Bí quyết kiểm tra máy tính bảng trước khi mua
Cho dù bạn đang tìm kiếm máy tính bảng Android, Windows hay iPad, bạn cũng nên cân nhắc những gợi ý dưới đây để tìm được một sản phẩm ưng ý nhất.
Các máy tính bảng tốt nhất có màn hình sắc nét, đáp ứng ngay khi người dùng chạm vào màn hình, bộ xử lý nhanh và nguồn pin lâu. Do đó, để chọn được một máy tính bảng ưng ý, người dùng cần trả lời những câu hỏi như dưới đây:
- Nguồn pin dùng được trong bao lâu?
- Chất lượng màn hình thế nào?
- Màn hình cảm ứng có nhạy không?
- Tốc độ xử lý của máy như thế nào?
- Bạn thích những điểm nào trên máy tính bảng này?
- Điều quan trọng nhất là có nên mua máy này không?
Kiểm tra nguồn pin
Video đang HOT
Không có gì khó chịu hơn việc máy tính bảng đột ngột tắt máy vì hết pin khi bạn đang xem dở một bộ phim. Đặc biệt hơn nếu bạn là người thường xuyên mang thiết bị này di chuyển ra ngoài. Do đó, bạn cần kiểm tra thời lượng pin.
- Kiểm tra tốc độ sạc pin: Cắm sạc pin vào máy tính bảng khoảng 30 phút, bạn kiểm tra xem dung lượng pin tăng được bao nhiêu.
- Chạy thử video: Bạn chạy thử video liên tục và kiểm tra xem thời lượng pin trên máy tính bảng kéo dài được bao lâu.
- Kiểm tra kết nối WiFi: Bạn lướt web qua mạng WiFi để xem nguồn pin của máy tính bảng có thể chịu được trong bao nhiêu tiếng đồng hồ.
Kiểm tra chất lượng màn hình cảm ứng
- Chất lượng màn hình: Bạn nên đánh giá chất lượng màn hình một cách trực quan. Tức là bạn sử dụng máy tính bảng trong các điều kiện khác nhau. Chẳng hạn như trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, ánh sáng thông thường và ánh sáng trong nhà. Nhờ đó bạn sẽ đánh giá được mức độ phản chiếu của màn hình, độ lóa, độ tinh khiết của màu sắc và liệu có khiến hình ảnh bị méo hay không? Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra góc nhìn cũng như đo độ sáng tối đa của màn hình máy tính bảng.
- Chất lượng cảm ứng: Hầu hết máy tính bảng không đi kèm bàn phím vật lý, nên cách duy nhất để nhập liệu là thông qua màn hình cảm ứng. Do đó, bạn cần kiểm tra độ nhạy của màn hình cảm ứng bằng cách xem phải dùng bao lực tác động vào màn hình mới đáp ứng, độ chính xác… Nếu thiết bị đi kèm bút từ thì kiểm tra xem chúng có dễ dàng sử dụng không? Hơn nữa, người dùng cũng nên kiểm tra bàn phím cảm ứng trên máy, xem cách bố trí và có thoải mái khi sử dụng không?
Kiểm tra tốc độ máy tính bảng
Người dùng nên kiểm tra thông số kỹ thuật bộ xử lý được nhà sản xuất công bố và hoạt động thực tế trên máy.
- Sử dụng chương trình kiểm tra tốc độ: Bạn có thể sử dụng một loạt các chương trình kiểm tra tốc độ của máy, chẳng hạn như Geekbench. Chương trình sẽ phân tích tốc độ xử lý dữ liệu, tốc độ hiển thị nội dung ra màn hình, lấy thông tin từ bộ nhớ…Tất cả các yếu tốc đó sẽ được khi lại và đưa ra điểm số trung bình của các kết quả kiểm tra.
- Chạy video: Bạn có thể chạy video từ YouTube để xác định xem máy tính bảng có tải nhanh không và chạy video có mượt không.
- Chạy Skype: Người dùng có thể thử ứng dụng gọi điện thoại video qua Skype để xem hình có bị giật không.
- Lướt mạng: Bạn nên truy cập một số trang web để kiểm tra tốc độ xử lý trình duyệt web của máy tính bảng.
Kiểm tra các tính năng sử dụng thường xuyên
Người dùng nên kiểm tra các tính năng sử dụng hàng ngày như:
- Thiết lập: Bạn có thể thiết lập tài khoản cần thiết để truy cập mạng và đánh giá xem mức độ đơn giản của thao tác này.
- Chất lượng âm thanh: Kiểm tra chất lượng âm thanh bằng cách bật thử loa tích hợp sẵn trên thiết bị.
- Chất lượng camera: Bạn nên chụp các bức ảnh bằng camera tích hợp ở mặt trước và mặt sau của máy tính bảng. Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá chất lượng quay video.
- GPS: Bạn bật chức năng định vị GPS để kiểm tra khả năng định vị chính xác vị trí của bạn trên bản đồ.
- Kết nối không dây: Người dùng nên kiểm tra cường độ sóng và tốc độ kết nối WiFi để xem chúng có hoạt động tốt khi chạy các ứng dụng, lướt web và tải tệp tin hay không?
Có nên mua máy tính bảng không?
Điều quan trọng cuối cùng là người dùng phải trả lời được câu hỏi có nên mua máy tính bảng này không? Do đó, sau khi kiểm tra tất cả các yếu tố trên, bạn nên tự cho điểm mỗi sản phẩm theo tỷ lệ như:
Hiệu suất: 40%
Dễ sử dụng: 20%
Chất lượng màn hình: 20%
Nguồn pin: 10%
Tính năng: 10%
Sau đó kết hợp điểm số lại và so sánh các thiết bị với nhau. Theo cách làm này, điểm số cộng với mức giá chấp nhận được, người dùng sẽ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm nào tốt và phù hợp với nhu cầu của mình.
Theo VNE