Bí quyết chăm ổi lê Đài Loan ra trái ngọt, giòn, thu về tiền tỷ
Cách đây hơn chục năm, anh Lê Đình Tiếp (ở tổ dân phố 13, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) quyết định bỏ nghề buôn lợn làm trang trại trồng cây ăn quả.
Với quy mô hơn 4ha được phân thành từng khu với nhiều loại cây như ổi lê Đài Loan, cam, nhãn…, mỗi năm gia đình anh Tiếp thu về trên 2 tỷ đồng.
Trồng đa dạng
Nhìn trang trại rộng hơn 4ha được quy hoạch thành từng vùng, với từng loại cây cụ thể, ít ai biết để có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng anh Tiếp đã phải đầu tư nhiều tiền bạc, công sức biến hơn 4ha đất hoang hóa vốn là khu lò gạch cũ thành vườn cây ăn quả thu nhập cao như hiện nay.
Anh cho biết: Thời điểm năm 2007, vùng đất hoang hóa này được xã cho các hộ thuê làm lò gạch, đất đá ngổn ngang, cỏ dại mọc quá đầu… Vợ chồng anh đã đổ không biết bao công sức, mồ hôi và tiền bạc để có trang trại như ngày hôm nay.
Theo anh Tiếp, thời điểm khởi nghiệp để đầu tư làm trang trại trồng cây ăn quả, gia đình anh bỏ ra số vốn ban đầu tương đối lớn, khoảng gần 2 tỷ đồng. Chính vì vậy, anh Tiếp phải cân nhắc và tính toán lựa chọn từng loại cây trồng phù hợp, đảm bảo “lấy ngắn nuôi dài” và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Anh Lê Đình Tiếp chia sẻ về cách chăm sóc 800 gốc ổi lê Đài Loan tại trang trại. Ảnh Thu Hà
Không giống như các trang trại khác chỉ chuyên canh một loại cây trồng, anh Tiếp phân thành các khu trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau, Hiện trang trại của anh có 1,5ha trồng 10.000 cây cam Canh, 2ha trồng 800 gốc ổi lê Đài Loan. Ngoài ra, anh còn trồng thêm táo, mít Thái…
“Giống ổi lê Đài Loan sau khi trồng khoảng 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây ổi cho thu hái được khoảng 80 – 100kg quả/năm. Mỗi trái ổi lê Đài Loan có trọng lượng trung bình 300 – 400 gram, tùy theo thời điểm giá ổi dao động từ 10.000 – 25.000 đồng/kg. Trồng ổi nhanh thu hoạch, giá bán tương đối cao nên hiệu quả gấp 3 – 4 lần các loại cây ăn trái khác” – anh Tiếp cho hay.
Video đang HOT
Không chỉ chịu khó mày mò, học hỏi, làm giàu cho gia đình mình, là hội viên Hội Nông dân phường ồng Mai, anh Tiếp còn tích cực truyền đạt, phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả cho nhiều hộ nông dân ở trong vùng. Hàng năm, anh giúp đỡ từ 3-5 hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất (không lấy lãi) để thoát nghèo, đồng thời còn đóng góp hàng chục triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “ền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Hỗ trợ nông dân” của địa phương.
Năm 2011, anh Tiếp được UBND quận Hà ông tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp quận. Năm 2015 anh Tiếp là một trong những tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen.
Bí quyết bón phân giúp trái ổi giòn ngọt
Để hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, anh Tiếp luôn đặt yếu tố sạch và an toàn trong sản xuất lên hàng đầu. Anh Tiếp cho biết, anh thường sử dụng các loại phân bón lân, NPK Lâm Thao để chăm bón cây ăn quả bởi dùng loại phân bón này, vừa làm đất tơi xốp mà còn hạn chế được sâu bệnh cho cây ăn quả.
Anh Tiếp khuyến cáo, mặc dù giống ổi lê Đài Loan phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao, nhưng người dân cần quan tâm đến quy luật cung – cầu khi nhân rộng mô hình.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng ổi, anh Tiếp cho biết: Ở miền Bắc thời gian trồng ổi tốt nhất là lúc thời tiết mát mẻ, trồng vào vụ xuân (tháng 2 – 4), ngoài ra là vụ thu (tháng 8 – 10) với khoảng cách 4×4m hoặc 5×5m. Đào hố trồng: Kích thước hố trồng dài x rộng x sâu: 50×50x50cm. Mỗi hố (mỗi cây) trồng nên bón lót khoảng 25kg phân chuồng 1,5 – 2kg phân bón lót NPK Lâm Thao 5.10.3-8. Toàn bộ công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
Khi cây ổi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, anh Tiếp sử dụng phân hỗn hợp NPK Lâm Thao 12.5.10-14 bón 4 lần/năm cho cây với tổng liều lượng như sau: Năm thứ nhất bón 0,5kg; năm thứ hai 0,75kg; năm thứ ba 1kg.
Thời kỳ cây ổi cho kinh doanh, anh Tiếp chia làm 4 giai đoạn để bón phân: Bón hồi cây sau thu hoạch, bón lót trước khi cây ra hoa, bón hỗn hợp cho cây sau đậu quả và quả đang lớn.
