Bị ngộ độc sau khi ăn bí ngòi tự trồng trong vườn nhà
Một phụ nữ sống tại Anh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn những quả bí ngòi do chính tay cô trồng trong vườn nhà trong thời gian giãn cách xã hội do những hạt giống này có chứa độc.
Danielle Baxter với quả bí mình tự tay trồng. (Nguồn: DailyMail)
Một phụ nữ sống tại Anh đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn những quả bí ngòi do chính tay cô trồng trong vườn nhà trong thời gian giãn cách xã hội.
Danielle Baxter, 38 tuổi, sống tại Southend, Essex, đã gieo trồng những hạt giống bí ngòi, thu hoạch, chế biến bằng cách nướng, sau đó ăn chúng và bị ngộ độc vài giờ sau đó.
Westland, công ty cung cấp các sản phẩm hạt giống Unwins mà Danielle sử dụng, đã ngừng bán sản phẩm sau khi sự cố diễn ra.
Một nhà cung cấp cho biết vào đầu tuần này họ đã phát hiện ra một lô hạt giống có chứa các các hợp chất gây độc cho con người với nồng độ cao bất thường.
Hợp chất được gọi là cucurrbitacin – mang đến vị đắng – là các steroid có trong các cây thuộc họ bầu, gồm bí ngòi, dưa chuột và bí ngô, nhằm ngăn chặn các loài săn mồi.
Những quả bầu thường được nhân giống với hàm lượng chất độc thấp và đủ an toàn để ăn – nhưng nồng độ chất độc có thể gia tăng trong quá trình thụ phấn chéo, hoặc khi chúng ở trong môi trường không đủ an toàn.
Khi ăn vào với số lượng lớn, chúng sẽ gây ra cái gọi là “hội chứng ngộ độc bí đao,” có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, thậm chí rụng tóc và tử vong.
Cucurbitacin có thể sản sinh ra ngay trong những điều kiện nuôi trồng được cho là an toàn nhưng lại bị khô hạn do thiếu nước hoặc tưới nước không đều.
Theo The Sun, cô Baxter đã gọi cấp cứu sau khi bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Hiện tại cô đã khá hơn sau 5 ngày điều trị.
Video đang HOT
Cô cho biết: “Tôi thậm chí không biết rằng bí ngòi có thể gây rủi ro. Tôi thích làm vườn nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ lại trồng bí ngòi thêm lần nào nữa.”
Guy Barter, trưởng nhóm làm vườn của Hiệp hội trồng trọt hoàng gia cho MailOnline, biết: “Những câu bầu bí an toàn khi thụ phấn chéo với những cây không an toàn do trồng từ hạt bị đắng có thể sản sinh ra những quả có vị đắng và gây ngộ độc.”
Điều này hiếm khi xảy ra với những loại cây được trồng vì mục đích thương mại. Người trồng hạt giống thường có những biện pháp phòng ngừa để tránh hiện tượng thụ phấn chéo với các loại cây chứa các hợp chất có hại. Trường hợp này chỉ là một sự cố.
Ông cho biết thêm điều này thường sẽ diễn ra với những hạt giống được trồng trong vườn nhà, hoặc những cây nảy mầm tự nhiên. Nếu ăn phải quả bị đắng, cần vứt bỏ ngay quả đó và theo dõi sức khỏe nếu cần thiết. Tuy nhiên theo ông này, thường có rất ít những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng.
Theo Guy Barter, do vị đắng rất rõ rệt nên trong trường hợp vô tình ăn phải, người ăn cũng sẽ phát hiện ra ngay. Trong trường hợp của Baxter, có thể người phụ nữ kém may mắn này đã không nhận ra vị đắng trong món ăn của mình.
“Các loại bí trong siêu thị thường được thu hoạch từ những hạt giống lai với rất ít khả năng thụ phấn chéo, vì vậy các sản phẩm thương mại trên thực tế lại rất an toàn. Những loại quả lai thường tốt hơn so với những quả từ thụ phấn tự nhiên,” Guy cho biết.
Những khách hàng tự trồng cây từ hạt giống nên nếm thử sản phẩm của mình. Đây là một cách an toàn để phát hiện những cây trồng không tốt cho sức khỏe, bởi quả của chúng rất đắng, và loại bỏ chúng.
