Bị mụn 5 năm nay, làm thế nào để khỏi hoàn toàn?
Tôi năm nay 23 tuổi, là nữ. Tôi bị mụn từ năm 18 tuổi và đến bây giờ tôi vẫn bị mụn rất nhiều, da tôi thuộc loại da nhờn nên da mặt tiết ra rất nhiều nhờn và xuất hiện mụn rất nhiều. Tôi cũng rất hay chịu khó rửa sữa rửa mặt và giữ da mặt sạch.
Tôi đã uống viên ngừa mụn Hoa Linh nhưng vẫn không khỏi. Mỗi khi đi ra ngoài tôi rất mất tự tin. Xin hỏi làm thế nào để có thể trị mụn hoàn toàn được không? (Trần Thị Liên)
Trả lời:
“Da nhờn, bị mụn lâu năm và rất nhiều” tức là tình trạng mụn của bạn được đánh giá là nặng. Do đó việc điều trị có thể cần phải phối hợp nhiều phương pháp, điều trị tổng thể từ trong ra ngoài chứ không chỉ đơn giản dừng lại ở việc uống thuốc ngừa mụn. Hầu hết các loại thuốc trị mụn khi uống vào thường phát huy hiệu quả trong việc diệt khuẩn và chế ngự tuyến dầu, nhưng vẫn không triệt tiêu được tận gốc các ổ vi khuẩn nằm sâu dưới da. Vì thế mụn thường không thuyên giảm hoặc cải thiện rất ít, tái đi tái lại.
Video đang HOT
Để triệt tiêu tận gốc ổ viêm nhiễm trên da, thông thường bệnh nhân được chỉ định điều trị cả trong và ngoài bằng cách dùng thuốc thoa ngoài da, uống kháng sinh, chăm sóc da đúng cách và điều tiết chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ cao có khả năng thay thế thuốc uống trong điều trị mụn và một số vấn đề về da mà vẫn không làm giảm đi hiệu quả, mặc khác lại an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa được nhiều tác dụng phụ do thuốc tây đem lại.
Bạn có thể tham khảo công nghệ trị mụn tận gốc bằng ánh sáng Blue Light và thảo dược Bio Peeling. Nếu Blue Light có khả năng điều tiết tuyến nhờn, triệt tiêu tận gốc các nguyên nhân gây mụn từ bên trong cơ thể bằng cách thải độc, cân bằng nội tiết tố và tinh thần thì thảo dược Bio Peeling lại phát huy cao khả năng sát khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn ở trên bề mặt da, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn lây lan. Tùy từng tình trạng da, bệnh nhân trứng cá cần điều trị theo lịch trình dao động tối thiểu 3 đến 6 tuần. Bạn nên sắp xếp thời gian đến thăm khám trực tiếp để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa những tổn thương không mong muốn cho làn da của mình.
Theo VNExpress
Mụn nhọt, trứng cá - ngăn ngừa và trị tận gốc
Dân ta vẫn quan niệm mụn nhọt (bao gồm cả mụn trứng cá) là bệnh lành tính, nên phần lớn thường tự chữa trị mà không biết rằng nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới những thương tổn lâu dài trên da.
Dân ta vẫn quan niệm mụn nhọt (bao gồm cả mụn trứng cá) là bệnh lành tính, nên phần lớn thường tự chữa trị mà không biết rằng nếu chữa trị không đúng cách, gây biến chứng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, dẫn tới những thương tổn lâu dài trên da, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nóng ấm và mức sống chưa cao như ở Việt Nam.
Nguyên nhân gây bệnh
Mụn nhọt cũng như các bệnh ngoài da khác rất khó chữa mà lại rất dễ phát sinh. Nhọt chủ yếu do tụ cầu (theo Đông y là do huyết nhiệt và nhiệt độc) gây nên, phổ biến ở mọi lứa tuổi.
Trứng cá, đặc biệt hơn là bệnh da thường thấy do viêm nang lông tuyến bã. Trong nang lông, các chất nhờn tích tụ quá nhiều gây tắc nghẽn tạo thành các nhân mụn, vi khuẩn tấn công vào các nhân mụn này gây nên tình trạng viêm nhiễm, tạo thành mụn mủ, mụn bọc.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng này là do chứng tích nhiệt gây nên. Trong cơ thể con người, lá gan đóng vai trò sống còn để điều hòa các quá trình trao đổi chất với chức năng chính giải độc và chuyển hoá các chất dinh dưỡng. Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng lọc và thải chất độc trong máu gây tích tụ các chất độc. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến quá trình đào thải chất ra ngoài môi trường kém, từ đó gây nên hiện tượng viêm nang lông và hiện tượng tụ cầu nói ở trên.
Cách phòng và chữa trị
Không được dùng tay sờ, nặn các mụn lúc vừa phát sinh, nhất là các vùng quanh mũi (trong phạm vi bàn tay úp kín).
Người hay bị nhọt, có mụn trứng cá nên giảm những đồ ăn thức uống tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mủ phát triển như thức ăn chứa nhiều mỡ, cay, nóng; nước ngọt, bánh kẹo,... Tăng các loại thực phẩm có tính mát và nhuận tràng như rau sam, rau khoai lang, mồng tơi,...
Theo nghiệm của y học cổ truyền, có rất nhiều thảo dược có tác dụng trị mụn nhọt, trứng cá như: Diệp hạ châu, biển súc, bồ công anh, rau má, cỏ nhọ nồi. Diệp hạ châu là một vị thuốc quý có chức năng lợi tiểu, thanh thải các chất độc qua đường tiểu. Hơn nữa trong Diệp hạ châu còn chứa các alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal có tác dụng bảo vệ tế bào gan, khôi phục và tăng cường chức năng gan.
Biển súc là vị thuốc có tác dụng thanh thấp nhiệt, điều trị các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, giải độc cơ thể và khôi phục chức năng bình thường của gan. Bồ công anh, Cỏ nhọ nồi, Rau má, đều có tính mát, lợi tiểu, giúp thải chất độc ra ngoài theo đường tiểu, hỗ trợ gan thực hiện chức năng giải độc. Những loại thảo dược này đều có tác dụng thanh thải nhiệt độc ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp tăng cường chức năng gan và điều trị các bệnh bên ngoài như mụn nhọt, lở ngứa, vết thương, mụn trứng cá, đinh râu.
Theo BĐT Dân Trí
2 nguyên liệu 'thần thánh' đánh bay mụn, sạch nám da hiệu quả 100% Da nám sạm khiến phụ nữ mất đi vẻ đẹp tự nhiên và thiếu tự tin trong giao tiếp, với 2 loại nguyên liệu dễ tìm dưới đây bạn sẽ có được bí quyết để đánh bay mụn, nám và có được làn da như ý muốn. Bạn đã biết cách sử dụng bột sắn dây và trứng gà để đánh bay mụn,...