Bị Mỹ cấm cửa, Huawei đã có ‘vũ khí’ đáp trả mạnh mẽ
Huawei có thể tìm kiếm đối tác thay thế hoặc kiện Sắc lệnh của Tổng thống Trump để phá vòng vây về kinh tế.
Huawei, tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc đang dần bị cô lập sau khi các đối tác lớn như Google, Qualcomm và ARM cắt đứt quan hệ làm ăn với tập đoàn này. Vẫn chưa rõ Huawei sẽ phản ứng thế nào với cú sốc mới nhất, song nhiều khả năng họ sẽ làm mọi thứ có thể để tìm kiếm đối tác mới và thiết lập lại chuỗi cung ứng.
Tập đoàn công nghệ Huawei đang tìm cách đối phó lệnh cấm của Mỹ.
Mọi việc bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Sắc lệnh hành pháp ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được sản xuất bởi những công ty đặt ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ. Mặc dù Sắc lệnh không nêu tên một công ty hay một quốc gia cụ thể nào, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng mục tiêu chính là Huawei – tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc.
Đòn mạnh tay của ông Trump đã khiến các công ty nước ngoài lần lượt rời bỏ Huawei, trong đó có cả nhà sản xuất chip Infineon có trụ sở tại Đức. Đây là một thiệt hại lớn với Huawei nhưng các công ty nói trên cũng sớm phải đối mặt với ảnh hưởng tiêu cực bởi việc làm ăn với Huawei khiến họ thu về một khoản lời không hề nhỏ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như Huawei kiện sắc lệnh của Tổng thống Trump ra tòa, rất có thể cuộc chiến pháp lý phức tạp sẽ này là phép thử đối với quyền hạn của ông Trump trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Huawei nhận được sự ủng hộ rộng rãi tại Trung Quốc
Khi xem xét những diễn biến mới thời gian gần đây, một ai đó có thể kết luận rằng những ngày đen tối đang đến với Huawei. Song Huawei dường như đã quá quen với những cú sốc như vậy, kể từ khi công ty này bị cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc hay dính “nghi án” xuất khẩu công nghệ cho các nước đang bị trừng phạt như Iran, dẫn đến là vụ bắt giữ Giám đốc điều hành Mạnh Vãn Chu.
Một số nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm của Mỹ trên thực tế còn khiến Huawei trở nên vững mạnh hơn bởi tập đoàn này đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người dân Trung Quốc – những người luôn coi quyết định của Mỹ là nỗ lực nhằm ngăn chặn Trung Quốc phát triển tiềm lực kinh tế và vươn xa thành cường quốc công nghệ. Doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei đã vượt xa Apple từ năm 2017 và tập đoàn này cũng có nhiều bước tiến vượt bậc về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ camera. Đối với người Trung Quốc, các sản phẩm của Huawei không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn đại diện cho thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Đó là lý do họ luôn lên tiếng bênh vực Huawei chống lại mọi động thái “chèn ép” từ phía Mỹ.
Theo giới quan sát, hầu hết người dùng điện thoại thông minh của Huawei đều hiểu rằng họ sẽ gặp nhiều trục trặc khi sử dụng thiết bị di động sản xuất tại Trung Quốc trong thời điểm cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, chẳng hạn như Google sẽ tự động xóa bỏ các chương trình của nó trên điện thoại Huawei. Nhưng nhiều khả năng họ sẽ không quay lưng với Huawei để chuyển sang dùng thiết bị của Samsung hoặc Apple trong thời gian tới.
Kế hoạch đối phó với lệnh cấm
Video đang HOT
Lo ngại lệnh cấm của Mỹ sẽ gây ra những rủi ro lớn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, Huawei đang xúc tiến một kế hoạch B.
Tập đoàn này đã hợp tác với các công ty khác của Trung Quốc xây dựng hệ điều hành di động (OS) của riêng họ nhằm chống lại sự độc quyền của hệ điều hành iOS-Android. Huawei cũng đang dự trữ chíp xử lý Kirin 980 để thay thế chip điện tử nhập khẩu từ Mỹ. Giao diện người dùng EMUI 9 được cài đặt cho các thiết bị cũ như Huawei Mate 9 và Huawei P10 có thể được dùng để thay thế cho các ứng dụng dựa trên hệ thống Android.
