Bị ném 2 quả bom nguyên tử, vì sao Nhật Bản trở thành đồng minh của Mỹ?
Trong Thế chiến 2, Mỹ và Nhật Bản từng chiến đấu như những kẻ thù không đội trời chung. Nhưng ngày nay, Nhật Bản là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Khói hình nấm bốc lên sau khi Mỹ ném bom nguyên tử vào thành phố Nagasaki (ảnh: AP)
Tháng 12/1941, quân đội Nhật thực hiện vụ tấn công Trân Châu Cảng gây chấn động nước Mỹ. Mỹ nhanh chóng tuyên chiến với Nhật và tham gia Thế chiến 2. Tháng 8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng.
Sự tàn khốc của chiến tranh buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vào ngày 15/8/1945. Quân đội Mỹ sau đó đóng quân và kiểm soát nước Nhật trong gần 7 năm. Thống tướng Mỹ Douglas McArthur là người chỉ huy quân đội Mỹ ở Nhật Bản. Ông McArthur có nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và thay đổi bộ máy quân phiệt hiếu chiến ở Tokyo.
Mỹ đã có tính toán riêng để biến Nhật Bản thành “bức tường thành” ở châu Á, theo History.
Thay vì làm bẽ mặt Nhật Bản, Mỹ chọn cách đối xử nhân đạo với Nhật. Sau chiến tranh, có 23 quan chức và tướng lĩnh cấp cao của Nhật bị đưa ra xét xử. Thủ tướng Nhật Hideki Tojo bị tuyên án tử. Tuy nhiên, Nhật hoàng Hirohito vẫn yên vị.
Dân Nhật quỳ khóc khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân đồng minh (ảnh: History)
Nhiều ý kiến cho rằng cần đưa Nhật hoàng Hirohito ra tòa án, nhưng Mỹ bác bỏ. MacArthur ủng hộ sự cương quyết của Washington. Ông cho rằng cần giữ Nhật hoàng như một biểu tượng đoàn kết của nước Nhật.
“Không lâu sau khi đến Tokyo, một số người trong bộ tham mưu giục tôi triệu Nhật hoàng đến để thị uy. Tôi bỏ qua đề nghị của họ. Làm như thế là xúc phạm tình cảm của người dân Nhật”, tướng MacArthur viết trong cuốn “Hồi tưởng”.
Ông MacArthur sau đó đã tiếp đón Nhật hoàng Hirohito với sự tôn kính. Điều này giúp trấn an người Nhật trước tương lai bất ổn.
Video đang HOT
Bước ra từ Thế chiến II, Nhật Bản (dân số khoảng 70 triệu người) gần như biến thành bình địa khi 66 thành phố lớn bị bom Mỹ tàn phá. Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị san phẳng bởi bom nguyên tử. 1/3 số nhà máy trên đất Nhật bị phá hủy. 8/10 số tàu buôn của Nhật chìm dưới đáy biển. Kinh tế Nhật kiệt quệ hoàn toàn, theo TIME.
Nạn đói hoành hành khắp nước Nhật. Khoảng 30% dân Nhật không có nhà ở. Ở Tokyo, 65% khu vực dân cư bị phá hủy. Con số này ở Osaka và Nagoya (thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 Nhật Bản) là 57% và 89%.
Khoảng 6 triệu lính Nhật từ các vùng chiến sự trở về khiến tình hình đất nước càng thêm rối ren. Hàng trăm nghìn người bị thương cần chăm sóc y tế.
Trong khi đó, 400.000 lính Mỹ do tướng MacArthur chỉ huy đổ bộ vào Nhật. Nhiều người Nhật bất mãn với động thái này. Họ cho rằng Nhật đã “mất nước”.
Tướng Mỹ MacArthur gặp Nhật hoàng Hirohito (ảnh: History)
Thực hiện chính sách “biến thù thành bạn”, tướng MacArthur đề nghị Mỹ viện trợ lương thực và tài chính cho Nhật. Nhờ 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ USD từ Mỹ, Nhật Bản tránh được nạn đói mùa đông năm 1945. Tướng MacArthur cũng ra lệnh cho lính Mỹ tôn trọng và cấm xâm phạm tài sản của người Nhật, theo History.
Từ năm 1945 – 1951, với chương trình viện trợ Marshall, Mỹ đã rót vào Nhật Bản hàng tỷ USD. Kinh tế, công nghiệp và nông nghiệp Nhật Bản dần được khôi phục. Tướng MacArthur góp công lớn vào quá trình này. Ông đề ra hàng loạt biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giáo dục nhằm loại bỏ giới quân phiệt Nhật, đưa nước này theo con đường hòa bình, tập trung phát triển kinh tế, theo Warfare History Network.
Hiến pháp Nhật Bản sử dụng đến ngày nay là do MacArthur và bộ tham mưu Mỹ soạn thảo. Theo Hiến pháp, Nhật hoàng không còn nắm quyền lực mà chỉ tại vị mang ý nghĩa biểu tượng, giống vua hay nữ hoàng Anh. Điều 9 Hiến pháp Nhật cũng quy định nước này từ bỏ quyền khai chiến. Quân đội Nhật bị giải thể, thay thế bằng Lực lượng phòng vệ quốc gia.
Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực vào ngày 3/5/1947.
Với những đóng góp lớn cho nước Nhật, tướng MacArthur được người dân xứ Mặt trời mọc kính trọng như một Shogun (tướng quân). Ông được xem là biểu tượng của tình đoàn kết Mỹ – Nhật.
