Bị nhiễm Covid-19 nhẹ, liệu có bị chứng Covid-19 kéo dài không?
Với tỷ lệ tiêm chủng đạt khá cao cho đến nay, nhiều người đã tiêm chủng đầy đủ, nếu mắc Covid-19, có thể gặp các triệu chứng nhẹ.
Tuy nhiên, khi bị mắc Covid-19 nhẹ, nhiều người tự hỏi liệu có thể dẫn đến bệnh Covid-19 kéo dài hoặc có phải chịu những tác hại lâu dài của virus hay không .
Mắc Covid-19 nhẹ có nguy cơ mắc chứng Covid-19 kéo dài không?
Chứng Covid-19 kéo dài là tình trạng các triệu chứng kéo dài từ 4 tuần trở lên sau khi mắc Covid-19. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng Covid-19 rất lâu sau khi đã khỏi bệnh và xét nghiệm âm tính.
Trước đây, người ta nghĩ rằng chỉ người mắc Covid-19 nghiêm trọng mới để lại di chứng lâu dài – có thể dẫn đến tổn thương nội tạng hoặc tiếp tục gặp các triệu chứng kéo dài nhưng không tổn thương nội tạng.
Nhiều người mắc Covid-19 nhẹm lo lắng không biết có mắc chứng Covid-19 kéo dài không?. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng liệu mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ, có thể dẫn đến Covid-19 kéo dài hay không?
Các chuyên gia cho biết, không thể tránh được nguy cơ bị Covid-19 kéo dài, theo trang tin Times of India .
Bệnh viện nào ở TP.HCM điều trị di chứng hậu Covid-19?
Các chuyên gia nói gì?
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm người Mỹ, cố vấn y tế Nhà Trắng, tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết Covid-19 kéo dài có thể xảy ra ở người nhiễm bất kể biến thể nào, không phân biệt chủng Delta hoặc Beta hoặc bây giờ là Omicron.
Ông nói thêm, nên luôn lưu ý rằng, có từ 10 đến 30% số người nhiễm Covid-19 có triệu chứng, sẽ tiếp tục có các triệu chứng dai dẳng, theo Times of India .
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng tuyên bố rằng ngay cả những người không có triệu chứng cũng có thể mắc các tình trạng hậu Covid-19. Họ giải thích: “Những tình trạng này có thể biểu hiện dưới các dạng khác nhau và kết hợp các vấn đề sức khỏe trong những khoảng thời gian khác nhau”.
Các triệu chứng Covid-19 kéo dài có thể phát sinh ngay cả khi đã xét nghiệm âm tính
Bệnh nhân Covid-19 có thể không có triệu chứng hoặc mắc bệnh từ nhẹ đến trung bình. Các triệu chứng có xu hướng giảm dần trong vòng 2-3 tuần sau khi các triệu chứng khởi phát.
Tuy nhiên, một số người vẫn tiếp tục gặp phải các triệu chứng kéo dài hơn 4 tuần trở lên, ngay cả sau khi đã xét nghiệm âm tính, theo Times of India .
Các triệu chứng phổ biến có thể tồn tại trong thời gian dài là khó thở, mệt mỏi, khó tập trung, mất ngủ và đầu óc lơ mơ. Một số người cũng bị thay đổi hoặc mất hoàn toàn mùi và vị.
Vắc xin Covid-19 không ngăn được chứng Covid-19 kéo dài ở người nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là người trên 60 tuổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Covid-19 kéo dài ở người đã tiêm chủng đầy đủ
Các chuyên gia cho biết vắc xin Covid-19 làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và nhập viện, nhưng không giúp giảm nguy cơ mắc chứng Covid-19 kéo dài.
Nghiên cứu mới đây được công bố trên trang chờ duyệt medRxiv, cho thấy vắc xin Covid-19 không ngăn được Covid-19 kéo dài ở người nhiễm Covid-19 đột phá sau khi đã tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là người trên 60 tuổi, theo T imes of India .
Do đó, điều quan trọng là phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch để tránh nhiễm bệnh.
Chăm sóc hậu Covid-19 là rất cần thiết
Giai đoạn hồi phục là giai đoạn quan trọng vì nó cần được chăm sóc cẩn thận.
Cho dù mệt mỏi dai dẳng, cũng hãy cố gắng vận động với cường độ vừa phải. Hãy dành thời gian để cơ thể được chữa lành.
Uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng dồi dào. Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và giữ liên lạc với bác sĩ, theo Times of India .
Khoa Hồi phục hậu Covid-19 đầu tiên tại miền Bắc
Các bác sĩ chuyên ngành phục hồi chức năng cùng bác sĩ hô hấp, bác sĩ tâm lý sẽ kết hợp cùng điều trị cho bệnh nhân, giúp họ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần trước khi ra viện.
Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những cơ sở y tế "tầng 3" (trong tháp điều trị Covid-19) lớn nhất miền Bắc thời điểm này.
Theo PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, đơn vị đang tiếp nhận điều trị khoảng 200 bệnh nhân, trong đó có 60-70% là ca nặng và nguy kịch, phải hỗ trợ từ thở oxy tới các can thiệp cao hơn.