Về liều lượng phân bón cụ thể, anh Tiếp cho biết: Sau thu hoạch, anh thường dùng phân NPK 12.5.10-14 để bón hồi cây với liều lượng từ 2-2,5kg phân/cây. Trước khi cây ổi ra hoa, anh bón tiếp 1-1,5kg phân NPK 5.10.3-8. Giai đoạn cây nuôi quả anh Tiếp bón thêm 2 lần phân NPK Lâm Thao 10.5.12-5 sau khi cây đậu quả 1 tuần và nuôi quả đang lớn.
Anh Tiếp bộc bạch: Việc làm vườn đòi hỏi sự cần mẫn và tốn nhiều công sức.
Không chỉ trồng các loại cây ăn quả, anh Tiếp còn đầu tư 2 sào ươm cây giống, mỗi năm anh bán 7 vạn cây giống cho người dân ở Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang… Hiện trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động và việc làm ổn định cho 5 lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng.
Gắn "sao" OCOP, tạo cú hích cho nông sản
Đông Anh (Hà Nội) được đánh giá là địa phương có tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế làng nghề với nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có giá trị kinh tế cao.
Đây được coi là nền tảng và lợi thế để Đông Anh phát triển Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP).
Sẵn sàng chớp thời cơ
Năm 2019, huyện Đông Anh được TP.Hà Nội công nhận 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao (tượng gỗ Long Mã, đậu phụ sạch Dafusa), 18 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều sản phẩm của huyện Đông Anh được gắn "sao" OCOP là yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất, tạo "cú hích" cho những sản phẩm mới sẵn sàng tiếp cận thị trường lớn, có tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm "Điêu khắc quả mít" của anh Đỗ Văn Cường, thôn Thiết Úng đã được TP. Hà Nội công nhận 3 sao. Ảnh: Minh Ngọc
"Để tạo động lực thúc đẩy chương trình OCOP, huyện Đông Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp... tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững để góp phần nâng cao giáa trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng".
Ông Nguyễn Văn Thiềng
Để làm được điều này, trên địa bàn huyện Đông Anh đã hình thành nhiều cơ sở chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm, các làng nghề, làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát huy như bún Mạch Tràng, tương Việt Hùng, bánh chưng Liên Hà, đậu làng Chài Võng La, làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng...
Nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ xuất hiện ở thôn Thiết Úng (xã Vân Hà) từ lâu đời. Qua hàng chục thế hệ, nhiều lớp nghệ nhân trẻ nối tiếp cha ông, cứ thế theo dòng chảy thời gian, đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng dần tạo được thương hiệu trên thị trường.
Năm 2019, sản phẩm "Điêu khắc quả mít" của anh Đỗ Văn Cường (thôn Thiết Úng) được TP.Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 3 sao. Là gia đình có truyền thống làm làm nghề điêu khắc gỗ nhiều đời nay, anh Cường cho biết: "Ở đây, gia đình nào cũng làm nghề này, mỗi người lại có những bí quyết và chuyên về mỗi dòng sản phẩm riêng. Nhờ đó nhiều gia đình đã có cuộc sống ngày một sung túc. Như cơ sở của tôi, có rất nhiều sản phẩm chạm khắc tinh xảo, giá trị cao lên tới hàng trăm triệu đồng".
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm chạm khắc gỗ của làng nghề Thiết Úng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, bao gồm các đồ dùng gia đình, đồ văn phòng, đồ thủ công mỹ nghệ. "Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ của làng nghề Thiết Úng không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu.
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, cũng như tiếp cận các thị trường lớn, tiềm năng, năm 2020, cơ sở của anh Cường tiếp tục đăng ký tham gia Chương trình OCOP với 2 sản phẩm "Lợn phú quý" và "Đài nến hoa sen".
Thu hút nhiều chủ thể tham gia
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, Đông Anh là địa phương đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã khảo sát, đánh giá được 233 sản phẩm của 84 chủ thể sản xuất. Đông Anh đã lựa chọn 40 sản phẩm để đánh giá, xếp hạng "sao" năm 2020.
Để thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển trong thời gian tới, ngay từ đầu năm 2020, UBND huyện Đông Anh đã quyết định xây dựng đề án phát triển nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Là năm đầu tiên có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, chị Trần Thị Thanh (chủ cơ sở sản xuất và chế biến gà tần Thiên Thanh) cho biết: "Để tiếp cận thị trường được dễ dàng cũng như mong muốn thành phố và huyện hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tôi đã quyết định đăng ký tham gia Chương trình OCOP".
Chị Thanh cho biết, bản thân là người đam mê với nông nghiệp từ nhỏ, sau khi từ bỏ công việc tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho các trang trại, chị đã xây dựng trang trại nuôi hàng nghìn gà thịt thương phẩm và đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng khu chế biến sản phẩm đóng hộp, với 2 sản phẩm chính là cháo gà ác gạo lứt và gà ác tần thuốc bắc.
"Nếu được gắn "sao" OCOP chúng tôi sẽ có cơ hội được phân phối tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng" - chị Thanh kỳ vọng.
Trao đổi với PV NTNN, ông Nguyễn Văn Thiềng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho hay: Các chủ thể cần xây dựng hướng đi bài bản, thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu, từ đó có thể mở rộng đầu ra.
Rau sạch Chúc Sơn trụ vững mùa dịch Covid-19, bán đều đều 2,5 tấn rau mỗi ngày Thời gian vừa qua, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid - 19, nhưng HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) vẫn sản xuất ổn định, từng bước phát triển nhờ có kế hoạch và sản xuất theo chuỗi giá trị. Tự tin vượt qua dịch HTX Rau...