Bí quyết ngăn chặn một số bệnh di truyền
Có nhiều bệnh di truyền nguy hiểm sẽ trở nên không nguy hiểm nếu chúng ta biết cách phòng ngừa sớm. Đó là các bệnh: bệnh tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp… Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị một trong các bệnh nói trên, bạn nên có biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Bệnh tim
Nếu cha hay mẹ bạn có bệnh tim, thì nguy cơ bạn bị bệnh là khó tránh khỏi. Kèm theo nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, nguy cơ của bệnh tim mạch càng cao hơn. Vì thế, bạn có thể bắt đầu giữ mức cholesterol ổn định sau 30 tuổi; tránh béo phì, bỏ hút thuốc để phòng bệnh xơ vữa mạch máu; tập thể dục đều đặn, nhất là người ở độ tuổi trung niên trở lên, sẽ giúp bạn có độ bền và sự dẻo dai, làm giảm huyết áp và giảm cholesterol đem lại cho bạn một trái tim khỏe mạnh; giảm ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, mỡ động vật, vì chúng gây béo phì và hậu quả dẫn đến bệnh tim.
Bạn cần ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể, duy trì sức khỏe. Tránh stress: căng thẳng dồn nén làm cho người mắc bệnh tăng huyết áp hay tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim. Vì vậy, bạn cần cân bằng cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình, luôn lạc quan vui vẻ, suy nghĩ theo hướng tích cực trước mọi vấn đề xấu…
Ăn nhiều rau củ quả tốt cho bệnh tim mạch, tiểu đường và giảm stress
Tăng huyết áp
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị tăng huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Cho nên những người mà tiền sử gia đình có người thân bị tăng huyết áp cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ để phòng tránh bệnh. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng bệnh sớm gồm: ăn giảm muối để ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp, tăng lượng kali giúp hạ huyết áp, những thực phẩm chứa nhiều kali là lạc, đậu, các loại rau như: rau bina, cải bắp, chuối chín, đu đủ và chà là; nên ăn nhiều rau và trái cây, đồng thời hạn chế thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều mỡ; chống thừa cân; năng tập thể dục, tập thở bụng, thiền hoặc yoga để giảm stress để duy trì mức huyết áp ổn định; hạn chế rượu bia…
Video đang HOT
Đái tháo đường
Là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh đái tháo đường thì con cái có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Còn trường hợp chỉ một trong hai bố hoặc mẹ mắc bệnh thì sẽ làm tăng nguy cơ ở các con chứ không chắc chắn con mắc bệnh này. Ngoài ra chế độ ăn uống, lối sống, tình trạng thừa cân béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường.
Do đó, với những người có tiền sử gia đình bị bệnh đái tháo đường thì nên bắt đầu thực hiện các thay đổi cần thiết trong lối sống của mình như: ăn giảm lượng đường, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống; duy trì chế độ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày; giảm hút thuốc, hạn chế uống rượu… Ăn nhiều rau xanh là cách phòng tránh bệnh đái tháo đường, giúp giảm cân hữu hiệu và giữ lượng đường trong máu ổn định. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, vì sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, đột quỵ, tăng huyết áp. Uống cà phê: một số nghiên cứu cho thấy, cà phê có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Bệnh xương khớp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất di truyền: những người có mẹ bị viêm khớp thì sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn 50% so với người bình thường. Liên kết di truyền bệnh này có thể được truyền từ cha mẹ cho con. Vì vậy, để ngăn ngừa các bệnh về khớp, bạn nên bổ sung các khoáng chất trong chế độ ăn uống như canxi và phốtpho. Các bài tập như đi bộ, chạy sẽ giữ cho đầu gối của bạn luôn trong tình trạng tốt. Bạn cũng cần duy trì tư thế đúng để bảo vệ cột sống tránh các tổn thương do tư thế sai lệch.