Nhóm bệnh nhân còn lại trường hợp có nguy cơ chuyển nặng cao, người cao tuổi nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc xin hoặc một số là người trẻ nhưng "anti vắc xin", chưa thể tiêm vắc xin do nhiều nguyên nhân.
PGS Hải chia sẻ, đây là giai đoạn rất căng thẳng với đội ngũ nhân viên y tế bởi số lượng F0 nặng tăng nhanh, số bệnh nhân nặng tích lũy vẫn chưa ra được viện lại có bệnh nhân mới nhập viện. Nhiều trường hợp đã qua giai đoạn nguy kịch, xét nghiệm âm tính và đang dần hồi phục nhưng rất khó khăn để chuyển sang cơ sở y tế tuyến dưới bởi các đơn vị này lo lắng về vấn đề thiếu kinh nghiệm hoặc nguy cơ lây nhiễm.
Để đáp ứng số bệnh nhân nặng gia tăng và chăm sóc tốt nhất cho các F0 khỏi bệnh, Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 đã lên kế hoạch xây dựng đơn nguyên Phục hồi hậu Covid-19.
PGS Hải cho biết, từ khi đi vào hoạt động, bệnh viện luôn phân công những bác sĩ phục hồi chức năng làm việc song song cùng các bác sĩ hồi sức trong buồng bệnh. Đến nay, bệnh viện quyết định thành lập đơn nguyên riêng chăm sóc cho bệnh nhân hậu Covid-19, đối tượng là F0 nặng đã khỏi Covid-19 nhưng còn tổn thương phổi, chưa bỏ được oxy, chưa gắng sức được tốt hoặc bị ảnh hưởng tâm lý do mắc bệnh.
"Với những bệnh nhân đang dần hồi phục, tập cai máy thở, nếu vẫn tiếp tục ở trong khu điều trị Covid-19 thì có thể họ sẽ hoảng khi thấy nhiều người bệnh nặng nằm xung quanh.
Khi xây dựng Khoa Hồi phục hậu Covid-19, chúng tôi đưa họ sang một khu vực khác, chăm sóc và hướng dẫn họ tập luyện hàng ngày đến khi phục hồi hoàn toàn mới cho xuất viện, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường", PGS Hải nói.
Chăm sóc, điều trị F0 nặng tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19. Sau khi khỏi Covid-19 và dần hồi phục, họ sẽ được chuyển sang đơn nguyên Phục hồi hậu Covid-19 - Ảnh: Nguyễn Liên
PGS cho hay, bên cạnh chăm sóc thể chất, vấn đề giúp đỡ bệnh nhân ổn định tâm lý cũng rất quan trọng. Khi trải qua giai đoạn nặng tới nguy kịch, nằm viện lâu ngày, rất nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý, gầy gò, ốm yếu, chán ăn, thậm chí có suy nghĩ tự vẫn.
Trong đơn nguyên Hồi phục hậu Covid-19, ngoài bác sĩ phục hồi chức năng, bác sĩ hô hấp, bệnh viện cũng phân công nhóm bác sĩ tâm lý để trị liệu cho bệnh nhân, giúp họ ổn định cả về thể chất lẫn tinh thần. Các bác sĩ thuộc đơn vị Hồi sức tích cực cũng thường trực để có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân bất ngờ diễn tiến xấu.
Ngày 1/1/2022, Khoa Hồi phục hậu Covid-19 trực thuộc Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 chính thức đi vào hoạt động. Theo PGS Hải, đơn nguyên này ban đầu có 40 giường bệnh, tiếp nhận trực tiếp các F0 nặng đã khỏi Covid-19 chuyển từ các khu Hồi sức của bệnh viện.
Tùy diễn biến của tình hình dịch bệnh, đơn nguyên có thể mở rộng hoặc thu hẹp số giường và tính đến phương án tiếp nhận những bệnh nhân đã xuất viện trước đó cần hồi phục.
Về nhân lực, bệnh viện đang có khoảng 200 nhân viên y tế, trong đó một nửa thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một nửa là nhân lực hỗ trợ từ các cơ sở y tế khác. Khoa Hồi phục hậu Covid-19 chủ yếu bố trí nhân lực từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải cho biết, hiện phác đồ điều trị được cá nhân hóa tùy theo thể trạng, bệnh nền của từng bệnh nhân. Nhờ thuốc điều trị, máy móc phương tiện và nhân lực đảm bảo, kết quả điều trị F0 được nâng cao, tỷ lệ tử vong đã giảm so với giai đoạn trước.
Người chưa tiêm chủng, triệu chứng nhiễm Omicron như thế nào? Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, tiến sĩ Angelique Coetzee đã chia sẻ một triệu chứng nhiễm Omicron thường xảy ra ở những người chưa tiêm chủng. Tiến sĩ Coetzee mô tả triệu chứng này là "dữ dội" hơn nhiều so với người đã tiêm chủng, theo Express. Tiến sĩ Coetzee cho biết một trong những triệu chứng của biến thể...