Bí quyết giúp thức ăn không bị cháy khét
Sử dụng chảo chống dính, đun nhỏ lửa với món xốt, khuấy thường xuyên… là những cách đơn giản giúp bạn hạn chế xoong chảo bị cháy, ảnh hưởng đến thức ăn.
Dụng cụ nấu nướng có chất lượng thấp không hấp thu nhiệt tốt và nhanh bị cháy khi đun nấu. Do đó, bạn nên sử dụng những chiếc xoong, chảo ba lớp làm từ hợp chất nhôm và thép không gỉ rất chắc chắn và bền. Gang cũng là một chất liệu tốt cho xoong, chảo vì chúng rất khó bị cháy khi nấu ở nhiệt độ cao.
Sử dụng các loại xoong, nồi có chất liệu tốt giúp bạn hạn chế việc bị cháy thức ăn trong quá trình nấu nướng. Ảnh: N.S.
Dùng sản phẩm chống dính
Hiện nay, những chiếc chảo chống dính rất được ưa chuộng vì chúng được phủ một lớp chất liệu chống dính khá mỏng nhưng lại dẫn nhiệt tốt, giúp thức ăn không bị dính vào đáy chảo trong quá trình nấu nướng.
Vệ sinh bếp sạch sẽ
Những phần thức ăn bị tràn hoặc rơi rớt ra bên ngoài bếp sẽ bị cháy nếu chúng tiếp xúc trực tiếp với lửa. Điều này không chỉ làm cho việc vệ sinh bếp trở nên khó khăn mà còn dễ gây cháy phần đáy xoong, chảo. Trong trường hợp này, bạn cần chùi sạch đầu đốt lửa (nếu là bếp gas), cạo phần thức ăn đã cháy, lấy hết những thứ còn bám trên bếp trước khi tiếp tục đun nấu.
Lau chùi bên ngoài xoong, chảo
Trong quá trình cất giữ, những mẩu thức ăn hoặc bụi bẩn có thể bám vào thành hoặc đáy xoong, chảo. Nếu không được vệ sinh kỹ, chúng có thể bám lửa và gây cháy phần bên ngoài của xoong, chảo.
Video đang HOT
Đun nóng dầu trước khi cho thức ăn
Làm nóng dầu trước khi chiên, xào giúp bạn hạn chế việc cháy thức ăn. Ảnh: Khánh Hòa.
Bất kỳ loại chảo nào dù được làm từ chất liệu gì thì cũng cần được làm nóng trước khi bạn bắt đầu quá trình nấu nướng. Giống như dầu ăn, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ thấm vào trong những chiếc lỗ bé xíu trên bề mặt của lớp kim loại làm ra chảo (tương tự như lỗ chân lông trên da chúng ta). Nhờ đó, sẽ tạo ra một lớp chống dính, giúp thức ăn không bị dính vào đáy chảo.
Đầu đốt phù hợp với kích cỡ xoong, chảo
Vấn đề này càng cần được lưu ý hơn nếu như bạn dùng bếp gas vì ngọn lửa liếm dọc theo thành xoong, chảo sẽ làm cho nước hoặc thức ăn lỏng bên trong dính chặt vào thành nồi. Nếu không có đầu đốt lửa phù hợp với kích cỡ của xoong, nồi sẽ nấu, bạn nên chọn đầu đốt lửa nhỏ, không chọn cái quá to để vừa tiết kiệm gas, vừa không làm cháy xoong, chảo.
Đun nhỏ lửa đối với món xốt
Những loại nước xốt đặc sệt rất dễ bị cháy nếu được nấu quá nhanh. Do đó, nên để cho chúng sôi từ từ, bắt đầu từ mức lửa riu riu rồi mới chỉnh đến trung bình, không bật lửa to. Chỉ đun sôi nước xốt trong thời gian cần thiết theo hướng dẫn của món ăn.
