Bí quyết kiếm việc tại Google
Câu chuyện về công việc ở Google biết đâu lại rất hữu ích cho các sinh viên Việt Nam mới ra trường.
2011 hẳn là một năm quan trọng với Google, khi gã khổng lồ đang có những dự định tuyển dụng nhân sự số lượng lớn. Trang blog công nghệ nổi tiếng Mashable đã có cuộc trò chuyện với Bryan Power, giám đốc quản lý nhân sự của Google để có được những kinh nghiệm hữu ích nhất khi nộp đơn xin việc tại công ty danh tiếng này.
Bức tranh toàn cảnh về quá khứ
Power khuyên những người tìm việc ở Google hay bất cứ công ty nào khác, nên bắt đầu bằng việc giới thiệu một “bức tranh toàn cảnh” thể hiện những thứ họ đã làm được trong sự nghiệp của mình càng ngắn gọn, đầy đủ và chính xác càng tốt. Trong hồ sơ, không nên có những từ ngữ thừa, và mọi câu chữ trong đó đều nên được sửa chữa cẩn thận. Không chỉ có vậy, người tìm việc cũng nên biết cách phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm và thành quả đạt được.
Bryan Power đã rất nhiều lần nhận được những hồ sơ xin việc mà trong đó, người xin việc chỉ đề cập đến những chức vụ họ đã làm trước đây, mà tuyệt nhiên không nói gì đến những việc anh ta đã làm khi đảm nhiệm chức vụ ấy. Nói cách khác, nếu không có những thông tin cụ thể, một hồ sơ xin việc sẽ chẳng có gì nổi bật khi đặt cạnh 10.000 đơn xin việc khác với quá khứ làm việc tương tự. “Nếu bạn là một người làm việc ở vị trí quản lý bán hàng, đừng tự bó buộc mình khi chỉ đề cập đến việc bạn dẫn dắt đội ngũ bán hàng. Hãy thêm một chút thông tin về doanh thu bạn đem về cho công ty cũ”.
“Rất nhiều trường hợp, những người tìm việc không dám đưa những con số cụ thể vì họ lo sợ chúng quá thấp. Thế nhưng nếu không có những con số này, bạn sẽ giống y hệt những người khác. Từ đó cơ hội cho bạn cũng giảm đi phần nào” – Power giải thích thêm.
Ông còn đưa ra lời khuyên: “Kết nối những thành tựu trong sự nghiệp của bạn đôi khi cũng khá khó khăn. Tuy nhiên một bản lý lịch với những thành tựu quan trọng lúc nào cũng tỏ ra có ích hơn những cuốn “bách khoa toàn thư” kể về tiểu sử người đi xin việc”.
Hãy chứng tỏ bạn có tài năng thực sự, chứ không phải kỹ năng giải quyết vấn đề
Không giống như những công ty khác, Google luôn tập trung vào những người có tài năng, chứ không phải tập trung vào những kỹ năng cụ thể. “Google biết rằng thế giới đang thay đổi rất nhanh, và chúng tôi muốn nhân viên của mình có thể đối mặt với sự thay đổi này và chấp nhận những thử thách mới trong công việc”.
Như một điều tất yếu, những nhà tuyển dụng tại Google không chỉ nhìn vào những gì những ứng cử viên đã làm được trong sự nghiệp, mà họ còn nhìn vào thành tựu của những người này ở trường học và môi trường ngoài công việc. “Chúng tôi thực sự cần những người có thể tạo ra những thứ thú vị cũng như ấn tượng”.
Khi được hỏi về những ai sẽ không phù hợp cho công việc tại Google, Power nhấn mạnh vào những ứng cử viên quá chú ý đến chiếc ghế mà họ sẽ ngồi vào, cũng như số lượng người dưới quyền. Hiểu một cách ngắn gọn, đó là những người quan tâm đến những gì Google làm được cho họ, trong khi lẽ ra họ nên quan tâm đến việc mình có thể giúp gì cho sự phát triển của Google.
Video đang HOT
“Google là một công ty có tầm ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh doanh khác nhau, cũng như hợp tác với nhiều đối tác chiến lược. Việc quan tâm đến “vùng lãnh thổ” cũng như số lượng nhân viên mà một người sẽ cai quản là một tín hiệu rõ ràng cho thấy họ sẽ không phù hợp cho công việc tại đây. Chúng tôi muốn tìm những người có tâm huyết với những dự án dài hạn tại Google, chứ không phải những người đi tìm một nấc thang mới trong sự nghiệp” – Power cho biết.
Buổi phỏng vấn
Quá trình phỏng vấn của Google sẽ bắt đầu với một cuộc nói chuyện qua điện thoại, đôi khi còn là vài cuộc kéo dài qua nhiều ngày. Những ứng viên được chọn sau quá trình này sẽ được mời đến trụ sở Google để trả lời phỏng vấn với một nhóm 4 đến 5 người đang làm trong khu vực mà ứng viên này đã đăng ký xin việc.