Về vấn đề này, một nhà cung cấp đã từng phát hiện và viết trong một thông báo về thu hồi sản phẩm: “Chúng tôi phát hiện ra một lô hạt giống bí ngòi của chúng tôi có thể chứa một lượng nhỏ hạt sẽ tạo ra những quả có vị đắng.”
Xác suất của sự cố này là cực kỳ hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra. Nó diễn ra trong quá trình thụ phấn chéo khi sản xuất hạt giống và khó có thể kiểm soát được cho đến khi hạt nảy mầm, ra quả và thu hoạch, công ty trên cho biết thêm.
Theo công ty này, đây là sự cố đầu tiên xảy ra trong lịch sử hơn 40 năm hoạt động của mình.
Ngoài ra, các loài thực vật mọc hoang dã hoặc dùng để trang trí – như loại bí ngô cảnh – có chứa hàm lượng cucurbitacin cao và có khả năng thụ phấn chéo cho các loại bầu ăn quả, khiến trái cây bị đắng và gây độc.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc sử dụng hạt của các loại quả an toàn vẫn có nguy cơ chứa độc tố ở mức cao, đó là lý do những người làm vườn không khuyến khích việc giữ lại hạt từ những trái cây, rau củ mình đã ăn để tiếp tục gieo trồng.
Theo một báo cáo đăng trên tạp chí y khoa JAMA Dermatology vào năm 2018, hai người phụ nữ đã bị nôn mửa và rụng tóc sau khi ăn bí đao và súp bí ngô.
Nghiêm trọng hơn, vào năm 2015, một người đàn ông 79 tuổi sống tại Baden-Wurmern, Đức, đã qua đời sau khi ăn món thịt hầm kèm 1 quả bí bị đắng do một người hàng xóm mang tặng./.
Ăn tôm xong tuyệt đối không uống loại nước này
Những món ăn được chế biến từ tôm được nhiều người yêu thích vì bổ dưỡng, ít calo. Tuy nhiên nếu kết hợp tôm với các loại thực phẩm khác sai cách có thể dẫn đến dị ứng, dẫn đến mẩn ngứa, đau bụng, ngộ độc...
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, axit béo, không chứa cholesterol xấu và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tăng cường sức khỏe của xương.
Tuy nhiên, trong trường hợp ăn sai cách, không những không mang lại lợi ích cho cơ thể, mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan liên quan.
Dưới đây là danh sách những loại nước tuyệt đối không dùng cùng với tôm:
Trà
Trong tôm có nhiều canxi, khi uống trà trước và sau khi ăn tôm sẽ gây ra phản ứng với axit tanic trong trà, tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
Các loại nước ép hoa quả tươi
Nước ép hoa quả (đặc biệt là nước cam, nước lê..) có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, vì vậy nếu uống nhiều có thể dẫn tới hiện tượng bị ngộ độc vitamin C.
Bia
Uống bia và ăn tôm cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu trứng khác.
Ngoài ra, cũng không nên kết hợp tôm với các nhóm thực phẩm sau:
Táo đỏ
Táo đỏ rất giàu vitamin, khi ăn táo đỏ cùng với tôm sẽ làm cho vitamin có chứa trong táo đỏ kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm hoặc vỏ tôm tạo thành chất triôxít asen (thạch tín) gây ngộ độc.
Thịt gà
Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn. Ngoài ra, các loại thịt gà cần kiêng ăn cùng với tỏi, rau cải hay gan/bầu dục chó. Nếu ăn cùng sẽ phát ra chứng lỵ; cùng cá chép bị ung nhọt và cùng hành sống sẽ phát chứng trùng hoặc trĩ.
Bí đỏ
Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn, có các công dụng như bổ thận trạng dương, bổ khí kiệm vị, tiêu đờm, chống ung thư và các công dụng khác; nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ (là một chứng bệnh nguy hiểm hơn cả bệnh tiêu chảy), có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người.
4 sai lầm khi ăn đậu phụ làm cơ thể thiếu chất, nhất là số 1 cần bỏ ngay Đậu phụ là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta vẫn ăn đậu phụ sai cách mà không hề biết. 1. Ăn quá nhiều Đậu phụ là một chế phẩm từ đậu nành. Đậu phụ giàu protein và khoáng chất như sắt, đồng, magiê, canxi, mangan, phốt pho,.. vì vậy có lợi cho sức khỏe. Tuy...