Ông Alan Rozenshtein, chuyên gia luật tại Trường Đại học Minnesota cho rằng, ngoài việc tìm kiếm các thiết bị và ứng dụng thay thế, Huawei cũng có thể kiện sắc lệnh của chính quyền Tổng thống Trump. Họ có cơ sở để nói rằng chính quyền đã không xem xét đúng đắn những ảnh hưởng của sắc lệnh này và đưa ra quyết định một cách “tùy tiện”. Dựa trên hiến pháp của Mỹ, Huawei có thể lập luận rằng sắc lệnh này quá rộng và trao cho Tổng thống quá nhiều quyền lực, điều đó là bất hợp pháp.
Đến thời điểm hiện tại, chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra được bằng chứng cho thấy tập đoàn công nghệ Trung Quốc này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. Nhiều người cũng đặt câu hỏi về lý do tại sao việc cung cấp linh kiện cho một nhà sản xuất điện thoại ở nước ngoài lại đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Chủ biên tập tờ Washington Post đã kêu gọi xem xét kỹ lưỡng lệnh cấm này, đồng thời nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Trump đang “nợ công chúng” câu trả lời về quyết định trên.
Một số nhà quan sát lo ngại, lệnh cấm của chính quyền ông Trump có nguy cơ phản tác dụng bởi một số công ty Mỹ cũng sẽ bị đưa vào danh sách đen cùng với Huawei nếu có quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Ông Charles Skuba, chuyên gia tại Trường đại học Georgetown cho biết “Nếu tôi là một công ty Mỹ, nhìn vào sắc lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia tôi sẽ tự nhủ phải rất cẩn trọng khi làm ăn với những công ty nào có quan hệ đan xen với Trung Quốc”.
Đẩy mạnh cạnh tranh trong cuộc đua 5G
Nhà sáng lập tập đoàn Huawei, ông Nhậm Chính Phi đang tập trung vào mục tiêu đưa tập đoàn này tiếp tục tăng trưởng và phát triển để trở thành một một “gã khổng lồ” về công nghệ trên thế giới. Phát biểu với một số hãng truyền thông hôm 21/5, ông Nhậm Chính Phi nói: “Các nhà chính trị Mỹ đang đánh giá thấp sức mạnh của chúng tôi. Mạng lưới 5G của Huawei hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Xét về công nghệ 5G, những công ty khác phải mất ai đến 3 năm mới bắt kịp được chúng tôi”
Ông Nhậm Chính Phi cho rằng Huawei đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa hai cường quốc kinh tế, đồng thời ám chỉ việc Huawei tiếp cận mạng lưới 5G có thể là lý do Nhà Trắng áp đặt lệnh cấm đối với công ty này. Hồi tháng 4 vừa qua, chính quyền Tổng thống Trump cho biết, Mỹ đang nuôi ý định trở thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong công nghệ 5G và cuộc đua 5G là cuộc đua mà Washington “phải chiến thắng”.
Sự ra đời của mạng 5G được kỳ vọng sẽ giúp cách mạng hóa internet cùng các ứng dụng công nghệ không dây với tốc độ và bộ nhớ ngày càng gia tăng. Điều này sẽ dẫn đến những bước đột phá lớn trong đổi mới về trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot… Huawei đã rót hơn 15 tỷ USD trong những năm gần đây để nghiên cứu và phát triển mạng 5G, đồng thời ký kết nhiều hợp đồng xây dựng thành phố thông minh với các công ty trong và ngoài Trung Quốc.
Theo VOV
Sếp Huawei: Ông Trump cần Mỹ có mạng 6G, chúng tôi giúp được
Mặc dù đang có quãng thời gian rất khó khăn khi là đích nhắm chiến dịch chống lại công nghệ Trung Quốc của Mỹ, người sáng lập Huawei vẫn tỏ ra lạc quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập Huawei cho rằng chiến dịch "tấn công và dồn ép" của chính phủ Mỹ đã giúp cho công ty này và mọi nhân viên thức tỉnh.
"Bị Mỹ cấm cửa, tấn công là điều tốt với Huawei"
Không chỉ cấm cửa các thiết bị viễn thông của Huawei tại các đơn vị quốc phòng, chính phủ Mỹ còn khuyến khích đồng minh quay lưng với Huawei trong quá trình xây dựng mạng 5G. Theo Mỹ, Huawei là công cụ theo dõi của Trung Quốc. Huawei đã liên tục phủ nhận cáo buộc này.
Công ty Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ 5G. Huawei cũng đang đứng thứ 2 trong danh sách những hãng smartphone lớn nhất thế giới.
Bà Mạnh Vãn Châu đang được tại ngoại ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP.
Tuy nhiên sau nhiều năm thành công, ông Nhậm cho rằng Huawei đã trở nên "lười biếng, quan liêu và yếu đuối".
"Từ khi Mỹ tấn công và dồn ép chúng tôi, mọi người đoàn kết hơn và quyết tâm làm sản phẩm tốt hơn", ông Nhậm nói trong bài phỏng vấn.
Thời gian khó khăn nhất của Huawei bắt đầu từ tháng 12/2018, khi con gái ông Nhậm là bà Mạnh Vãn Châu, người giữ chức Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Tòa án Canada mới đây đã chấp nhận đề nghị dẫn độ bà Mạnh về Mỹ để xét xử về các tội danh như lừa đảo và vi phạm lệnh cấm vận Iran.
"Anh hùng lúc nào cũng gặp nhiều thử thách. Nếu không chiến đấu, bị thương thì làm sao có được lớp da dày, cứng", ông Nhậm bày tỏ quan điểm về thời gian khó khăn này.
"Chịu đựng gian khó có khi lại giúp rèn luyện ý chí cho con gái tôi. Mọi chuyện không hẳn là tệ", ông chia sẻ.
Hâm mộ Mỹ, nhưng chẳng có lý do gì đến Mỹ
Mặc dù là đích nhắm cho chiến dịch của Mỹ, ông Nhậm vẫn thừa nhận nước Mỹ là nước tiên phong trong các lĩnh vực như kinh doanh, công nghệ. Ông cho biết sẽ không khuyến khích nhân viên của mình có tinh thần quốc gia cực đoan.
Theo tài liệu của tòa án, chính ông Nhậm cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Khi được hỏi liệu có lo sợ khi tới Mỹ, ông cho rằng mình chẳng có lý do gì tới nước này bởi Mỹ là thị trường nhỏ với Huawei. Dù vậy, nếu có bị bắt vào tù, ông sẽ viết sách lịch sử về cách nước Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới.
Ông Nhậm Chính Phi cho rằng bị Mỹ dồn ép lại là một điều tốt với Huawei. Ảnh: CNN.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Nhậm còn chỉ trích chính sách kiểm soát của Trung Quốc đối với các công ty của Mỹ.
"Lúc nào tôi cũng ủng hộ việc Google, Amazon và các công ty khác gia nhập thị trường Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho Trung Quốc", ông cho biết.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng ông muốn công nghệ "5G, và thậm chí cả 6G" được triển khai ở Mỹ càng sớm càng tốt, và các công ty Mỹ cần nỗ lực hơn để không bị bỏ lại. Khi được nhắc lại, người sáng lập Huawei cho rằng công ty của ông sẵn sàng giúp Mỹ đạt được điều này.
"Chúng tôi đủ khả năng, và chúng tôi sẽ hợp tác để phát triển mạng 6G tốt hơn. Tôi chẳng thù hằn gì đâu", ông Nhậm chia sẻ.
Theo zing
Lý do đẩy Huawei vào vòng xoáy cấm vận của Mỹ Mỹ đã đưa ra hàng loạt cáo buộc nhằm vào Huawei như liên kết với chính phủ Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt Iran, đánh cắp sở hữu trí tuệ Mỹ hay cạnh tranh về công nghệ tương lai trước khi đưa ra lệnh cấm cứng rắn với tập đoàn này. Mối quan hệ không mấy suôn sẻ kéo dài suốt 10...