Bí quyết làm hồng treo gió ngọt ngào, đậm vị cho mùa thu
Mùa thu là thời điểm quả hồng chín rộ, bạn hãy thử làm hồng treo gió, nhâm nhi với trà vào những ngày mát mẻ nhé.
Hồng treo gió là loại quả khô có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sau khi treo, hồng được nắng, gió làm héo lại, thành loại mứt ngọt ngào.
Bạn hãy thử làm theo hướng dẫn sau nhé:
Nguyên liệu
- 2kg hồng, dây buộc (dùng dây dù cho dễ buộc), rượu trắng.
Lưu ý khi chọn hồng
- Loại hồng dùng để treo: tất cả các loại hồng đều làm được nhưng phổ biến nhất vẫn là hồng đỏ, chát, vỏ mỏng dính và hồng vuông.
- Chọn quả to vừa phải thu hoạch sẽ nhanh hơn. Quả hồng chuyển sang màu cam đỏ nhưng còn cứng khi làm màu sẽ rất đẹp. Nếu lỡ mua hồng còn hơi xanh thì ủ thêm vài ngày cho có màu cam đỏ thêm, hồng xuống nhựa khi treo màu mới đẹp.
- Hồng mua về rửa sạch, gọt vỏ dọc từ trên xuống hoặc từ dưới lên để khi hồng khô sẽ cho vân rất đẹp trên quả hồng.Cách làm
Lưu ý: Bạn không gọt sâu quá ở phần gần cuống tránh sau bị lên men ở khu vực gần cuống hồng sẽ hỏng và bị chua. Bạn nhớ để lại phần cuống để buộc dây.
- Ngâm hồng vào rượu trắng khoảng 5 phút để khử trùng. Sau đó vớt hồng ra để ráo và treo hồng lên dây.
Cách buộc:
- Bạn có thể buộc vào cuống hồng nhưng một số quả hồng sau khi phơi 2-3 ngày rất dễ rụng cuống vì thế, để cẩn thận hơn, bạn buộc đan/lồng quả hồng vào trong dây (tức là đan chéo dây giữ quả hồng chứ không buộc vào cuống).
- Nhiều người dùng túi lưới đựng rất vững chắc nhưng như vậy hồng sẽ không được thoáng và đủ nắng đủ gió, sẽ lâu khô hơn.
Video đang HOT
- Treo các dây hồng lên khung/dây. Ban ngày mang ra ngoài trời phơi, có phủ màn để tránh bụi bẩn và ruồi nhặng. Tối lại mang vào nhà bật quạt nhẹ.
- Tháng 10-11-12 phơi hồng hợp lí nhất. Thời điểm này trời hanh và khô ráo, nắng vừa đủ và đây cũng là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ.
- Sau 5 ngày phơi hồng, sang ngày thứ 6 thì đeo bao tay vào, nắn bóp xung quanh quả hồng thật nhẹ nhàng cho hồng tiết ra mật. Không nắn bóp hồng quá sớm sẽ làm hồng tiết ra nhựa dễ bị thâm.
Bạn cần tùy vào độ to nhỏ của quả hồng mà lựa ngày nắn bóp, nếu hồng nhỏ thì sớm hơn, không nên nắn bóp quá nhiều. Cách 3-4 ngày một lần nắn bóp và phải thật nhẹ nhàng.
- Bạn làm như vậy liên tục, tránh ẩm ướt, sương và mưa gió, nắn bóp hàng ngày kiểm tra xem có bị mốc, hỏng hay không…
- Món hồng treo gió sau khi hoàn thiện có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật.
Lưu ý khi làm hồng treo gió:
- Thời tiết ẩm ướt không làm được hồng treo gió, nên đợi thời tiết có nắng, gió thoáng đãng mới làm.
- Khi phơi, không cần nắng quá to, vì nắng nóng quá sẽ làm quả hồng khô, rút nước nhanh làm hồng cứng không tiết mật ngọt. Bạn chỉ nên phơi nắng vừa phải. Quan trọng là nhiệt độ ổn định, có gió, thoáng… tránh ẩm ướt, mưa gió.
7 loại thực phẩm nhất quyết đừng ăn khi bụng rỗng kẻo hại dạ dày
Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng phù hợp để ăn khi đói. Nếu lựa chọn sai thực phẩm chẳng những không thể thỏa mãn cơn đói mà còn hại sức khỏe.
Giáo sư Yu Kang - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh liệt kê những loại thực phẩm mọi người không nên ăn khi đói có thể gây tổn hại tới sức khỏe.