Khuấy thường xuyên
Khuấy liên tục là một trong những yêu cầu bắt buộc khi nấu các món có nước xốt nhằm ngăn không cho nước xốt dính vào đáy nồi. Đối với những loại thức ăn đặc như thịt hay rau, củ, bạn cũng nên khuấy, đảo và lật trở chúng thường xuyên. Khi thức ăn đọng quá lâu ở một vị trí, phần thức ăn tiếp xúc với chất liệu kim loại của xoong, nồi thường bị cháy và để lại vết dính rất khó chùi rửa.
Những món ăn như súp, cháo… thường phải khuấy thường xuyên trong quá trình nấu để thức ăn không bị dính vào đáy xoong, nồi. Ảnh: Khánh Hòa.
Xoay xoong, chảo khi nấu
Một số đầu đốt lửa sẽ không phân bổ nhiệt đều đặn, nhất là những chiếc bếp đã cũ. Xoay xoong, chảo trong khi nấu giúp ngăn ngừa tình trạng hơi nóng tiếp xúc trực tiếp ở một vị trí cố định trên xoong, chảo quá lâu.
Dùng dụng cụ khuếch tán nhiệt
Dụng cụ khuếch tán nhiệt là một chiếc đĩa kim loại dùng để đặt vào giữa bếp và đầu đốt lửa. Chúng giúp kiểm soát việc phân tán nhiệt, giúp thức ăn chín đều. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng cháy thức ăn.
Theo PNO
[Chế biến] - Cơm chay kiểu Thái
Hương vị chua ngọt thơm lựng cùng màu sắc đẹp mắt của món cơm chay kiểu Thái sẽ cùng bạn chinh phục khẩu vị của cả nhà!
Nguyên liệu:
200g gạo (chừng lưng bơ gạo) 1 quả dứa chín ương 1 củ hành tây 1 quả cam (để lấy 60ml nước cam vắt) 1 thìa cà phê đường 1 thìa cà phê dầu ô liu 1 tép lớn tỏiCách làm:
Với công thức cơm chay kiểu Thái này, bạn có thể nấu cơm bằng chính gạo tám Thái cho phù hợp. Nấu cơm chín theo cách thông thường, hạt cơm rời nhưng dẻo.
Dứa được gọt vỏ, bỏ mắt, xắt lát mỏng. Sau đó bạn đặt chảo lên bếp cho nóng, không cho dầu ăn, thả các lát dứa vào áp chảo. Làm như vậy tương tự như là nướng dứa qua đáy chảo nóng, dứa sẽ rất thơm và keo nước cốt chua ngọt lại đậm đà hơn. Áp chảo cho tới khi dứa vàng nâu hai mặt đều đặn thì gắp dứa ra đĩa để thật nguội rồi xắt hạt lựu.
Phi tỏi thơm trong dầu nóng, sau đó cho hành tây thái hạt lựu vào xào chín. Đổ dứa vào chảo hành tây, rót thêm 60ml nước cam vắt đã hòa tan 1 thìa cà phê đường vào chảo, vừa đun vừa đảo cho dứa ngấm đều vị và hơi nước bốc lên cạn bớt đi trong chảo, chỉ còn lại nước xốt dẻo sánh.
Trộn đều cơm vào chảo dứa vừa đun, nhẹ tay không làm nát dứa.
Lấy cơm chay kiểu Thái vào bát, hơi lèn cơm chặt xuống để tạo khuôn chắc chắn, úp bát cơm vào đĩa và nhấc bát ra. Bày thêm lá xanh cho cơm dứa với sắc vàng được nổi bật. Bạn dùng cơm dứa với nước tương rất hợp!
Hương vị chua ngọt thơm lựng của món cơm chay kiểu Thái này sẽ giúp bạn ngon miệng hơn rất nhiều cho những ngày nắng mới oi ả. Chúc bạn ngon miệng!
Theo Afamily
Đến Ninh Bình, đừng quên ăn cơm cháy Tương truyền cơm cháy đã xuất hiện khoảng 100 năm trước, do chàng thanh niên Ninh Bình tên Hoàng Thăng tạo ra từ một món ăn của người Hoa. Từ đó đến nay cơm cháy đã phát triển và trở thành đặc sản của vùng đất Ninh Bình. Cơm cháy được ăn kèm với chà bông, mỡ hành... Ảnh: T. H. Cơm cháy,...