Bị phong tỏa, chủ miễn phí tiền phòng cho người thuê
Thương cảm lao động nghèo mất việc giữa mùa dịch, chủ trọ ra thông báo miễn tiền nhà tháng 7 kèm lời nhắn: “Mong tất cả anh, chị, em an tâm phòng chống dịch.”
Theo thông tin từ Thanh Niên, vợ chồng chị P. cư trú tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã treo hình ảnh băng rôn với nội dung miễn phí tiền thuê trọ trong 1 tháng cho mọi người từ chiều ngày 3/7.
Vợ chồng chị P. treo băng rôn thông báo miễn phí tiền phòng. (Ảnh: Thanh Niên)
Băng rôn có nội dung cụ thể: “Nhà trọ xin thông báo cho tất cả anh, chị, em đang thuê trọ. Do tình hình dịch, nay chủ trọ sẽ miễn phí tiền phòng tháng 7 cho tất cả anh, chị, em thuê trọ. Mong tất cả anh, chị, em an tâm phòng chống dịch… Xin cảm ơn.” Theo lời chị P., tối ngày 2/7 dãy trọ phong tỏa vì có một công nhân sống ở đây nhiễm bệnh. Khi biết tin, hai vợ chồng bàn với nhau, động viên khách thuê bằng cách miễn phí 1 tháng tiền nhà. Bởi lẽ, những người thuê trọ chủ yếu là công nhân, người bán hàng rong, cụ già bán vé số…
“Gia đình tôi thực ra cũng không dư dả gì nhiều, tiền vay ngân hàng xây sửa trọ mấy năm nay còn chưa trả hết. Tuy nhiên, không phải vì miễn phí 1 tháng tiền phòng cho họ mà không đóng lãi được vì ít ra chúng tôi còn có công việc khác để xoay xở. Thu tiền thì họ vẫn phải đóng thôi, nhưng như vậy thì không nỡ.
Bữa cơm đạm bạc của một gia đình nhỏ tại Sài Gòn trong mùa dịch. (Ảnh: Tạp chí sở hữu chí tuệ và sáng tạo)
Tôi từng là công nhân, từng đi ở trọ nhà người ta nên rất hiểu cho những khó khăn mà người thuê trải qua, đặc biệt là khi kinh tế của họ giảm đi rất nhiều do dịch bệnh. Có những người đã ở đây từ lúc trọ mới tu sửa xong, giờ thấy tình cảnh của mọi người như vậy nên tôi muốn nhường cơm sẻ áo một chút để họ bớt khổ hơn.” – chị chia sẻ với Thanh Niên.
Thông tin sau khi chia sẻ đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng mạng. Mọi người dành lời khen cho 2 vợ chồng chị P. vì hành động đẹp, giúp đỡ người nghèo khi khó khăn. Bên cạnh đó, dân tình cũng không khỏi mong chờ, liệu đến bao giờ chủ trọ mình mới hỗ trợ giảm tiền.
Video đang HOT
Dãy trọ nhà chị P. (Ảnh: Thanh Niên)
“Hành động đẹp, 2 vợ chồng đã giúp đỡ người nghèo khi khó khăn. Đúng là trong thời điểm dịch này, chẳng mong giàu hơn chỉ cần đủ ăn là hạnh phúc lắm rồi.”
“Chủ trọ nhà người ta, chủ trọ nhà mình không biết trông chờ đến bao giờ. Chỉ mong một cuộc gọi của chị thôi.”
“Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt đẹp, trong thời điểm này đọc những bài này thấy ấm lòng mà hạnh phúc quá.”
“Tui vẫn đang chờ mòn mỏi chủ trọ nói giảm tiền trọ đây, chứ thất nghiệp đến nơi rồi.”
Hiện tại, mỗi ngày Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm, tình hình dịch vẫn căng thẳng. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, mỗi chúng ta hãy đồng lòng, cùng giúp đỡ lẫn nhau từ những việc nhỏ nhất. Mong rằng, chỉ thời gian ngắn nữa thôi, dịch sẽ kết thúc để cuộc sống mọi người trở lại bình thường.
Chồng mất việc không đủ tiền thuê trọ, định ôm con về quê thì nhà nội tuyên bố: "Chỉ nhận con trai và cháu, không đón con dâu!"
Nhìn thái độ lạnh lùng vô cảm của chồng, em cũng chẳng thèm khóc lóc van xin nữa.
Em buồn quá các chị ạ, bây giờ em đang nằm một mình ở phòng trọ đợi anh trai lên đón về nhà. Em theo chồng đi làm ăn xa cũng 3 năm rồi, quen nhau ở khu công nghiệp lúc em mới ra trường, vội cưới nhau xong em có bầu, làm được một thời gian thì ở nhà trông con cho chồng gánh vác hết.
Lúc đám cưới mẹ chồng cho em mỗi 2 chỉ vàng, bảo nhà nghèo không có điều kiện nhưng vòng ngọc thì bà đeo đầy tay, còn khoe thuê áo dài thiết kế dưới tận Hà Nội để mặc ngày vu quy của cậu con trai duy nhất! Bố mẹ em cũng bị nhà đó coi thường, ngay bữa cơm hôm ăn hỏi bố chồng em với mấy cô dì nói oang oang chê thông gia toàn bọn "chân đất mắt toét". Gia đình em buồn lắm, nhưng vì thương con gái nên nhẫn nhịn.