1. Quả hồng
Tuyệt đối không nên ăn quả hồng khi bụng rỗng bởi quả hồng chứa nhiều pectin và axit tannic. Các chất trên phản ứng với axit dạ dày tạo thành các khối gel không hòa tan, dễ tạo thành sỏi dạ dày.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây đau bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu... rất nguy hiểm. Do đó, nếu muốn ăn hồng nên ăn khi bụng chưa đói tránh gây tổn hại tới dạ dày.
2. Đồ uống lạnh
Thời tiết mùa hè nóng bức nên nhiều người rất thích uống các loại đồ uống lạnh. Tuy nhiên nên tránh uống nhiều loại thực phẩm đông lạnh khi bụng đói bởi nó sẽ gây tổn hại đường tiêu hóa, dẫn đến rối loạn phản ứng hóa học enzyme khác nhau và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Đặc biệt, phụ nữ ăn đồ uống lạnh khi bụng đói trong kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
3. Chuối
Chuối chín chứa hàm lượng đường cao, và lượng lớn ăn vào khi bụng đói có thể gây mất cảm giác ngon miệng và đôi khi gây ra chứng trào ngược axit và ợ nóng.
Ngoài ra, lượng đường tự nhiên cao trong chuối có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chuối sẽ tạm thời khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Các nghiên cứu tiết lộ rằng chuối chứa lượng đường cao, tạo ra năng lượng trong cơ thể, nhưng nếu ăn vào lúc bụng đói, năng lượng sẽ bị cạn kiệt sau vài giờ.
4. Thực phẩm nhiều đường
Đường là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ. Nếu bạn ăn nhiều đường khi bụng đói, cơ thể con người không thể tiết ra đủ insulin để duy trì giá trị bình thường của lượng đường trong máu trong một thời gian ngắn, sẽ khiến đường trong máu tăng đột ngột và ức chế sự thèm ăn.
5, Khoai lang
Khoai lang chứa tannin và nướu, có thể kích thích thành dạ dày tiết ra nhiều axit dạ dày và gây khó chịu như ợ nóng nếu ăn khi bụng rỗng. Hơn nữa, trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
6. Cam
Cam quả thực rất bổ dưỡng và nhiều người thích uống nước cam. Mặc dù bổ nhưng chớ nên ăn cam khi bụng đói bởi cam chứa nhiều axit hữu cơ, axit trái cây, axit maslinic, axit citric,... Ăn cam hay uống nước cam khi bụng đói sẽ làm tăng axit dạ dày và gây kích ứng bất lợi cho niêm mạc dạ dày, gây đầy bụng, ợ hơi và phun nước axit.
7. Đồ ăn cay
Nhiều người có sở thích ăn cay nên thường thích ăn các món ăn vặt có vị cay khi đói. Tuy nhiên điều này không hề có lợi cho dạ dày. Ăn đồ cay khi đói gây kích thích hệ tiêu hóa và niêm mạc dà dày. Bạn hãy tránh tìm tới đồ ăn cay khi đói.
Nên ăn gì khi bụng đói?
Khi mọi người đói, để giúp ích cho sức khỏe và thỏa mãn cơn thèm ăn nên chọn các thực phẩm lành mạnh dưới đây:
Quả hạch: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều giàu protein và chất xơ nên có thể nhanh chóng giảm cơn đói, tăng cường hệ tiêu hóa và duy trì độ pH trong dạ dày.
Bột yến mạch: Yến mạch giàu chất xơ cũng giúp bạn bớt đói và no lâu hơn. Bột yến mạch còn giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ dạ dày tránh bị axit hydrochloric phá hủy.
Dưa hấu: Dưa hấu có chứa nhiều nước có thể cung cấp đủ chất lỏng cho dạ dày. Ngoài ra ăn dưa hấu còn giúp tăng cường miễn dịch.
Trứng: Ăn trứng khi bụng rỗng nhất là bữa sáng sẽ có thể cắt giảm lượng calo trong cơ thể, giúp bạn no lâu, kiểm soát cơn đói.
Lúa mạch: Lúa mạch rất có lợi cho sự vận hành hệ tiêu hóa, đồng thời đây cũng là cả một nguồn protein, chất sắt và vitamins dồi dào bổ sung cho cơ thể khi thiếu năng lượng.
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt: Loại bánh mì ngũ cốc không qua quá trình lên men này bao gồm hàm lượng lớn carbohydrates và các chất dinh dưỡng có lợi cho da dày của bạn. Đây là gợi ý tốt cho một bữa sáng tràn đầy năng lượng.
Ăn trứng gà xong tuyệt đối không tráng miệng bằng loại quả này Có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra bệnh tật. Trong 100 gam có protein 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; folat 146 mg; vitamin A 960 g; cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng...