Bị ngã khi mang thai và biện pháp để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu
Quá trình mang thai đồng nghĩa với việc trọng lượng cơ thể chúng ta tăng lên từng ngày. Điều này dần làm cho chuyện đi lại trở nên khó khăn và nguy cơ phải đối mặt với việc té ngã là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chuyện bị ngã khi mang thai trở thành nỗi ám ảnh với nhiều mẹ bầu. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mẹ cũng như thai nhi đây?
Hẳn là trong chúng ta ai cũng từng nếm trải những cú ngã đau điếng. Với những mẹ bầu chuyện không may bị vấp ngã có thể gây ra những hậu quả rất đáng sợ. Vì thế, việc làm thế nào để mẹ bầu mang thai an toàn và khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ mách bạn làm sao để đề phòng tình huống bị ngã khi mang thai.
Những quan niệm sai lầm về việc bị ngã khi mang thai
Chuyện té ngã luôn có vẻ như là một điều gì đó khá đáng sợ. Và dưới đây là một số quan niệm sai lầm về những gì mà việc té ngã có thể gây ra cho bạn trong giai đoạn thai kỳ của mình:
Mỗi cú vấp ngã đều có nguy cơ gây hại cho sự phát triển trí tuệ con yêu của bạn: Có một vài quan niệm cho rằng mẹ bầu bị ngã có thể khiến trẻ sinh ra gặp vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc sút giảm khả năng học tập. Thực tế là hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc mẹ bầu bị ngã khi mang thai với sự hình thành của bất kỳ khuyết tật về tinh thần hoặc cảm xúc. Do đó, việc trẻ sinh ra gặp phải những khuyết tật này thì đa phần nguyên nhân được cho là do di truyền.
Bất kỳ cú ngã nào cũng có thể “giết chết” em bé: Sự thật là với tác động của những cú ngã từ nhẹ đến vừa phải không thể làm tổn thương nhiều đến trẻ. Thậm chí ngay cả với những cú vấp ngã nặng hơn cũng chưa hẳn đã gây nguy hại đến thai nhi. Thực tế là cần một lực tác động thật mạnh và nghiêm trọng mới có nguy cơ dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Mẹ bầu bị ngã khi mang thai sẽ cản trở việc sinh con thuận tự nhiên: Bạn vẫn có thể sinh con theo ngả âm đạo trừ khi tình trạng chấn thương do việc té ngã này nghiêm trọng hoặc cú ngã đủ mạnh để tác động đến vị trí của thai hoặc hình dạng của em bé. Với những trường hợp này, các bác sĩ có thể đề nghị bạn chọn phương án sinh mổ.
Bạn chỉ lo lắng nếu bạn ngã úp bụng xuống: Bất kể việc bạn ngã như thế nào thì điều quan trọng nhất cần phải lưu tâm là lực tác động của cú ngã đó. Mẹ bầu bị ngã sấp bụng làm tăng rủi ro cho em bé trong tử cung. Tuy nhiên, ngay cả với những cú ngã gây va chạm ở phần đầu hoặc thậm chí là ở mông của mẹ bầu vẫn có thể gây tác động xấu đến em bé nếu như lực tác động là đủ mạnh.
Lưu ý rằng sau khi vấp ngã, điều cần thiết là phải theo dõi bản thân kỹ lưỡng vì chỉ có bạn mới là người biết được chính xác nhất tình trạng của mình. Nếu nhận thấy có gì đó không ổn, bạn cần phải đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. Đôi lúc một số cú ngã có vẻ chẳng đáng lo ngại mấy nhưng lại có thể gây ra cho mẹ bầu và bé yêu nhiều vấn đề nguy hiểm.
Những nguyên nhân khiến bạn bị ngã khi mang thai
Có rất nhiều lý do để bạn có thể bị ngã khi mang thai. Một vài lý do trong số bao gồm:
1. Sự thay đổi trọng tâm của mẹ bầu
Sự thay đổi trọng tâm của bạn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ bị ngã khi mang thai. Đây có thể là kết quả của sự mất cân bằng đột ngột được tạo ra do việc tăng cân nhanh chóng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Thực hành yoga trước khi sinh và các bài tập luyện khác có thể là gợi ý tốt để giúp chuẩn bị cho sự thay đổi này. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa về những bài tập an toàn và loại bài tập nào có thể giúp bạn tránh bị ngã tốt nhất.
2. Hormone khi mang thai
Việc mang thai gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ. Một số hormone với vai trò làm thư giãn các khớp và dây chằng của mẹ bầu nhằm hỗ trợ cho tử cung trong thời kỳ mang thai.
Việc các khớp này giãn ra và thư giãn sẽ cho phép cơ thể mẹ bầu phân phối lại trọng lượng xung quanh vùng xương chậu để sự phát triển của bé cưng không bị cản trở và không gây tổn thương cho các khớp. Điều này có thể khiến các khớp thư giãn quá nhiều và dẫn đến việc dễ bị ngã.
3. Tình trạng viêm
Đây cũng được xem như một trong những “tác dụng phụ” phổ biến của quá trình mang thai, viêm được coi là nguyên nhân gây té ngã trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này có thể giải thích rằng một vài hormone thai kỳ có thể gây sưng, viêm khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân của bạn. Do vậy, tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn, mất thăng bằng ở người mẹ khiến mẹ bầu dễ bị té ngã hơn.
4. Cân bằng trọng lượng của cơ thể
Video đang HOT
Khi mang bầu, cơ thể bạn bắt đầu nhanh chóng tăng cân, phần lớn cân nặng tập trung về quanh vùng bụng. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong tư thế và phân bổ trọng lượng của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân dễ vấp ngã nhiều hơn.
5. Lượng đường trong máu và huyết áp
Sự dao động của lượng đường huyết trong máu, huyết áp, hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho mẹ bầu chóng mặt, gây ra những cú ngã nghiêm trọng.
Việc bị trượt ngã có thể thể gây hại cho thai nhi trong bụng hay không?
Về cơ bản thì thai nhi được bảo vệ trong một túi ối, tách biệt với bên ngoài bởi một tấm màn che mỏng và khoang bụng. Điều này góp phần giảm thiếu tối đa sự nguy hiểm khi mẹ bầu bị ngã. Việc trượt ngã sẽ không được xem là nguy hiểm trừ khi cú ngã đó có những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau:
Vấp ngã dẫn đến chảy máu ở bất kỳ phần nào gần vùng bụng hoặc âm đạoNhững cú ngã gây ra những cơn đau đớn tột cùngMẹ bị rỉ nước ối sau khi té ngãChuyển động của thai nhi trong bụng bị giảm sau cú ngã…
Nếu những dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi bị ngã khi mang thai, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Kiểm tra những chấn thương ở mẹ bầu khi té ngã
Trong trường hợp bạn gặp phải một cú ngã tương đối nghiêm trọng và có dấu hiệu chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
X-quang để kiểm tra xương có bị gãy hay khôngSiêu âm để theo dõi nhịp tim của con bạn và kiểm tra vị trí của em béXét nghiệm máu để xác minh sức khỏe của cả mẹ và béXét nghiệm nước tiểu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ ổn định.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu nằm viện khoảng 1 ngày để các bác sĩ theo dõi. Nguyên do là có 1 số triệu chứng cảnh báo tình trạng nguy hiểm không xuất hiện ngay sau khi mẹ bầu bị ngã.
Tác động của việc bị ngã khi mang thai
Dưới đây là một vài yếu tố cần lưu ý khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của những cú ngã đối với mẹ bầu và hậu quả có thể xảy ra.
1. Vị trí bị tác động
Nguy cơ sẽ là cao nhất nếu như mẹ bầu ngã với tư thế sấp bụng. Ngã ngửa hoặc ngã khuỵu đầu gối có thể làm bạn bị thương, nhưng nguy cơ với thai nhi sẽ không nghiêm trọng, miễn là cú ngã không quá nặng nề.
2. Tuổi tác của mẹ
Theo hầu hết các bác sĩ, phụ nữ trên 35 tuổi đang mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn do vấp ngã.
3. Bề mặt bị ngã
Nếu mẹ bầu ngã trên bề mặt cứng thì nguy cơ em bé của bạn bị tổn thương tăng lên rất nhiều.
4. Các giai đoạn của thai kỳ
Với tam cá nguyệt đầu tiên thì nguy cơ té ngã ảnh hưởng đến thai nhi là không nhiều. Ở giai đoạn này, bé được bảo vệ bởi lớp nhau thai dày, kết hợp với khung xương chậu của mẹ nâng đỡ nên nguy cơ sẽ thấp hơn.
Rủi ro sẽ tăng hơn một chút vào tam cá nguyệt thứ hai, nếu có những biến chứng như: đau bụng, chảy máu, chóng mặt, co thắt, giảm chuyển động của thai nhi. Trong những tình huống này, mẹ nên đến bệnh viện để có sự can thiệp y tế kịp thời.
Nguy hiểm cho thai nhi sẽ cao nhất vào tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này, thai nhi đã phát triển đầy đủ và đã quay đầu nên đầu của con sẽ gần với âm đạo hơn. Việc té ngã lúc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nghiêm trọng cho con bạn.
Các biện pháp giúp mẹ bầu ngăn ngừa té ngã
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tránh tai nạn bị ngã mang thai:
Khi đi thang bộ hay thang máy, hãy bám vào thanh vịn để hạn chế té ngãHãy yêu cầu giúp đỡ và nên vịn vào người thân hoặc bạn bè lúc di chuyển trên bề mặt trơn trượt hay gồ ghềNghỉ ngơi sau khi vận động và đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ để không bị mệt mỏiNgâm chân nước nóng và muối đá để giúp giảm căng thẳng các cơ bắp và chống lại tình trạng viêmSử dụng băng chống trượt hoặc thảm chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có bề mặt ướtTránh tuyệt đối mang vác vật nặngChú ý quan sát khi đi bộHạn chế sử dụng cầu thang bộ càng nhiều càng tốtNhờ chồng hoặc người thân xoa bóp bàn chân để giúp thư giãn cơ bắpHãy theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp của bạn. Nghỉ ngơi nếu đường huyết thấp và nên ăn một thứ gì đó để lấy lại sức trước khi đi bộ hay vận động tiếp.
Bị ngã khi mang thai có thể là điều mà không mấy ai hoàn toàn tránh được. Tuy nhiên, việc hiểu được những nguyên nhân và rủi ro có thể khiến mình bị trượt ngã cũng là cách tốt nhất để giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ. Nếu không may bị ngã thì tốt nhất hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhằm can thiệp kịp thời nguy cơ xấu bạn nhé!
Theo Hellobacsi.
4 biện pháp bảo vệ sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ
Nếu bạn không biết đến những vấn đề sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ thì bạn có khả năng sẽ gặp rủi ro bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng các chất kích thích...
Bạn hãy nhận biết sớm những tác hại của quan hệ đồng giới nữ để có biện pháp bảo vệ sức khỏe nhé.
Theo Healthline, quan hệ tình dục đồng giới nữ không chỉ có nghĩa là tình dục xảy ra giữa hai người phụ nữ mà trường hợp này cũng có thể xảy ra khi một người có quan hệ song tính luyến ái, toàn tính luyến ái, dị tính luyến ái hoặc người vô tính. Điều này có nghĩa là một người đàn ông nếu xác định mình có giới tính nữ, đã phẫu thuật để thay đổi bộ phận sinh dục mà có tình cảm với người đồng giới với mình thì cũng gọi là đồng tính nữ.
Quan hệ đồng giới thường không được xã hội công nhận nên bạn có thể gặp tình trạng trầm cảm và mắc các bệnh lây qua đường tình dục nếu quan hệ với nhiều người. Vì thế, bạn nên có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh được những nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ nhé.
1. Bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn
Quan hệ đồng giới nữ thường phải đối mặt với rất nhiều trở ngại tâm lý. Vì thế, bạn có thể gặp rủi ro mắc các bệnh về tâm lý khi gặp các tình trạng dưới đây:
Bị bạo hànhBị xã hội xa lánhBị phân biệt đối xửLạm dụng rượu, biaBị người thân từ chốiPhải che giấu mối quan hệ của mìnhKhó khăn khi hòa nhập với mọi ngườiThiếu sự trợ giúp từ người thân và xã hội
Tỷ lệ trầm cảm ở đồng tính nữ thường cao hơn so với những người bình thường. Nếu bạn nghĩ rằng mình có dấu hiệu bị trầm cảm thì có thể điều trị bệnh bằng những phương pháp từ tự nhiên hoặc đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh về tâm lý. Bạn cũng có thể tâm sự với người mà bạn tin tưởng nhất. Chia sẻ cảm xúc là những bước đầu tiên giúp bạn điều trị bệnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 lợi ích sức khỏe khi bạn chia sẻ tâm sự.
2. Phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục
Bạn có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu quan hệ với người bị mắc bệnh về tình dục.
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn có thể gặp là:
Viêm âm đạo do vi khuẩnVirus u nhú ở người (HPV)Viêm bộ phận sinh dục do nhiễm trùng roi âm đạo...
Bạn có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục khi oral sex hay thực hiện các hành vi có liên quan đến tình dục nữ như tiếp xúc tay với âm đạo, hậu môn hoặc dùng chung đồ chơi tình dục...
Quan hệ đồng giới nữ cũng có thể khiến bạn bị nhiễm HIV, một virus gây ra AIDS. Hiện nay vẫn chưa có thuốc để chữa trị HIV/AIDS hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV hay mụn rộp sinh dục. Vì thế, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để giữ sức khỏe tốt hơn.
Bạn thực hiện những cách dưới đây khi quan hệ để bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục:
Biết cách tự kiểm tra âm đạo: Bạn nên học cách tự kiểm tra âm đạo tại nhà để biết bản thân hoặc người phối ngẫu với mình có mắc bệnh liên quan đến tình dục hay không.
Khám phụ khoa 6 tháng/1 lần: Bạn và người ấy nên đi khám phụ khoa định kỳ (mỗi 6 tháng/1 lần) khi quan hệ tình dục không an toàn để chắc chắn mình không bị mắc các bệnh lây truyền qua tình dục.
Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ: Bạn có thể sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh những rủi ro mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nếu thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường miệng thì bạn nên dùng tấm màng chắn miệng để bảo vệ sức khỏe.
Hạn chế quan hệ với nhiều người: Bạn chỉ nên duy trì mối quan hệ với một người duy nhất để không làm gia tăng những nguy cơ mắc bệnh.
Làm sạch đồ chơi tình dục: Bạn nên làm sạch đồ chơi tình dục bằng xà phòng và nước nóng sau khi quan hệ và không dùng chung dụng cụ này với người khác. Bạn cũng có thể bọc đồ chơi tình dục bằng bao cao su để tránh những vi khuẩn từ đồ chơi làm nhiễm khuẩn âm đạo.
Hạn chế rượu bia và các chất kích thích: Bạn có thể không tỉnh táo khi sử dụng rượu bia và các chất kích thích dẫn đến việc quan hệ tình dục không an toàn.
Tiêm vắc-xin: Nếu không tiêm chủng, bạn có thể mắc một số loại bệnh lây qua đường tình dục là viêm gan A, viêm gan B hoặc nhiễm trùng gan. Phụ nữ dưới 26 tuổi cũng nên tiêm vắc-xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
3. Tìm trợ giúp khi lạm dụng chất kích thích
Phụ nữ có quan hệ đồng tính thường có xu hướng tìm đến thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích do dễ dàng mắc các bệnh về tâm lý. Vì thế, nếu bạn đang có dấu hiệu lạm dụng các chất kích thích, bạn hãy thử những biện pháp sau để khắc phục những tình trạng này:
Cách bỏ thuốc lá: Bạn có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên cai thuốc lá bằng đồ uống như nước ép gừng, nước ép nho, nước ép củ cải, nước mật ong... Bạn cũng có thể dùng đồ ăn để cai thuốc lá là ngậm cam thảo, nhai cà rốt, ăn yến mạch...
Cách hạn chế rượu bia: Bạn nên hạn chế hoặc bỏ rượu bia bằng cách uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây, tập luyện thể dục hay ăn no để giảm cảm giác thèm muốn bia, rượu...
Cách phòng ngừa các chất kích thích: Bạn hãy phòng tránh ma túy và các chất kích thích bằng cách tìm kiếm một hoạt động giải trí hay sở thích thay thế giúp bạn vui hơn như xem phim hài, vẽ tranh, tập thể dục, chơi game...
Việc tìm đến các chất kích thích có thể là do bạn có nhiều tâm sự nhưng không thể chia sẻ với ai, dễ buồn chán và phải đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý. Vì thế, nếu bạn đã thử nhiều cách mà tình trạng lạm dụng các chất kích thích vẫn không thuyên giảm thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ người thân. Bạn cũng có thể đến các trung tâm về giới tính hay cộng đồng những người đồng tính luyến ái để tâm sự thay vì tìm đến rượu, bia, thuốc lá...
4. Bảo vệ bản thân khỏi nạn bạo hành
Bạn có thể sẽ giấu kín những vấn đề liên quan đến bạo hành vì lo ngại kẻ bạo hành sẽ tiết lộ xu hướng tình dục của bạn. Hành động sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ xã hội sẽ làm bạn chán nản, lo lắng và vô vọng. Nếu bạn không muốn tiết lộ mối quan hệ đồng tính của mình, bạn có khả năng sẽ thấy khó khăn khi tìm kiếm sự trợ giúp.
Cách duy nhất để bạn thoát khỏi nạn bạo hành là bạn hãy hành động càng sớm càng tốt. Bạn chỉ cần chia sẻ điều này với những người mà bạn tin cậy nhất như bạn thân, người yêu, ba mẹ để nhận được sự giúp đỡ. Bạn cũng nên cân nhắc rời xa kẻ bạo hành càng sớm càng tốt hoặc gọi tới đường dây nóng chuyên hỗ trợ về nạn bạo hành để tìm cách giải quyết tốt nhất.
Các bác sĩ thường khá tâm lý với bệnh nhân của mình và sẽ không chia sẻ những vấn đề của bạn cho bất cứ ai khi bạn đi khám bệnh. Vì thế, bạn hãy bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách kiểm tra huyết áp thường xuyên, theo dõi ung thư vú, ung thư cổ tử cung hay bệnh lây qua đường tình dục. Việc thực hiện biện pháp bảo vệ sức khỏe khi quan hệ đồng giới nữ sẽ giúp bạn có đời sống tình dục lành mạnh đấy!
Theo Hellobacsi.
Vạch mặt thủ phạm gây nên tinh hoàn nhỏ ở nam giới Tinh hoàn nhỏ khiến không ít cánh mày râu lo lắng bởi sợ sẽ ảnh hưởng đến phong độ giường chiếu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tinh hoàn có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, hiện tượng tinh hoàn bên to, bên nhỏ cũng là điều khá phổ biến và bình thường. Nếu bạn đang...