Tướng MacArthur là người có công lớn trong việc xây dựng quan hệ Mỹ – Nhật thời hậu chiến (ảnh: History)
Ngày 8/9/1951, Hiệp ước San Francisco được ký kết. Mỹ trao trả độc lập cho Nhật và rút phần lớn quân đội khỏi đất Nhật. Nhật Bản cũng ký Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật (1951), cho phép Mỹ duy trì một số căn cứ trên lãnh thổ.
Với Hiệp ước An ninh Mỹ – Nhật, Nhật Bản chính thức đứng dưới “ô hạt nhân” của Mỹ, an ninh Nhật phụ thuộc vào Mỹ. Tình trạng này duy trì đến hiện nay.
Tháng 6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Một tháng sau đó, Mỹ tham chiến ở Triều Tiên để bảo vệ quân đội Hàn Quốc. Cuộc chiến của Mỹ đã tạo sức bật kinh tế cho Nhật Bản. Hàng nghìn nhà máy Nhật Bản hoạt động hết công suất để cung cấp hàng tiếp tế cho quân đội Mỹ.
Tháng 3/1965, Mỹ trực tiếp đưa quân xâm lược Việt Nam. Cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam gây tổn thất khổng lồ đối với Mỹ nhưng là cơ hội phát triển cho Nhật Bản, theo TIME.
Giai đoạn năm 1952 – 1973 chứng kiến sự phát triển kinh tế “thần kỳ” của kinh tế Nhật. Từ năm 1952 – 1958, GDP Nhật tăng trung bình 6,9%/năm. Trong thập niên 60, GDP Nhật luôn tăng trên mức 10%. Ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là sản xuất ô tô và đóng tàu ở Nhật phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn này, Nhật Bản chi rất ít tiền cho quốc phòng.
Dân Nhật nhận lương thực từ Mỹ trong lúc khó khăn (ảnh: History)
Đến những năm 1980, kinh tế Nhật dần vươn lên vị trí thứ 2 trong nhóm nước tư bản, sau Mỹ (từ năm 2010, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật). Bước phát triển của Nhật Bản khiến Mỹ lo ngại.
“Sau khủng hoảng dầu mỏ trong thập niên 70 và cuộc chiến ở Việt Nam, khiến Mỹ trả giá rất đắt, kinh tế Mỹ đã không còn mạnh như trước”, Sheila A. Smith – chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản tại Mỹ – nhận định.
Trong khi Mỹ gặp khó khăn, Nhật Bản lại trở nên giàu có. Mỹ – Nhật cạnh tranh kinh tế trong thập niên 80 và quan hệ 2 nước dần trở nên căng thẳng. Để “xoa dịu” Washington, Tokyo chấp nhận tăng giá đồng yên (khiến giá hàng xuất khẩu tăng), khuyến khích các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Mỹ và sử dụng lao động Mỹ.
Tháng 5/2016, ông Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Hiroshima. Bảy tháng sau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm Trân Châu Cảng.
“Chuyến thăm của 2 nhà lãnh đạo cho thấy sức mạnh của sự hòa giải có thể biến cựu thù thành đồng minh thân thiết nhất”, Nhà Trắng bình luận.
Tuy nhiên đến nay, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc Mỹ ném bom nguyên tử vào 2 thành phố Nhật có phải quyết định đúng đắn hay không, theo History.
Các lãnh đạo G7 dự kiến hội nghị trực tuyến với Tổng thống Ukraine
Ngày 20/2, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông báo sẽ chủ trì một cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, ông Kishida cho biết Nhật Bản dự kiến tổ chức hội nghị trực tuyến trên vào ngày 24/2 tới , đúng một năm ngày Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã được mời tham dự sự kiện này.
Đây sẽ là lần đầu tiên ông Kishida chủ trì hội nghị G7. Tại cuộc họp trực tuyến, các nước thành viên G7 khả năng sẽ nhất trí tiếp tục ủng hộ Ukraine. Dự kiến, hội nghị thượng đỉnh G7 trực tiếp được tổ chức trong 3 ngày kể từ ngày 19/5 tại thành phố Hiroshima, miền Tây Nhật Bản.
Trong bài phát biểu tại một hội nghị chuyên đề ở thủ đô Tokyo cùng ngày 20/2, ông Kishida cam kết cung cấp khoản hỗ trợ tài chính bổ sung 5,5 tỷ USD cho Ukraine tái thiết cơ sở hạ tầng.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rời thủ đô Kiev, kết thúc chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine và cam kết tăng cường viện trợ vũ khí cho quốc gia Đông Âu này.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Biden cam kết khoản viện trợ vũ khí trị giá 500 triệu USD cho Ukraine, trong đó có đạn pháo, lựu pháo và tên lửa chống tăng Javelin.
Tổng thống Zelensky cho biết ông và người đồng cấp Mỹ cũng thảo luận khả năng cung cấp các "vũ khí tầm xa" cho Ukraine, một yêu cầu lâu nay của Kiev mà phía Washington chưa đáp ứng. Ông Zelensky coi chuyến thăm của ông Biden đến Kiev lần này là dấu hiệu ủng hộ quan trọng của Chính phủ Mỹ đối với Ukraine.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) triển khai một chương trình trị giá 16 tỷ USD để hỗ trợ Ukraine trong 4 năm. Tuyên bố này được đưa ra trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Ấn Độ tuần này.
Cố vấn của Thủ tướng Nhật bị mẹ mắng vì hình ảnh gây 'bão dư luận' Một cố vấn cấp cao của Thủ tướng Nhật Kishida Fumio đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi bị mẹ mắng vì hình ảnh ông đút tay vào túi quần tại một sự kiện trong chuyến thăm Mỹ. Theo báo Guardian, hình ảnh gây chú ý được truyền thông ghi lại trong khuôn khổ chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Kishida...