Bí mật về đất nước ngập trong vàng nhưng dân vẫn nghèo đói
Là quốc gia nhiều vàng bậc nhất thế giới nhưng người dân Cộng hòa Mali luôn phải sống trong cảnh nghèo đói, hiếm khi được ‘ bữa cơm no đủ’
Cộng hòa Mali là một quốc gia không giáp biển ở Tây Phi. Đây là quốc gia lớn thứ 8 ở châu Phi, với diện tích hơn 1,2 triệu km2. Dân số của Mali là 19,1 triệu người.
Ở đây, ngành công nghiệp dường như không tồn tại nhưng sản lượng vàng của lại đứng top 5 trên toàn thế giới.
Từ lâu, khai thác mỏ là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Mali. Và vàng là nguồn xuất khẩu lớn nhất của quốc gia này.
Vào giữa những năm 2000, vàng chiếm khoảng 80% hoạt động khai thác của Mali, trong khi vẫn còn một trữ lượng đáng kể các khoáng sản khác chưa được khai thác.
Dù là một nước nhiều vàng nhất thế giới nhưng Mali lại là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Mali nằm sâu trong lục địa, lượng mưa tại đây cực ít ỏi nên nền nông nghiệp cũng không phát triển. Hầu hết đất đai là sa mạc, đất canh tác chỉ chiếm 2% tổng diện tích.
Do đó, người dân Mali chỉ có thể nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác.
Đáng nói, các nước lân cận Mali cũng không đủ ăn nên người Mali bắt buộc phải mua lương thực từ những vùng rất xa xôi. Vì vậy, lương thực ở đây có mức giá trên trời.
Để phát triển kinh tế, chính phủ Mali cho phép người dân được quyền tự khai thác vàng. Vì vậy ở Mali, nhà nhà đào vàng, người người đào vàng.
Không chỉ nam giới, phụ nữ ở mọi lứa tuổi cũng đều tham gia vào công việc đào vàng.
Ai cũng khao khát kiếm được chút tiền để trang trải cho cuộc sống hoặc tìm được một cục vàng thật to để đổi đời.
Tuy nhiên, giấc mơ của người nghèo chưa bao giờ thành hiện thực bởi những vùng đất chứa vàng đều thuộc về các chủ khai thác.
Thống kê cho thấy, người Mali mỗi năm đào được lượng vàng trị giá hàng triệu USD. Chủ một mỏ vàng mỗi năm có thể thu được hơn 2.000 tỷ đồng.
Thu nhập cao là vậy nhưng do giá lương thực còn đắt hơn vàng nên người Mali hiếm khi được “bữa cơm no đủ”, dù có là chủ mỏ vàng. Nguồn ảnh: Aljazeera.
Video: Thâm nhập mỏ “vàng lậu” ở Hòa Bình. Nguồn: VTV24.
15 năm chụp ảnh động vật hoang dã ở châu Phi
Peter Delaney từ bỏ sự nghiệp tài chính để theo đuổi giấc mơ du lịch châu Phi. Trong hành trình đó, anh đã tìm thấy niềm đam mê của mình là chụp ảnh động vật hoang dã.
"Châu Phi đã trở thành chương mới trong cuộc đời tôi"
Từ các khu rừng ở Bwindi (Uganda) đến đỉnh núi lửa Kilimanjaro (Tanzania), lái chiếc Land Cruiser uốn khúc dọc theo những đụn cát đỏ của hoang mạc Kalahari, Peter Delaney bắt đầu chụp những bức ảnh châu Phi từ năm 2005. "Châu Phi đã trở thành chương mới trong cuộc đời tôi. Tôi dành 15 năm qua để chụp ảnh động vật hoang dã ở lục địa đa dạng này", Delaney chia sẻ.
Người đàn ông gốc Ireland đánh đổi những ngày tháng ổn định với công việc trong ngành tài chính ở London (Anh) để có một cuộc sống đầy màu sắc tại George (Nam Phi) với chuyến du hành xuyên qua châu Phi hùng vĩ. "Lục địa mê hoặc tôi không giống nơi nào khác. Thật khó để so sánh, châu Phi không chỉ có động vật hoang dã phong phú mà còn sở hữu những cảnh quan ngoạn mục và con người nồng nhiệt", nhiếp ảnh gia bộc bạch. Tác phẩm của Delaney đã được xuất hiện trên nhiều ấn phẩm nghệ thuật và 3 lần giành được giải thưởng "Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã" của năm từ BBC.
Niềm đam mê với ảnh động vật chất liệu đen trắng
Với Peter Delaney, tình yêu nhiếp ảnh đen trắng còn vượt hơn tình yêu đối với động vật hoang dã châu Phi. Đặc biệt, anh thích tạo ra những bức ảnh đơn sắc chụp sư tử hay voi. Sau nhiều năm nghiên cứu về động vật ở lục địa nóng nhất hành tinh này, nhiếp ảnh gia hiểu được hành vi của chúng. Điều này giúp anh chụp được những khoảnh khắc độc đáo mà ít người từng chứng kiến. Chụp ảnh sư tử không hề dễ vì chúng là loài sống về đêm và ngủ hầu hết thời gian ban ngày. Bản năng săn mồi và sự hung dữ của sư tử cũng có thể gây nguy hiểm và khiến nhiều người hoảng sợ. Mặc dù vậy, nếu đủ kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, người chụp có thể bắt gặp sư tử vào sáng sớm hoặc chiều muộn và thu được một số bức chân dung động vật tuyệt đẹp. Peter Delaney nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là chia sẻ những bức ảnh đen trắng về động vật hoang dã châu Phi, hy vọng có thể truyền cảm hứng và bùng cháy niềm đam mê của mọi người đối với tất cả động vật hoang dã trên khắp hành tinh.
Các bộ lạc châu Phi vẫn sống du mục, tự cung tự cấp Châu Phi là lục địa có sức cuốn hút ở mọi nơi, từ thiên nhiên hoang dã đến văn hóa của khoảng 3.000 bộ lạc. Trong đó, các bộ lạc sau độc đáo và nổi tiếng với các đặc điểm riêng. Ảnh: HubPages. Dogon: Bộ tộc có khoảng 400.000-800.000 người sống trong những ngôi làng trên cao nguyên thuộc 2 quốc gia Tây...