Bí mật thành công của ngành du lịch Maldives trong đại dịch
Maldives trở thành câu chuyện thành công lớn nhất về du lịch trong năm 2020, khi cả thế giới chật vật vì Covid-19.
Quần đảo nằm trên biển Ấn Độ Dương này mỗi năm đón 1,7 triệu du khách. Năm 2020, chỉ có hơn 555.000 khách ghé thăm. Mặc dù lượng khách sụt giảm đáng kể, con số trên vẫn khiến ngành du lịch Maldives trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất trong bối cảnh đại dịch.
Trong khi nhiều điểm đến khác đóng cửa biên giới, chính phủ Maldives đã mở cửa hoàn toàn cho du khách quốc tế từ bất kỳ đâu, bất kể tình trạng đại dịch tại nước họ từ tháng 7/2020. Một phần nguyên nhân cho quyết định này là vấn đề tài chính. Theo dữ liệu từ Đại học Bang Michigan, ngành du lịch đóng góp tới 28% GDP của Maldives.
Bên cạnh đó, địa hình của Maldives cũng có lợi cho công tác giãn cách, phòng ngừa dịch bệnh. Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng nằm trên các hòn đảo tư nhân biệt lập. Và du khách có hơn 1.000 nơi như vậy để lựa chọn.
Ngoài ra, những hòn đảo nổi tiếng của châu Á và Thái Bình Dương như Tahiti, Bali và Phuket thận trọng mở cửa biên giới. Điều này khiến lựa chọn về điểm đến của du khách từ các nước châu Âu, Mỹ bị giới hạn. Do đó, Maldives tận dụng được lợi thế kiểm soát tốt đại dịch để hút khách. Họ thậm chí không yêu cầu du khách cách ly bắt buộc hai tuần tại khách sạn, như một số điểm nghỉ dưỡng hút khách khác là Thái Lan và Sri Lanka.
Video đang HOT
90% trong số 200 hòn đảo lớn nhỏ có người sống tại Maldives được xây thành các khu resort đẳng cấp nhất thế giới với không gian biệt lập, chỉ có bầu trời, nước biển xanh trong và các dịch vụ cao cấp.
Thoyyib Mohamed, CEO Maldives Marketing & PR Corporation, cơ quan quản lý du lịch quốc gia, đồng tình với những quan điểm trên của CNN . Mohamed nói rằng lợi thế lớn nhất là đặc điểm địa lý độc đáo của Maldives, quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, sự phân cách du khách trên các hòn đảo khác nhau… Tất cả tạo nên sự hấp dẫn đối với những du khách muốn tránh xa mọi thứ liên quan đến đại dịch. “Chúng tôi quảng bá điểm đến như một nơi trú ẩn an toàn cho khách du lịch”, ông Mohamed cho hay.
Cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều khu nghỉ dưỡng có dịch vụ đưa đón bằng thuyền, máy bay tư nhân được tích hợp sẵn trong tour trọn gói. Điều đó đồng nghĩa với việc du khách có thể về thẳng nơi nghỉ dưỡng của mình mà không phải gặp quá nhiều du khách khác, nếu có. Đây là một điều lý tưởng về mặt hạn chế tiếp xúc nhằm ngăn ngừa lây nhiễm trong đại dịch.
Jan Tibaldi, tổng giám đốc của khu nghỉ dưỡng One & Only Reethi Rah, cho biết họ không đón nhiều khách bằng năm 2019. Đổi lại, thời gian khách lưu trú lại dài hơn. Để bắt kịp với xu hướng mới, các khu nghỉ dưỡng ở đây cũng tung ra nhiều gói ưu đãi đặc biệt, đáp ứng thời gian lưu trú kéo dài cùng thói quen sử dụng công nghệ để học tập và làm việc từ xa. Một trong số đó là gói ưu đãi 28 ngày gồm ăn sáng, Internet tốc độ cao, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, câu lạc bộ dành cho trẻ em… có giá từ 42.600 USD cho gia đình 4 người.
Khu nghỉ dưỡng One & Only Reethi Rah mở cửa gần như suốt năm 2020.
Tuy nhiên, thực tế không có câu chuyện thành công nào hoàn toàn tươi sáng trong thời kỳ đại dịch. Maldives cũng phải trả giá ít nhiều cho chính sách không kiểm dịch bắt buộc, khi số lượng các ca nhiễm nCoV bắt đầu tăng. Do đó, vào tháng 9/2020, chính phủ nhanh chóng sửa lại chính sách, yêu cầu tất cả du khách ghé thăm phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính nCoV.
Tháng 3 năm ngoái, nơi này từng đóng cửa biên giới, trong khi 500 khách du lịch còn lưu lại đây. Nhiều người làm trong lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng cảm thấy như mình đang “mắc kẹt ở thiên đường”, vì họ buộc phải ở lại các khu nghỉ dưỡng để chăm sóc một số ít du khách.