Được cái chồng em cũng thương vợ con, cưới xong 2 vợ chồng dắt díu nhau đi làm xa, cứ hết việc ở xưởng là chồng em về phòng trọ luôn, còn hay mua đồ tẩm bổ nữa. Ngày đi đẻ có mỗi 2 vợ chồng, ông bà ngoại ở xa nên chỉ biết gọi điện khóc động viên. Nhà nội biết tin xong thì nói mỗi câu gọn lỏn: "Đẻ xong thì chụp ảnh cháu gửi về".
Con trai em đẻ ra cũng không rõ nét giống ai trong nhà cả, mẹ chồng xem ảnh xong suốt ngày bóng gió là "Cháu bà ngoại tội bà nội" nên chồng em dạo này cũng hay nghi ngờ. Cứ cãi nhau là chồng gân cổ lên nói "Chưa chắc thằng Bi đã là con của tao" khiến em đau lòng vô cùng. Biết là càng cố giải thích thì chồng càng ngang ngược nên em toàn nhịn.
(Ảnh minh họa)
Em nghỉ làm để ở nhà nuôi con, thu nhập duy nhất hiện tại là của chồng. Mỗi tháng 15 triệu anh chỉ đưa cho em 4 triệu lo chợ búa điện nước, tiền nhà 3 triệu anh trả. Mua bỉm sữa cho con cũng hết bay 2-3 triệu rồi, còn lại em phải tằn tiện nấu cơm ngày 2 bữa cho chồng về ăn. Số tiền còn lại ít quá em phải cân đối đi chợ rất mệt, nhiều lần gạt nước mắt gọi điện xin nhà ngoại thêm. Có đợt túng quá toàn nấu rau với lạc, chồng đi làm về nhìn thấy hất đổ hết ra đường, chửi em là con ăn bám, bòn rút tiền chồng giấu đi rồi cho chồng ăn cơm thừa canh cặn.
5 lần 7 lượt em định bế con về ngoại, nhưng nghĩ cảnh con thiếu bố, gia đình vợ chồng sứt mẻ cũng chẳng hay ho gì nên em lại cố gắng.
Cho đến đợt rồi dịch căng thẳng quá, chồng em bị xưởng cho nghỉ việc. Tính khí anh trở nên thất thường, hay cáu gắt với em và chẳng hề quan tâm đến con dù bé mới được 5 tháng. Có hôm tự dưng anh đánh nhau với phòng bên cạnh chỉ vì người ta đi qua không chào, em bế con chẳng dám can, anh liền gọi về nhà mách mẹ rằng em là loại đàn bà khốn nạn mong chồng chết sớm...
Cố bám trụ được 1 tháng thì chồng em cạn ví không đủ khả năng đóng tiền trọ, bảo em dọn đồ bế con về nội ở. Trước hôm về chồng gọi điện thông báo cho ông bà nội, mẹ chồng sốt sắng hỏi xem định về như nào. Chồng mở loa to cho cả em cùng nghe.
- Bọn con còn ít tiền, định thuê taxi bế cháu về cho an toàn. Đang dịch bệnh nguy hiểm, chẳng biết đâu mà lần.
- Ôi mày điên à, tiền không có mà ăn đòi đi taxi. Thôi đi xe khách đi cho rẻ, thằng cu cũng cứng cáp rồi còn gì, nó chịu được không phải lo.
- Thôi mẹ, vợ con say xe, đi như thế thì khổ cả cô ấy lẫn cháu.
- Ơ con Y. cũng về á? Nhà không có chỗ đâu, đông người quá rồi. Bảo nó ở lại đấy đi, tao cũng chả thừa gạo đâu, đang dịch thiếu thốn còn đòi về ăn bám nữa.
- Mẹ ơi, vợ con nghe thấy hết đấy...
- Thì làm sao? Nó về cũng chỉ ăn với ngủ, tao già rồi chăm được mỗi cháu thôi, không có sức hầu cả con dâu đâu.
Em nghe xong mà sững sờ, đang pha sữa cho con liền ngã ngồi xuống đất. Chồng em luống cuống tắt vội điện thoại, đỡ em dậy thì em khóc òa lên. Tủi thân, uất ức, có bao nhiêu nỗi khổ trong lòng cứ thế vỡ ra, em khóc đến mức hàng xóm cạnh phòng trọ cũng phải ngó sang hỏi xem có chuyện gì.
Thức vừa bế con vừa khóc suốt một đêm, em nghĩ dù có cố gắng đến mấy thì cũng chỉ là người dưng trong nhà chồng. Từ lúc bầu đến khi đẻ xong bên nội không một lời thăm hỏi đến con dâu, cũng chẳng cho nổi đồng quà tấm bánh. Em đồng ý để chồng bế con về nội ở cho qua dịch, em về ngoại nghỉ ngơi. Rồi giờ này sang năm, chắc em đã làm mẹ đơn thân rồi...
Campuchia: Hơn 6 triệu lao động phi chính thức mất việc vì đại dịch Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Campuchia Chhay Than cho biết, hơn 6 triệu lao động trong nền kinh tế phi chính thức Campuchia đã mất việc làm hoặc sắp mất việc do tác động của đại dịch COVID-19, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Campuchia nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng...