Bí quyết ngủ ít nhưng vẫn tỉnh táo vào buổi sáng
Cảm giác ê ẩm, mệt mỏi vào mỗi buổi sáng không phải do ngủ không đủ giấc mà thực chất là do thức giấc sai thời điểm.
Có bao giờ bạn cố gắng đi ngủ thật sớm để có thể dậy sớm vào sáng hôm sau nhưng cuối cùng vẫn cảm thấy mệt mỏi cả ngày như lúc thiếu ngủ? Ngủ nhiều không đồng nghĩa với việc thức dậy tỉnh táo và sảng khoái.
Giới chuyên gia chỉ ra rằng giấc ngủ không cần thiết phải kéo dài hơn 8 tiếng đồng hồ, đôi khi một giấc ngủ chưa đầy 5 tiếng vẫn đủ cung cấp năng lượng cả ngày cho bạn.
Thực chất giấc ngủ không chỉ đơn giản là chợp mắt và “nạp năng lượng”, nó được cấu thành bởi nhiều chu kỳ lặp đi lặp lại cho đến khi thức giấc.
Cụ thể, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút bao gồm 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ. Sẽ mất trung bình 3-14 phút để bắt đầu bước vào giai đoạn 1 – ru ngủ và chuyển dần đến giai đoạn 5 là khi ta mơ nhiều nhất.
Video đang HOT
Nhiều lúc chúng ta bừng tỉnh giữa đêm hoặc vào rạng sáng khi cơ thể chúng ta hoàn thành một chu kỳ và chuyển từ giai đoạn 5 sang giai đoạn 1 của chu kỳ tiếp theo. Việc bừng tỉnh này cũng có thể xảy ra từ giai đoạn 1 đến đầu giai đoạn 3 nhưng sẽ ít phổ biến hơn.
Trong 5 giai đoạn trên, giai đoạn 4 – ngủ rất sâu là thời điểm khó thức dậy nhất. Thông thường chúng ta sẽ không thể tự bừng tỉnh nếu cơ thể đang ngủ sâu hoặc rất sâu, nếu bị đánh thức đột ngột trong giai đoạn này cơ thể ta sẽ khó có thể điều chỉnh kịp thời dẫn tới cảm giác mệt mỏi và ê nhức.
Vậy nên việc ngủ bao lâu không thực sự quan trọng bởi yếu tố quyết định sự tỉnh táo của cơ thể là thời điểm thức giấc.
Bằng việc tính toán chu kỳ giấc ngủ, ta có thể căn giờ và đặt báo thức vào thời điểm chuyển giao giữa giai đoạn 5 và giai đoạn 1 để có thể trạng sảng khoái nhất vào buổi sáng.
Một giấc ngủ lý tưởng nên bao gồm từ 3 đến 6 chu kỳ, bên cạnh đó bạn sẽ cần 14 phút để bắt đầu rơi vào giấc ngủ. Vậy nên thời gian ngủ tốt nhất sẽ là 9 tiếng 14 phút, 7 tiếng 44 phút (khuyến nghị), 6 tiếng 14 phút hoặc 4 tiếng 44 phút.
Bằng cách này bạn có thể hẹn giờ thức giấc vào thời điểm ngả lưng để lúc dậy không còn cảm thấy mệt mỏi. Hoặc ngược lại, căn giờ đi ngủ để có thể thức dậy vào giờ cần thiết. Ví dụ, nếu bạn muốn thức dậy vào 6h sáng, bạn nên đi ngủ vào lúc 20h46 hoặc 22h16, 23h46 hoặc thậm chí 1h16 cũng vẫn được. Hay nếu muốn thức giấc vào 7h sáng, bạn cần lên giường lúc 21h46, 23h16, 00h46 hay 2h16.
Bằng cách áp dụng phương pháp này bạn có thể thức giấc sảng khoái tỉnh táo dù phải thức khuya. Lưu ý, một khi bạn đã thức giấc thì nên dậy hẳn thay vì ngủ nướng 5-10 phút để tránh cơ thể tiếp tục chu kỳ mới.
Bá Di
Theo The Mirror/nguoiduatin
Làm việc đêm có thể không gây ung thư vú
Nghiên cứu kéo dài 10 năm với hơn 100.000 phụ nữ Anh cho thấy làm việc ban đêm không có khả năng gây ung thư vú.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ung thư của Anh năm 2019. Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở Anh, với khoảng 55.000 phụ nữ và 350 đàn ông được chẩn đoán mỗi năm.
Trong nhiều thập kỷ, người ta cho rằng làm việc ca đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy ca làm việc đêm làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của cơ thể là nguyên nhân gây ung thư. Để có kết luận rõ ràng hơn, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Ung thư (ICR), Anh, đã nghiên cứu dữ liệu từ 102.869 phụ nữ thường xuyên làm việc từ 22h đêm đến 7h sáng.
Các nhà khoa học phân tích một loạt biến số bao gồm: loại công việc, độ tuổi bắt đầu và kết thúc công việc làm ca, số giờ làm việc trung bình mỗi đêm, công việc có được bắt đầu trước khi mang thai lần đầu hay không... Dữ liệu cũng thu thập về các yếu tố nguy cơ ung thư vú như béo phì (BMI), mức độ hoạt động thể chất, uống rượu, tiền sử gia đình, tuổi ở giai đoạn đầu và mãn kinh, tuổi khi sinh và thời gian cho con bú.
Kết quả, 2.059 trong số 102.869 phụ nữ tiếp tục phát triển ung thư vú xâm lấn, nhưng "không tìm thấy mối liên hệ tổng thể giữa công việc ca đêm và khả năng phát triển ung thư vú".
Làm việc ban đêm . Ảnh: Technology Networks.
Tiến sĩ Michael Jones và Giáo sư Anthony Swerdlow tại Viện Nghiên cứu Ung thư nhấn mạnh: "Mặc dù ca đêm có thể ảnh hưởng khác đến sức khỏe của mọi người, nhưng không liên quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú".
Cao Khẩm
Theo Technology Networks/VNE
10 lý do để chứng minh vì sao ăn ít tập nhiều mà vẫn không giảm được cân Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy thông minh chính vì vậy nếu bị cắt giảm calo quá nhiều và quá đột ngột, nó sẽ gặp vấn đề rắc rối. Bài viết dưới đây sẽ lý giải vì sao ăn ít, tập nhiều vẫn không giảm được cân? Chế độ ăn kiêng chưa khoa học Chế độ ăn kiêng làm chậm...