Trường hợp mẹ của bạn đã được chẩn đoán bị loãng xương, hoặc đã từng bị gãy xương… thì bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe của xương. Bởi cấu trúc xương bị ảnh hưởng rất nhiều từ tính di truyền và có tính tương quan đáng kể về kích thước, độ dày, mật độ xương giữa mẹ và con cái. Chẳng hạn mức độ loãng xương của mẹ bạn có thể cho biết nguy cơ loãng xương của bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc cho xương chắc khỏe lại phụ thuộc vào bạn, vì độ chắc khỏe của xương còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố như môi trường, thói quen sống, bệnh tật…
Stress
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tìm ra bằng chứng chắc chắn cho thấy biến thể gen có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở người. Do đó nếu người thân trong gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm, hưng cảm, rối loạn tâm thần… thì bạn phải chú ý xem trẻ nhỏ có tình trạng lo lắng, giảm sự tập trung, chán ăn… hay không.
Đồng thời bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh stress như sau: duy trì nếp sống ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày; năng nói chuyện với những người xung quanh; tập thể dục đều vì luyện tập có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol, chất được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, nó có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan; tập thiền làm thanh lọc tâm hồn; cười nhiều vì tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả; massage vừa giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, vừa ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hormon trong cơ thể.
Ngoài ra các bệnh như ung thư vú ở phụ nữ, hói đầu ở đàn ông cũng có tính chất di truyền mà bạn cần phải phòng tránh từ khi còn trẻ.
Theo VNE
Một số bệnh gây ra tình trạng rong kinh ở phụ nữ
Một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung...
Sau chuyến công tác 6 tháng, khi trở về nhà tôi lại gặp rắc rối với kinh nguyệt. Tôi có "quan hệ" với chồng vào ngày cuối cùng của kì kinh nguyệt. Nhưng sau đó, kinh nguyệt của tôi kéo dài đến cả tháng mà không dứt. Tình trạng này không xảy ra trước đây nên tôi rất lo lắng.
Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi bị rong kinh hay không? Nếu đúng là rong kinh thì tại sao tôi lại bị như vậy trong khi tôi vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ, ăn uống lành mạnh. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Tâm)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Tâm thân mến,
Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng. Rong kinh cũng có thể có nhiều biểu hiện khác nhau ở từng người.
Những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc... Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu của tình trạng rong kinh bao gồm: Kinh nguyệt ra rất nhiều khiến bạn phải thay băng liên tục, kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, kinh nguyệt gồm những cục máu đông lớn, chu kỳ không đều, mỗi lần ra ít máu... Ngoài ra, những người bị rong kinh còn có thể cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Trong trường hợp của bạn, có thể bạn bị rong kinh do bị rối loạn kích thích tố do... quan hệ vợ chồng quá liên tục sau một thời gian dài phải "nhịn". Thế nhưng, thời điểm "quan hệ" lại rơi đúng vào hai ngày gần cuối của "đèn đỏ" nên bạn cứ "liều". Kết quả là sau đó những ngày "đèn đỏ" của bạn kéo dài mãi mà chưa biết ngày nào dứt.
Tần xuất "yêu" của vợ chồng bạn thay đổi đột ngột và liên tục so với trước đây, hơn nữa lại rơi vào những ngày "đèn đỏ" nên rất có thể làm mất sự thăng bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được suôn sẻ. Nếu vì một lý do nào đó, sự thăng bằng này bị xáo trộn, màng tử cung sẽ dày lên quá độ và khi tróc ra tạo nên kinh nguyệt quá nhiều.
Ngoài ra, một số bệnh sau đây cũng có thể gây ra tình trạng rong kinh ở người phụ nữ, bao gồm: Rối loạn rụng trứng, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung... Những thay đổi trong lối sống và thói quen ăn uống, stress, làm tăng hoặc giảm cân bất thường, đi du lịch, tập luyện quá mạnh, phẫu thuật hoặc mới bị chấn thương cũng có thể gây rong kinh.
Bạn đã đi khám thì nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ vì bác sĩ trực tiếp khám là người nắm tình trạng bệnh của bạn rõ nhất. Bạn nên tái khám theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bệnh đã khỏi.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Thực phẩm thúc đẩy sự trao đổi chất Sự trao đổi chất của cơ thể được chi phối bởi một phần do di truyền, nhưng có thể thúc đẩy quá trình này một cách tự nhiên bằng thực phẩm. Biết cách dùng thực phẩm phù hợp sẽ có được sự khỏe mạnh dài lâu - Ảnh: Shutterstock Lòng trắng trứng: Rất giàu a xít amin giúp quá trình trao đổi chất...