 LẦN trên bàn ăn: mời bé 3 lần nếu bé không ăn thì kết thúc bữa ăn, mời bé vào ghế ngồi 3 lần nếu không hợp tác cũng kết thúc bữa ăn. Mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa 30 phút”.
Sự hỗ trợ từ gia đình
Với chị Phương, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công trong quá trình ăn dặm của con. Nhất định, phải có sự đồng tình, lẫn hỗ trợ từ gia đình, người thân, nếu không, mọi khâu chuẩn bị cũng như thực hiện đều sẽ công cốc hết.
Lịch sinh hoạt của bé Chao hiện tại ( E 3-3-4 )
7h sáng dậy ăn sữa
8h ăn sáng cùng gia đình (ăn trái cây/ bánh, uống nước)
10h30 ngủ, 11h thức
12h ăn cơm cùng gia đình (BLW)
13h ăn sữa
14h ngủ 15h dậy (tắm rửa vệ sinh cá nhân)
17h ăn tối (BLW kết hợp ăn dặm kiểu Nhật)
18h ăn sữa
19h đi ngủ. Lịch ngủ đêm có thể nhích 30 phút, do kéo dài thời gian ngủ bù giấc ngày.
Cùng tham khảo thực đơn ăn dặm cực chỉn chu, phong phú bổ dưỡng của chị Phương dưới đây:
70% cha mẹ mắc phải những sai lầm sau đây trong cách chăm sóc con nhỏ
Các bậc làm cha làm mẹ có nhiều sai lầm phổ biến trong quá trình chăm con nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
Thắt dây an toàn
Số ít bậc làm cha, làm mẹ chú ý kiểm tra con thắt dây an toàn như thế nào. Điều này thực chất rất nguy hiểm. Nếu thắt dây an toàn bằng đai năm điểm, kẹp nối giữa các đai phải nằm giữa ngực bé. Nếu bé lớn và có thể thắt dây an toàn bình thường thì dây phải vòng qua vai chứ không phải qua nách hay đi dọc theo cổ.
Cắt móng tay, móng chân quá sát
Bạn có biết, nhiều người lớn lên bị móng quặp là do sai lầm từ ngày bé mà ra. Bố mẹ cắt móng tay, móng chân của con quá sát không hề tốt. Thay vào đó, hãy cắt móng hơi tròn, không cắt sát.
Để bé ngồi trên ô tô quá lâu
Khi di chuyển đường dài, nếu cho các bé ngồi ô tô quá lâu sẽ ảnh hưởng nhiều đến bé. Các bác sĩ nha khoa cho biết, cơ cổ của trẻ nhỏ chưa chắc, đường hô hấp còn yếu. Chính vì thế, nếu nghiêng đầu quá lâu bé có thể ngạt thở. Mặc dù có sử dụng ghế ô tô cho trẻ nhỏ thì điều này vẫn không tốt một chút nào.
Địu con trong tư thế đứng
Nhiều người vì để không phải bế bé bằng tay thường địu hoặc dùng xe đẩy. Tuy nhiên, trên thực tế thiết bị địu có thể gây hại cho bé nếu không dùng đúng cách. Trong tư thế địu đứng, áp lực dồn vào mông và khớp háng, khiến địa đệm bị phẳng. Việc này có thể sẽ khiến con bạn gặp phải các rối loạn nghiêm trọng hoặc có vấn đề về xương chậu.
Ép con ăn
Không phải cứ ăn nhiều là tốt, là khỏe mạnh. Hãy để trẻ biết đói và đòi ăn. Nếu không thấy thèm ăn, có thể bé bị viêm dạ dày, amidan mở rộng, u tuyến phì đại hoặc khó tiêu. Trong một số trường hợp, trẻ không ăn vì bị kích động khi đi dạo hoặc giải phóng nhiều năng lượng thần kinh khiến khó tiêu. Cách nhanh chóng giúp con thoát chứng khó tiêu là hạn chế ăn.
Núm giả không tốt?
Nhiều phụ huynh cho rằng việc để trẻ dùng núm vú giả không hề tốt vì có thể làm sai lệch răng, gây một số bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, theo y học thì núm vú giả lại là thứ giúp bé thỏa mãn phản xạ mút. Cùng với đó, nó còn làm giảm nguy cơ bé đưa các vật bẩn, nguy hiểm vào miệng.
Nghĩ con chỉ có một thóp
Cha mẹ biết rằng trên đầu con có một điểm yếu, thường được gọi là thóp. Đáng nói, thóp của trẻ không chỉ có 1 mà đến 6 điểm. 4 cái nhỏ đã được đóng trước khi sinh hoặc trong 3 ngày đầu sau khi ra đời. Khi bé chào đời, có 2 điểm mềm mở (thóp) là trán và chẩm. Đây là 2 thóp quan trọng cần phải đặc biệt cẩn thận. Ngoài ra, khi chải đầu, lau khô bằng khăn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn hại đến thóp.
Không đến gần, tiếp xúc với động vật
Vì lo sợ động vật chứa những nguồn bệnh nguy hiểm mà nhiều bố mẹ không cho con đến gần. Tuy nhiên, thực tế là nếu muốn tăng hệ miễn dịch cho con thì bố mẹ nên nuôi một chú chó. Những bụi bẩn mà chó mang vào nhà, để trẻ tiếp xúc sẽ hình thành nên khả năng miễn dịch.
Sát trùng bằng iốt
Iốt là thứ nhiều bệnh viện dùng để sát trùng vết thương bị bỏng. Dù vậy, các chuyên gia lại khuyên bố mẹ nên dùng thuốc sát trùng nhẹ chứa iốt để tránh làm bỏng da con nhỏ. Quan trọng là không bao giờ được bôi iốt lên nơi xỏ lỗ tai vì nó có thể gây ra phản ứng với kim loại.
Xốc nách hoặc nắm tay khi bế con lên
Bạn có biết bộ máy dây chằng của con rất yếu, những trò chơi như vậy hoàn toàn có thể khiến bé bị lệch đầu hướng tâm, hạn chế khả năng vận động khớp. Sau này khi lớn lên, vai của con có thể bị nâng gồ lên.
Chỉ nha khoa chỉ dành cho người lớn
Điều này hoàn toàn sai. Trẻ nhỏ được vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa từ sớm sẽ có hàm răng chắc khỏe hơn. Chỉ nha khoa sẽ giúp làm sạch kẽ răng, khu vực gần nướu của bé./.
Bố mẹ không cao nhưng con lênh khênh gần 2m, cả khu phố ngạc nhiên lân la hỏi bí quyết nuôi con thì ra chỉ nằm ở 3 việc này Hàng xóm cứ đùa rằng chắc anh chị "bón phân" nên các con mới cao đến thế. Trong những năm gần đây, mức sống của mọi người đều không ngừng được nâng cao, đồng thời việc tìm cách thúc đẩy chiều cao của con phát triển đến mức tối đa cũng được các bậc cha mẹ chú trọng. Chính vì thế mà ngày...