Phong cách phỏng vấn của Google khác hoàn toàn với phần lớn những công ty khác, khi những ứng cử viên sẽ phải giải thích sâu hơn về lý lịch của họ. Power đưa ra một lời khuyên: Những người đi xin việc nên thêm một vài câu nói liên quan tới công ty và tương lai của nó, một số vấn đề và hướng giải quyết của chính họ.
Dĩ nhiên, không có bất kỳ một luật lệ về trang phục nào trong buổi phỏng vấn.”Tôi đã từng thấy một vài anh chàng vào phỏng vấn với quần lửng và áo thun, nhưng họ đã khiến chúng tôi phải dành sự quan tâm đặc biệt đến sự sáng tạo của họ, và cũng không thiếu những người mặc vest với cà vạt chỉnh tề nhưng lại hoàn toàn không chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn”. Nếu bạn được mời đến Google phỏng vấn, hãy tự chuẩn bị trước và ăn mặc bất cứ thứ gì bạn cho là thoải mái. Nếu chẳng may cuộc phỏng vấn kết thúc không thành công, Power khuyên những ứng viên thất bại nên tiếp tục thiết lập mối quan hệ với những nhà tuyển dụng.
“Đôi khi bạn có thể ở trong một cuộc phỏng vấn về một chức danh, và nó không đi theo quỹ đạo mà bạn muốn. Tuy nhiên đôi khi nó sẽ là một khoảng thời gian tốt cho cả 2 để bàn luận những vấn đề công việc.” Power cho biết.”Có thể vận may sẽ mỉm cười, khi 6 hay 12 tháng sau, bạn lại trở thành một người phù hợp cho công việc. Bạn sẽ ở trong một vị thế tốt hơn khi tiếp tục xây dựng mối quan hệ này giữa bạn và những nhà tuyển dụng, thay vì từ bỏ cơ hội”.
Theo Bưu Điện VN
10 điều đáng trông đợi ở iCloud
Mặc dù đã được đồn đại khá lâu rằng Apple sẽ tham gia nền tảng đám mây, mới đây mọi người mới nhận ra gã khổng lồ này đang đi đúng hướng.
Theo dự đoán, Apple đã chi 4,5 triệu USD cho tiên miền iCloud.com, bên cạnh đó thực hiện những giao dịch đáng kể với một số hãng thu âm (trái ngược hoàn toàn với các phương pháp tiếp cận được thực hiện bởi Google và Amazon cho các dịch vụ âm nhạc dựa trên nền đám mây của họ) và thậm chí còn đăng một quảng cáo tìm kiếm một "Kĩ sư Nhạc Số Trực Tuyến".
Thêm vào đó, Apple đã sử dụng trung tâm dữ liệu lớn được xây dựng ở Mỹ cho việc này. Với tất cả những gì gã khổng lồ công nghệ đang chăm chút cho công trình mới này, hãy cùng TTCN điểm xem 10 điểm đáng trông đợi ở iCloud là gì.
1. Hỗ trợ nhiều thiết bị
Apple vốn nổi tiếng trong việc kết nối các sản phẩm của công ty vào với nhau. Apple kit không hẳn hoàn hảo, nhưng nó thường hoạt động tốt với các Apple kit khác, cũng như phần mềm và dịch vụ. Vì vậy, khi Apple tiết lộ tham vọng iCloud, người sử dụng mong muốn họ có thể sử dụng nó với cả máy tính Mac và thiết bị iOS, với các tính năng tương tự.
2. Khả năng sao lưu phục hồi dữ liệu iOS
Các dịch vụ nền tảng đám mây có thể là phương tiện giúp cho thiết bị iOS hoạt động riêng rẽ với máy tính và máy tính Mac, như vậy, iPhone, iPod và iPad có thể trở thành những thiết bị độc lập. Bạn sẽ có thể lưu trữ dữ liệu trong đám mây và truy cập nó từ một loạt các ứng dụng. Apple cũng sẽ cho phép bạn sao lưu và khôi phục dữ liệu ứng dụng iOS. Thật khó chịu khi bạn lỡ tay xóa một ứng dụng hoặc trò chơi và dữ liệu theo đó cũng mất hoàn toàn - bạn sẽ có thể tùy chọn phục hồi lại những dữ liệu này khi cài đặt lại ứng dụng đó.
3. Kho chứa âm nhạc
Những thiết bị iOS của Apple từ lâu đã nổi tiếng với dung lượng lưu trữ lớn, và máy tính Mac cũng đang hoạt động theo cách đó nhờ có ổ SSD. Nếu sở hữu cả "tấn" âm nhạc, rất có thể thư viện iTunes là thư mục lớn nhất trên máy Mac của bạn, do đó bạn không thể lưu trữ hết được chúng trên iPhone. Nhưng nếu Apple có thể xác định được đâu là nhạc bạn tải lên và cho phép truy cập dựa trên đám mây qua iCloud, vấn đề này sẽ hoàn toàn được giải quyết.
4. Sự tham gia của các hãng đĩa
Tất nhiên, bất kì sự thay đổi lớn nào trong cách thức giao dịch âm nhạc của Apple đều cần sự ủng hộ từ các hãng đĩa. Apple đã có đề đạt riêng với 4 ông lớn trong thị trường thu âm, khiến cho công ty có nhiều lựa chọn hơn so với các đối thủ của mình. Tuy nhiên, liệu các hãng đĩa có cho phép phát lại những bài hát không được mua qua Itunes không? Hay khi đã được gỡ bỏ DRM bạn sẽ phải trả tiền để nâng cấp các bản nhạc với một chi phí nhỏ? Có lẽ Apple sẽ hoàn thiện vấn đề này một lần nữa với iCloud, bạn chỉ phải trả một vài xu để nghe một bản nhạc trên đám mây.
5. Âm nhạc trực tuyến
Đối với những người không thực sự muốn mua nhạc nhưng vẫn thích nghe chúng, Spotify hấp dẫn hơn so với iTunes. Trong khi Spotify vẫn đang đấu tranh để mở rộng vào thị trường Mỹ, Apple đã hiện diện trên toàn thế giới và có các cuộc thảo luận với các hãng đĩa. Có lẽ công ty sẽ cung cấp một dịch vụ đăng kí trực tuyến để truyền tải âm nhạc nhằm hoàn chỉnh hóa bộ máy.
6. Phim và truyền hình trực tuyến
Đã từ lâu, các ngành công nghiệp phim luôn đi sau các hãng thu âm khi nói đến công nghệ mới. Vì vậy, chúng tôi không mấy hi vọng vào việc Apple sẽ chiếu phim và phát truyền hình trực tuyến qua các dịch vụ iCloud, nhưng nếu có cũng rất thú vị, điều này một lần nữa sẽ giải quyết vấn đề lưu trữ dung lượng lớn trên các thiết bị iOS và các máy Mac được trang bị ổ SSD.
7. Phương tiện truyền thông nhanh chóng
Vấn đề tốc độ đối với dịch vụ truyền tải âm nhạc qua nền đám mây là rất thường xuyên, bạn phải đợi trong khi các tập tin tải về. Tin đồn cho biết Apple có thể giải quyết vấn đề này bằng cách lưu trữ một phần nhỏ của các tập tin cục bộ trên thiết bị của bạn. Việc phát lại sẽ bắt đầu trong chính thiết bị đó, tiếp theo máy sẽ đồng bộ hóa với một tập tin tải về, giảm các vấn đề liên quan đến bộ nhớ đệm.
8. Cải thiện các dịch vụ hiện có
Apple không được lòng người sử dụng về các dịch vụ online và khiến chúng chết yểu trong một thời gian dài. Người dùng thích các khái niệm iWork.com, Ping và Game Center, nhưng tất cả các ứng dụng này đều thiếu sự thực thi liên kết. Một dịch vụ iCloud mới sẽ thúc đẩy sự phát triển và tích hợp các dịch vụ này vào với nhau.
9. Lưu trữ tài liệu
Khi sử dụng thiết bị iOS, việc chuyển đổi các tài liệu thực sự rất khó khăn. Thậm chí tệ hơn, nếu bạn muốn di chuyển một file nào đó giữa máy Mac/PC và một thiết bị iOS, bạn phải sử dụng email hoặc chức năng chia sẻ file của iTunes. Nhiều ứng dụng chỉ có cách giải quyết thông qua Dropbox để lưu trữ, nhưng Apple không kiểm soát việc này cũng như không tích hợp đầy đủ. Do đó thật sự tuyệt vời nếu Apple cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu chất lượng cao như iCloud.
10. Tùy chọn đồng bộ hóa/hợp nhất
Cuối cùng, nếu Apple cung cấp một số tính năng đã nêu ở trên cho iCloud, họ phải cho phép người dùng dễ dàng quản lí máy tính và các thiết bị cá nhân, cùng với các thông tin về người sử dụng. Bạn có thể dễ dàng đồng bộ và hợp nhất các bộ sưu tập ứng dụng, âm nhạc, phim ảnh và tài liệu. Việc sử dụng các thiết bị iOS và các máy tính Mac cần phải đơn giản và trực quan, Apple nên hoạt động theo tiêu chí này đối với việc quản lí hai chiều các tài liệu và tập tin đa phương tiện từ những thiết bị và máy tính khác nhau.
Theo Bưu Điện VN
Sự thật ngã ngừa về việc mua quảng cáo từ Google Nếu bạn là một doanh nghiệp muốn mua dịch vụ quảng cáo của Google, hãy chắc chắn rằng bạn bỏ tiền ra để mua vị trí hiển thị... thứ 2! Với việc Google thay đổi cách thức dịch vụ quảng cáo Adwords trên các trang web, nhiều công ty sử dụng dịch vụ này của gã khổng lồ công nghệ đang cố bỏ...