Một số nhân viên người địa phương cũng bị nhiễm nCoV. Hai nhân viên tại Kuredu Island Resort & Spa dương tính với virus vào tháng 3/2020. Để đề phòng, toàn bộ khu nghỉ dưỡng đã bị phong toả. Mặc dù cách ly trên một bãi biển nhiệt đới đẹp như tranh vẽ không phải là viễn cảnh tồi tệ nhất với du khách, nhưng với các nhân viên, việc phải ở lại đây vô thời hạn không phải điều họ mơ ước.
EU khuyến nghị tiêm chủng ngừa COVID-19 cho 70% người trưởng thành
Trong nỗ lực khống chế đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, ngày 19/1, Ủy ban châu Âu (EC) đã khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 70% dân số trưởng thành của Liên minh châu Âu (EU) vào mùa Hè này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer - BioNTech cho người dân tại Szczecin, Ba Lan. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels (Bỉ), các chiến dịch tiêm chủng được 27 quốc gia thành viên EU thực hiện, theo tốc độ và các nhóm ưu tiên được từng nước vạch ra. Mặc dù không thông báo kế hoạch thúc đẩy năng lực sản xuất vaccine để đạt được mục tiêu tiêm chủng tham vọng của mình, EC cho biết các quốc gia thành viên phải tiêm chủng cho 70% người trưởng thành từ nay đến mùa Hè, một kỳ tích khi hơn 200 triệu người được tiêm, với hai liều mỗi người.
Theo khuyến nghị của EC, từ nay đến tháng 3, ít nhất 80% số người trên 80 tuổi và 80% nhân viên y tế phải được tiêm chủng tại mỗi quốc gia thành viên. Chìa khóa để đạt được mục tiêu trên là việc sẵn có một lượng lớn vaccine.
EU đã đặt mua gần 2,3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ các hãng dược phẩm, nhưng cho đến nay mới chỉ 2 loại vaccine nhận được giấy phép của EU. Hiện EU đã bảo đảm tổng cộng 600 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech do Mỹ và Đức hợp tác phát triển và dự kiến số lượng vaccine này sẽ được giao dần từ nay đến cuối năm mặc dù đã xuất hiện những khó khăn trong việc giao hàng sớm.
Ủy ban cũng đang thúc giục các quốc gia thành viên tăng cường năng lực về giải mã virus SARS-CoV-2 nhằm phát hiện các biến thể mới.
* Cùng ngày, Ấn Độ thông báo nước này chính thức bắt đầu tiến hành "ngoại giao vaccine", theo đó sẽ xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 phiên bản "Made in India" cho các quốc gia láng giềng và đối tác chính như Bhutan, Maldives, Bangladesh, Nepal, Myanmar, Seychelles, Sri Lanka, Afghanistan và Mauritius. Quyết định trên mở đường cho các nước có thu nhập từ mức thấp đến trung bình nhận được nguồn cung vaccine Oxford/AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất.
Hồi tuần trước, Viện Serum của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, bày tỏ hy vọng sẽ sớm nhận được quyền sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với vaccine Oxford/AstraZeneca mà SII đã được cấp phép sản xuất, để SII được phép bắt đầu cung cấp vaccine cho cơ chế COVAX, một sáng kiến do WHO khởi xướng, nhằm phân phối vaccine một cách công bằng cho các nước nghèo trên thế giới.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn tờ "The Indian Express" cho biết trước mắt Ấn Độ chính thức chuyển một lô hàng đầu tiên, khoảng 1 triệu liều vaccine do tập đoàn dược phẩm Ấn Độ Serum Institue sản xuất, đến 2 nước Bhutan và Maldives, sau đó đến lượt các nước như Bangladesh, Nepal, Myanmar, Seychelles. Sri Lanka, Afghanistan và Mauritius cũng sẽ nhận được vaccine của Ấn Độ khi các nước này đưa ra các phê duyệt quy định cần thiết.
Trên Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết: "Ấn Độ vô cùng vinh dự được trở thành đối tác tin cậy lâu năm trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng quốc tế. Nguồn cung cấp vaccine COVID-19 cho một số quốc gia sẽ bắt đầu vào ngày 20/1, và sẽ nhiều hơn nữa trong những ngày tới. Trong khi đó, Ngoại trưởng S Jaishankar cho rằng: "Ấn Độ thực hiện cam kết cung cấp vaccine cho nhân loại. Việc cung cấp vaccine cho những quốc gia láng giềng sẽ bắt đầu vào ngày 20/1 tới".
Cơ hội và thành công không tự chạy đến trước mặt mình Mình là Thu Trang, sinh năm 2001, mình sinh ra và lớn lên tại quê hương Bắc Giang. Trước ngưỡng cửa vào Đại học, mình đã băn khoăn đứng trước hai sự lựa chọn: Học một trường Sư phạm tại quê nhà để gần bố mẹ và chọn cuộc sống bình yên sau này hoặc chọn một trường ở Hà Nội để thử...