Bí quyết nấu món cà ri ngon
Để có món cà ri thơm ngon đặc trưng và bắt mắt, người nấu cần chú ý đến yếu tố mùi vị lẫn cảm quan. Theo kiểu Việt Nam thường phải có màu vàng cam, hơi sệt còn phong cách Ấn Độ có màu nâu ngả xanh lá.
Cà ri là một trong những món ăn được “quốc tế hóa” nhiều nhất trên thế giới khi có mặt trên khắp các nước từ Á sang Âu. Mỗi quốc gia đều có những món cà ri mang đặc trưng riêng. Món cà ri ở Việt Nam thường đậm đà hơn với nước cốt dừa, ít cay hơn so với cà ri Ấn Độ và người nội trợ có dễ dàng chế biến nhiều món cà ri khác nhau để thưởng thức.
Cà ri gà dùng với cơm trắng.
Bột cà ri là thành phần không thể thiếu khi nấu cà ri. Nguyên liệu này được kết tinh từ nhiều loại gia vị thiên nhiên như như nghệ, quế, đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, gừng… Tất cả các thành phần này đều rất có lợi cho sức khỏe và cả sắc đẹp. Nếu như nghệ từ lâu đã được biết đến như một loại dược phẩm và mỹ phẩm thiên nhiên với tác dụng chống viêm, giảm đau, làm đẹp da, làm liền sẹo thì các thành phần khác cũng có tác dụng tốt không kém. Hồi, quế, gừng, đinh hương… đều có thể dễ dàng tìm thấy trong các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam và các quốc gia khác. Chính vì vậy, món cà ri ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các gia đình Việt Nam. Dưới đây là một số mẹo nhỏ của các đầu bếp chuyên nghiệp để có thể chế biến món cà ti thơm ngon, đúng vị.
Người nấu cần chú ý đến cả yếu tố mùi vị lẫn cảm quan. Cà ri nấu theo kiểu Việt Nam thường phải có màu vàng cam, hơi sệt; kiểu Ấn Độ có màu nâu ngả xanh lá. Nấu theo gu Việt Nam ít cay hơn và đậm đà thơm béo do sử dụng nước cốt dừa. Điều quan trọng là món ăn này dù nấu theo phong cách quốc gia nào cũng phải có mùi thơm nức mũi.
Trước khi nấu, bạn có thể dùng lá cà ri hay sả, tỏi, gừng xào với dầu để lấy mùi thơm. Bột cà ri nên ướp trực tiếp lên thịt và các loại gia vị khác, để ít nhất 30 phút để gia vị thấm đều (nếu nấu cà ri bò, chúng ta nên ướp thịt càng lâu càng tốt). Khoai môn, khoai lang nên chiên qua để khoai săn cứng, không bị tan trong nồi. Có thể gia giảm bột cà ri, nước cốt dừa cho phù hợp với khẩu vị. Việc chọn bột cà ri để ướp cũng quan trọng không kém. Bột cà ri Việt Ấn được sử dụng rộng rãi trong các nhà hàng, quán ăn lẫn các gia đình Việt trong hơn nửa thế kỷ qua vì đây là sản phẩm mang lại hương vị cà ri không quá cay mà rất đúng vị. Không những được dùng để nấu kiểu Việt Nam, bột cà ri Việt Ấn có thể dùng để nấu theo phong cách Thái, Mã Lai, Trung Quốc, Ấn Độ…
Video đang HOT
Đây là món ăn dễ nấu. Mỗi gói bột cà ri Việt Ấn đều có hướng dẫn cách chế biến món ăn thơm ngon bỗ dưỡng này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sáng tạo nên món cà ri của riêng mình.
