Bí quyết lẩu gà nòi hầm sả ngon hơn nhà hàng truyền thống
Lẩu gà nòi hầm sả là một trong những món ăn bổ dưỡng với từng miếng gà mềm thơm, chắc thịt khiến cho bữa tối quây quần bên gia đình thêm ấm cúng.
Nguyên liệu làm lẩu gà nòi hầm sả
1 con gà ta: 2kg (Nên chọn gà ta vì thịt gà ta rất ngon và ngọt)
Sả cây: 5 cây
Nấm rơm: 500 gam
Đậu phụ: 3 miếng
Tỏi, sa tế ớt, bún sợi, gia vị
Tự tay làm lẩu gà nòi hầm sả hấp dẫn cho gia đình quây quần ấm cúng bên nhau (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cách làm lẩu gà nòi hầm sả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gà mua về, rửa thật sạch. Sau đó bạn chặt gà thành từng miếng vừa ăn rồi bỏ vào tô lớn và bắt đầu ướp gà với các gia vị như: Mắm, muối, bột ngọt, ớt. Ướp gà với gia vị khoảng 30 phút. Sả loại bỏ vỏ già, cắt khúc và đập dập. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Các loại rau bỏ rễ và bỏ lá đã bị hỏng, rửa bằng nước nhiều lần cho sạch và cắt khúc rồi để ráo. Nấm rơm bỏ rễ, rửa sạch, xé nhỏ và để ráo.
Bước 2: Bạn bắc nồi lên bếp, cho chút dầu ăn và đổ tỏi vào phi thơm rồi đổ thịt gà vào nồi xào sơ qua cho săn thịt tầm 10 phút. Đổ tầm hơn lít nước vào nồi xào gà đồng thời cho sả vào và bắt đầu hầm. Hầm khoảng 30 phút đến khi thịt gà nhừ.
Bước 3: Khi thấy thịt gà trong nồi lẩu nhừ, bạn bỏ nấm vào nồi và đảo đều, đồng thời nếm xem cần nêm gia vị nữa hay không và điều chỉnh cho vừa miệng, đun tầm 5-10 phút là có thể bắc ra.
Bước 4: Bạn bắc nồi lẩu ra bếp và bắt đầu bật bếp cho nồi lẩu sôi lại. Bày các loại rau ra bàn ăn. Bỏ bún sợi ra đĩa. Ngày đông đến mỗi gia đình không thể bỏ qua món lẩu hấp dẫn này.
Hoàng Ly
Nhúng rau này vào nồi lẩu là độc như "thạch tín", chớ dại mà thử
Không phải loại rau nào cũng thích hợp dùng để ăn lẩu bởi chúng có thể sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Cà chua và khoai lang chứa nhiều vitamin C, không nên kết hợp với hải sản. Vì asen pentavenlent có trong hải sản gặp vitamin C sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Rau mùng tơi "kỵ" với lẩu bò. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đâu bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Giấm chứa nhiều axit, khi kết hợp cùng thịt dê sẽ phá hủy những thành phần dinh dưỡng quý giá của loại thịt này.
Ảnh minh họa
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Theo Đông y, không nên ăn thịt gà với rau kinh giới. Bởi hai thứ này ăn chung sẽ gây ra chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngày vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Cua ăn chung với cần tây sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể. Còn khoai lang kết hợp với cua dễ gây ra sỏi thận.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm... Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.
Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.
Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.
Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,...), hành tây, khoai môn, nấm.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp
Trời lạnh làm 1 nồi lẩu thì ngon tuyệt vời nhưng hãy tránh xa những loại rau "đại kỵ" sau Lẩu là một món ăn quen thuộc, nhất là vào tiết trời đông lạnh. Nhưng hãy tuyệt đối tránh xa những loại rau sau kẻo rước "họa vào thân". 1. Lẩu gà, vịt không ăn kèm rau kinh giới: Theo Đông Y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó rau kinh giới vị cay, tính ấm, dẫn đến phá...