Bí quyết ăn uống lành mạnh cho tuổi teen
Tất cả chúng ta đều bận rộn với công việc ở trường, ở chỗ làm và bạn bè nhưng ai cũng cần ăn uống lành mạnh để có một sức khỏe tốt và dưới đây là vài mẹo ăn uống lành mạnh dành cho tuổi teen.
1. Hiểu về khẩu phần ăn
Hãy thử một thí nghiệm nhỏ như sau: lấy một cái bát và một hộp ngũ cốc, đổ phần ngũ cốc mà bạn nghĩđó là một phần ăn. Sau đó hãy so sánh với hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Thường thì bạn sẽ lấy nhiều gấp đôi khẩu phần ăn chuẩn được khuyến cáo bởi nhà sản xuất. Hãy học để biết thế nào là một khẩu phần ăn chuẩn và tuân theo nó.
2. Không bỏ bữa sáng
Khi lớp học của bạn bắtđầu vào sáng sớm, bạn thường tranh thủ ngủthêm 10 phút nữa thay vì dùng 10 phút đó cho bữa sáng. Nhưng đây là một điều không nên chút nào bởi bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó cung cấp cho bạn năng lượng và dinh dưỡngcần thiết để bắt đầu một ngày mới. Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua bữa sáng.
3. Ăn vặt một cách khoa học
Với rất nhiều ca-lo rỗng, hàm lượng đường fructose và chất béo cao, các món ăn vặt là những thứ không tốt cho sức khỏe nhất. Thay vì khoai tây chiên, soda, kẹo… hãy chọn những loại đồ ăn nhẹ khác tốt hơn cho sức khỏe và ăn khoảng 2 lần/ngày, kèm với hoa quả và rau tươi hoặc một nắm hạnh nhân. Chúng sẽ khiến bạn cảm thấy no, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể và bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thêm hưng phấn.
4. Hạn chế đồ ăn nhanh
Video đang HOT
Mặc dù một bữa ăn nhanh có thể cung cấp lượng calo mà bạn cần trong một ngày song phần lớn lượng calo đó là từ chất béo, chất xơ không có lợi và không phải đường tự nhiên. Nếu bạn phải chọn đồ ăn nhanh thì hãy gọi kèm một suất salad không có sốt, hoặc bánh kẹp thịt gà nướng không có sốt mayonnaise.
5. Tránh uống soda
Các loại đồ uống này chứa rất nhiều cafein, calo và các hóa chất không tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều hơn 1 lon soda mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn bình thường, vì vậy hãy bỏ qua soda trong thực đơn hàng ngày của bạn nhé.
6. Ăn thành nhiều bữa nhỏ
Hãy thử ăn 5 khẩu phần hoa quả và rau xanh hàng ngày. Điều này tưởng chừng rất dễ nhưng ít người có thể thực hiện được, vì thế bạn hãy kiên trì làm theo phương pháp này.
7. Lên kế hoạch
Không gì tệ hơn khi bạn đói và muốn ăn chút gì đó như hoa quả chẳng hạn thì lại không còn chút nào. Hãy lên kế hoạch trước để tránh những trường hợp như vậy. Luôn dự trữ một số đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe trong nhà.
8. Tự chuẩn bị đồ ăn
Nếu trường học của bạn không có căng tin thì bạn có thể tự chuẩn bị đồ ăn tại nhà và mang đi học. Việc tự chuẩn bị đồ ăn còn giúp bạn tránh được những bữa ăn quá no vào những ngày nhà hàng có khuyến mãi đặc biệt.
9. Nấu nướng tại nhà
Nếu bạn không muốn ăn đồ ăn nhanh thì bạn có thể mang theo bữa trưa đến trường học. Vậy còn bữa tối? Hãy tham khảo những công thức nấu nướng tốt cho sức khỏe vàtự tay nấu tại nhà. Những bữa ăn tự nấu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hợp với sở thích và khẩu vị của bạn.
Anh Khôi
Theo Dân trí
Làm thế nào để thực hiện một chế độ ăn lành mạnh?
Ăn uống lành mạnh dường như không hề đơn giản khi bạn phải cố gắng cân bằng các bữa ăn, đối diện với nhiều lựa chọn thực phẩm và những lo lắng về việc không hấp thụ đủ các dưỡng chất mà cơ thể cần để có sức khỏe tốt nhất.
Dưới đây là cách đơn giản hóa việc lập kế hoạch ăn uống lành mạnh:
Đa dạng hóa các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Thay vì sử dụng các loại thực phẩm giống nhau hàng tuần, hãy đa dạng hóa bữa ăn để đảm bảo cơ thể bạn hấp thụ đủ lượng vitamin và dưỡng chất được khuyến nghị hàng ngày. Lựa chọn các loại hoa quả và rau củ khác nhau, thử dùng nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, ăn cá thay vì thịt gà...
Kiểm soát khẩu phần ăn
Kiểm soát khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng để ăn uống điều độ và duy trì cân nặng hợp lý. Chú ý lượng thức ăn và quan trọng hơn là nhận biết được các dấu hiệu đói và no của cơ thể. Khi bạn chuẩn bị thức ăn và ngồi vào bàn, hãy thưởng thức từng khẩu phần ăn nhỏ và tận hưởng bữa ăn. Dừng ăn khi bạn cảm thấy no cho dù bạn chưa ăn hết thức ăn trên đĩa.
Các bữa ăn cách nhau 3 - 4 giờ
Tránh ăn uống quá kiêng khem - điều này chỉ khiến bạn mệt mỏi và tìm đến các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh việc kiểm soát khẩu phần ăn, bạn nên lập kế hoạch chia các bữa ăn cách nhau 3 đến 4 giờ. Mỗi ngày nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa ăn nhẹ. Những bữa ăn nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái suốt cả ngày và tránh xa những các món ăn nhanh.
Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
Các bữa ăn nhanh và thực phẩm được chế biến sẵn chứa nhiều calo, chất béo, đường, natri và các chất bảo quản khác. Hãy hạn chế các thực phẩm không lành mạnh này và xây dựng một chế độ ăn gồm các loại hoa quả, rau củ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên cám, trứng, thịt nạc, cá và các sản phẩm từ sữa.
Nấu ăn tại nhà
Ra ngoài ăn luôn được xem là một cách tiết kiệm thời gian nhưng bạn hãy thử tính toán thời gian lái xe từ nhà đến nhà hàng, thời gian gọi món và dùng bữa thì bạn sẽ nhận thấy rằng việc này cũng không tiết kiệm được mấy thời gian và chi phí. Khi bạn tự nấu ăn, bạn sẽ biết được các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Nấu ăn tại nhà cũng đồng nghĩa với việc ít phụ thuộc thực phẩm chế biến sẵn và bạn cũng sẽ dễ dàng đưa các thực phẩm giàu dưỡng chất vào chế độ ăn.
Theo Dân Trí
10 nguyên tắc vàng để bảo vệ tim Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh về tim cao hơn vì đây là thời kỳ hormon giới tính có tác dụng bảo vệ tim đã suy giảm và hết hẳn, nhường chỗ cho sự tích lũy quá nhiều cholesterol. Để bảo vệ tim khỏi những "kẻ thù giấu mặt" này, có 10 nguyên tắc được các bác sĩ...