Bí mật xác ướp đặc biệt nhất thế giới có hộ chiếu
Ramesses II là một trong những pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập cổ đại. Ông cai trị Ai Cập trong 66 năm. Khoảng 3.000 năm sau khi qua đời, nhà vua Ai Cập này giữ kỷ lục là xác ướp đặc biệt nhất thế giới được cấp hộ chiếu.
Xác ướp đặc biệt nhất thế giới có hộ chiếu thuộc về pharaoh Ai Cập Ramesses II. Ông hoàng Ai Cập này nổi tiếng lịch sử với nhiều điều độc đáo.
Cụ thể, Ramesses II hay còn gọi Ramses II sinh vào khoảng năm 1302 trước Công nguyên. Sau khi vua cha Seti I qua đời, Ramesses II lên ngai vàng và trở thành pharaoh ở Vương triều thứ 19 dưới thời Tân Vương quốc.
Pharaoh Ramesses II trị vì Ai Cập trong 66 năm. Theo đó, ông trở thành một trong những nhà vua Ai Cập có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử.
Video đang HOT
Trong suốt thời gian tại vị, pharaoh Ramesses II đạt được nhiều thành tựu lớn. Điển hình là việc ông hoàng này dẫn quân chinh chiến và đánh bại nhiều kẻ thù của Ai Cập như người Hittite ở Anatolia và người Nubia.
Ông hoàng Ai Cập Ramesses II cũng cho xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ ghi dấu thời kỳ hoàng kim của ông. Trong số này, đền thờ Abu Simbel và Ramesseum được xây dựng dưới thời vị vua này tồn tại đến ngày nay.
Sau khi qua đời, Ramesses II được ướp xác và chôn cất trong lăng mộ tại Thung lũng các vị Vua ở bờ tây sông Nile. Nhiều năm sau, xác ướp pharaoh này được chuyển đến hầm Deir el-Bahri.
Phải tới năm 1881, xác ướp Ramesses II mới được các chuyên gia khảo cổ phát hiện. Kế đến, thi hài nhà vua được đưa đến Bảo tàng Ai Cập tại Cairo.
Đến năm 1974, các nhà Ai Cập học làm việc tại Bảo tàng Ai Cập phát hiện xác ướp Ramesses II đang phân hủy ở tốc độ đáng báo động. Vì vậy, họ quyết định chuyển xác ướp tới Pháp để kiểm tra và tiến hành các phương pháp bảo quản nhằm ngăn thi hài bị hủy hoại.
Để có thể sang Pháp, xác ướp pharaoh Ramesses II cũng phải có đầu đủ giấy tờ. Vì vậy, thi hài nhà vua Ai Cập được làm hộ chiếu. Ảnh chụp trên hộ chiếu là gương mặt của Ramesses II. Tại mục khai nghề nghiệp, hộ chiếu của vị pharaoh Ai Cập cổ đại này ghi là “Nhà vua (đã qua đời)”.
Theo đó, Ramesses II là pharaoh Ai Cập đầu tiên và duy nhất có hộ chiếu. Sau khi có hộ chiếu, xác ướp Ramesses II rời Ai Cập tới Pháp năm 1976. Kết thúc quá trình kiểm tra và áp dụng các phương pháp thích hợp để ngăn thi thể phân hủy hoàn toàn, xác ướp Ramesses II được đưa trở về Bảo tàng Ai Cập.
Bí ẩn xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ
Các nhà khảo cổ khai quật hàng chục xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ đại.
Bí ẩn xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ
Các nhà khảo cổ ở Ai Cập đã khai quật được hàng chục xác ướp và quan tài bằng gỗ có niên đại hơn 3.000 năm ở vùng Saqqara phía nam thủ đô Cairo.
Nhà khảo cổ Zahi Hawass cho biết đã tìm thấy tổng cộng 52 quách quan tài bằng gỗ nằm trong các hầm địa táng độ sâu từ 10 đến 12 mét.
Những chiếc quách quan tài có niên đại từ thơi Tân Vương quôc (thê ky 16 - 11 trươc CN). Cùng với quan tài và xác ướp, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một tấm giấy cói dài khoảng 4 mét có đoạn trích trong 'sách của người chết', một văn bản cổ của người Ai Cập gồm những câu thần chú hướng dẫn người chết cách vượt qua những nguy hiểm của thế giới bên kia.
Ngoài ra họ cũng phát hiện ra nhiều dấu tích về đồ chơi cổ xưa, tượng và mặt nạ. Khám phá này là kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Cổ vật Ai Cập và Trung tâm Zahi Hawass tại Bibliotheca Alexandrina. Saqqara là một nghĩa địa tại Memphis, cố đô Ai Cập cổ đại, bao gồm các kim tự tháp Giza nổi tiếng.
Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy ngôi đền chôn cất của Nữ hoàng Naerit, vợ của vua Teti, người đầu tiên cai trị của Vương triều thứ 6, cùng với ba nhà kho làm bằng gạch bùn. Các chuyên gia cho biết những khám phá này sẽ viết lại lịch sử của khu vực, đặc biệt trong các triều đại 18 và 19 của Saqqara trong thời kỳ Tân vương quốc, khẳng định tầm quan trọng của việc thờ cúng Vua Teti trong Vương triều thứ 19 của Tân vương quốc.
Những chiếc quan tài bằng gỗ có hình dạng giống con người với bề mặt trang trí cho nhiều cảnh về các vị thần được thờ cúng trong thời kỳ này, cùng các trích đoạn khác nhau trong cuốn sách của người chết.
Khám phá giúp các chuyên gia xác nhận rằng khu vực Saqqara không chỉ từng sử dụng để chôn cất trong thời kỳ Hậu kỳ mà còn trong thời kỳ Tân vương quốc.
Xác ướp 1.400 năm tuổi qua đời vì táo bón sau thời gian dài ăn châu chấu Một người đàn ông được ướp xác cách đây 1.400 năm đã ăn châu chấu trong những tháng cuối đời và ruột kết của anh ta phình to gấp 6 lần kích thước bình thường. Người đàn ông đã chết cách đây 1.000 đến 1.400 năm ở Texas, Mỹ. Boffins cho biết một người chết vì táo bón cách đây hơn 1.000 năm...