Theo MNMN
Cà ri ngon nhất Sài Gòn
Có lẽ hơi đường đột khi gắn chữ "nhất" cho một món ngon nào đó ở Sài Gòn. Nhưng quả thật với một món ít phổ biến như cà ri của người Ấn, đặc biệt lại là cà ri dê với cách nấu khá công phu, thì không đâu xứng đáng ở ngôi vị đầu bảng như là quán cà ri Musa trong khu chung cư Sư Vạn Hạnh (gần ngã tư Sư Vạn Hạnh - Hùng Vương, quận 05) này.
Được nấu bởi người chủ tài hoa gốc Chăm ở An Giang, món cà ri dê ở Musa đi theo phong cách Ấn Độ. Miếng dê nhiều thịt, ít mỡ được tẩm ướp cùng nhiều hương liệu và gia vị đặc trưng của người Ấn. Để cho phù hợp phù hợp với khẩu vị người Sài Gòn, lượng sữa và nước dừa cũng được gia tăng một chút. Điều này cũng khiến cho miếng thịt dê mềm và thơm hơn, độ cay vừa hơn mà lại đậm đà nữa.
Dĩa cà ri ngon nhất Sài Gòn
Chưa từng đến Ấn Độ nhưng đã nhiều lần ăn cà ri khu Tiểu Ấn (Little India) ở Singapore, tôi thấy nguyên bản của cà ri dê hơi mặn và hậu vị không được đậm đà như ở đây. Xem ra cách thức "địa phương hóa" theo khẩu vị Sài Gòn này khá thành công.
Miếng dê nhiều thịt, ít mỡ được tẩm ướp cùng nhiều hương liệu và gia vị đặc trưng của người Ấn
Cơm nị ăn kèm
Người Ấn nếu có sang đây chắc cũng ngạc nhiên đôi phần, bởi món ăn quốc hồn quốc túy của họ nay lại có thêm món ăn kèm khá thú vị là bánh mì. Tất nhiên để cho "đúng bài", bạn có thể gọi thêm cơm nị để ăn kèm với cà ri dê. Loại cơm nấu chung với nước dừa này thoạt nhìn có màu đỏ như xôi gấc, ăn vào thì đậm đà và rất hợp vị với cà ri dê.
Musa cũng là tên của chính vị chủ quán. Khi còn sinh sống tại Long Xuyên từ nhiều năm trước, cha ông đã từng là một chủ quán ăn nổi tiếng nấu nướng theo kiểu Chăm rồi. Khi Musa được hơn 10 tuổi thì gia đình chuyển về Sài Gòn. Lúc trưởng thành, ông đã học bí quyết nấu nướng từ người cha và mở một quán chuyên về các món dê ngay tại đầu cầu Nguyễn Tri Phương (thuộc bến Hàm Tử). Sau này bị vướng giải tỏa nên quán dời về khu chung cư Sư Vạn Hạnh này cho đến nay. Rồi gần đây nhất là chi nhánh trên đường Bình Thới (quận 11).
Một điểm sáng trên bản đồ ẩm thực Sài Gòn. Và chắc phải cảm ơn Musa rất nhiều. Bởi lẽ, với một món ăn khá kén thực khách này (nhất là phái nữ), nay ông đã làm cho chúng gần gũi và dễ chịu hơn rất nhiều.
Tân Nhân
Cà ri dê Musa
CN1: 001 - 002 Lô B chung cư Sư Vạn Hạnh, phường 09, quận 05
CN2: 234 Bình Thới, phường 10, quận 11
Mở cửa: từ 10h sáng cho đến 11h khuya
Giá: Cà ri dê (130.000đ/dĩa nhỏ, 150.000đ/dĩa lớn), cơm nị (30.000đ/phần)
Theo Tapchiamthuc
Cà ri bò với bánh tôm chiên siêu hấp dẫn Cà ri là món ăn có nguồn gốc từ các nước Trung Á như Ấn Độ, Nepal..., tuy vậy người Việt Nam từ lâu cũng đã rất quen thuộc với hương vị của món cà ri qua các món cà ri gà, cà ri bò... Nếu muốn thưởng thức cà ri ngon, bạn hãy đến đường Tô Hiến Thành, ở đây có một...