Bí mật tày trời của người 5 lần góa chồng
Đối với thế giới bên ngoài, Betty Neumar là một người bà nhỏ bé với mái tóc đã bạc trắng, quản lý nhiều hiệu làm đẹp, năng đi nhà thờ và gây quỹ từ thiện. Không ai mảy may nghi ngờ khi người chồng sau cùng của bà qua đời.
Betty Neumar qua đời tại một bệnh viện ở Louisiana ở tuổi 79. (Ảnh: AP)
Mãi đến năm 2008, khi các nhà điều tra ở Bắc Carolina mở lại vụ án mạng 25 năm trước, những bí mật đen tối của người phụ nữ này mới bị phơi bày. Cảnh sát phát hiện Neumar đã đi qua một chặng đời dài gắn liền với cái chết của 5 người chồng ở 5 bang thuộc nước Mỹ.
Mọi hy vọng có được lời giải dẫu mong manh cho hàng loạt câu hỏi quanh cái chết của 5 người đàn ông này – hoặc những mảnh ghép còn thiếu trong cuộc đời Betty Neumar – đều tan biến khi người phụ nữ 79 tuổi qua đời vì bệnh tật trong một bệnh viện ở Louisiana hôm 13/6.
“Bà ấy đã mang mọi bí mật xuống mồ”, Al Gentry, người dành 25 năm vô ích thúc ép các nhà chức trách Bắc Carolina điều tra lại cái chết của anh trai ông, Harold Gentry, người chồng thứ 4 của Neumar.
Neumar chết vào sớm ngày 13/5 – Terry Sanders, con rể của bà, cho hãng tin AP hay. “Bà là một phụ nữ đồng quê mạnh mẽ và trải qua rất nhiều đau khổ”, Sanders, người đã lấy con gái Peggy của bà Neumar 38 năm, nhận xét.
Các quan chức Bắc Carolina nói họ dự định sẽ điều tra cái chết của Neumar. Người phụ nữ này được tự do nhờ đóng cam kết 300.000 USD, bị buộc tội liên quan tới giết người cấp độ 1 trong cái chết của Harold Gentry năm 1986. Phiên tòa xét xử bị hoãn nhiều lần kể từ khi Neumar bị bắt năm 2008.
Trong khi điều tra về cái chết của Gentry, các quan chức phát hiện Neumar đã lấy chồng 5 lần kể từ những năm 1950 và mỗi một cuộc hôn nhân đều kết thúc bằng cái chết của người chồng. Các nhà điều tra ở 3 bang đã mở lại một số vụ án song sau đó đã khép lại.
Đối với Al Gentry, cái chết của Neumar là một niềm vui nhuốm nỗi buồn. Ông đã dành nhiều năm trong đời thúc ép các quan chức thi hành luật xử lý vụ án mà ông khẳng định thủ phạm là Neumar. Vụ án cuối cùng được mở lại vào tháng 1/2008 sau khi ông yêu cầu Burris, khi đó vừa được bầu làm cảnh sát trưởng, điều tra.
Video đang HOT
“Tôi chết lặng người”, Gentry, 65 tuổi, đến từ Rockwell, Bắc Carolina, nói. “Tôi chỉ muốn công lý và chúng tôi sẽ không có được điều đó”.
Người đàn ông này nói rằng có quá nhiều sự trì hoãn: đầu tiên là cuộc điều tra ban đầu của cảnh sát năm 1986, sau đó là với các công tố viên. Phiên xử Neumar được dự định bắt đầu vào tháng 2 vừa qua nhưng lại bị hoãn để cho một vị công tố mới trúng cử có thêm thời gian chuẩn bị.
“Chúng tôi vẫn chưa có được lời đáp cho câu hỏi: Ai thực sự giết anh trai tôi?”, ông nói.
Những bí mật trong quá khứ của Neumar có lẽ không bao giờ được làm sáng tỏ.
Ngay từ đầu, các quan chức thi hành luật nói rằng họ đã cố gắng lắp ghép các mảnh rời trong cuộc đời Neumar lại với nhau, bởi vì câu chuyện của bà liên tục thay đổi. Song các cuộc thẩm vấn, tài liệu và hồ sơ tòa án đã phác ra những nét chính về quá khứ của người phụ nữ này ở Bắc Carolina, Ohio, Florida và Georgia, các bang mà bà đã cưới chồng ở đó.
Neumar sinh ra là Betty Johnson năm 1931 ở Ironton, một thị trấn nghèo khó ở đông nam Ohio. Cha bà là một thợ mỏ. Bà tốt nghiệp cấp 3 năm 1949 và lấy Clarence Malone vào tháng 11/1950.
Neumar nói với bạn bè rằng bà muốn rời khỏi quê nhà để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn Chưa rõ khi nào cuộc hôn nhân đầu tan vỡ. Con trai của họ, Gary, chào đời vào tháng 3/1952.
Malone tái hôn 2 lần. Ông này bị bắn một phát vào gáy bên ngoài cửa hàng ôtô của mình ở một thị trấn nhỏ tây nam Cleveland vào tháng 11/1970. Cái chết của ông được kết luận là bị chủ ý giết hại, song cảnh sát nói không có dấu hiệu của một vụ trộm cướp.
Gary được nhận nuôi bởi người chồng thứ 2 của Neumar là James A. Flynn nhưng không rõ khi nào bà gặp gỡ hay cưới ông. Neumar khai với các nhà điều tra rằng ông “chết trên một cầu tàu” đâu đó ở New York vào giữa những năm 1950. Neumar và Flynn có với nhau 1 đứa con gái, Peggy.
Vào giữa thập niên 1960, Neumar lấy người chồng thứ 3: Richard Sills, lính Hải quân. Trong 2 năm sau cùng, con trai của Sills là Michael, đã yêu cầu cảnh sát điều tra lại cái chết của bố mình vốn được kết luận là tự tử.
Vào ngày 18/4/1967, cảnh sát phát hiện xác của Sills trong phòng ngủ của căn nhà di động mà vợ chồng họ sử dụng tại Big Coppitt Key, Florida. Neumar khai với cảnh sát rằng họ li thân và đang cãi nhau thì ông lôi một khẩu súng ra và tự bắn mình.
Michael Sills không hề biết gì về cái chết của cha mình cho đến khi được phóng viên AP liên lạc năm 2009 để hỏi về quá khứ của Neumar. Từ đó, ông bắt đầu tìm hiểu hồ sơ.
Sau khi Neumar bị buộc tội ở Bắc Carolina, Phòng Cảnh sát trưởng hạt Monroe ở Florida tiến hành một cuộc điều tra khác về vụ án. Họ phát hiện các tài liệu giám định y khoa của Hải quân cho thấy Richard Sills có thể đã bị bắn 2 phát – chứ không phải một như Neumar nói với cảnh sát. Một viên đạn từ khẩu súng cỡ nòng .22 đã xuyên thẳng tim ông còn viên đạn thứ 2 có thể đã chọc vào gan.
Nhân viên giám định y khoa của Hải quân vào thời điểm đó nói rằng, vì không mổ xác nạn nhân để khám nghiệm nên ông không thể xác định được liệu Richard Sills bị bắn 1 hay 2 phát đạn. Và do không biết số vết bắn nên không có cách nào để biết ông chết vì tự tử hay bị giết cố ý.
Năm 2009, các nhà điều tra của hạt Monroe dự định khai quật mộ Richard ở nghĩa trang Ocala, Florida, để khám nghiệm tử thi nhưng sau đó lại xác định luật giới hạn thời gian được áp dụng với vụ án này.
Michael Sills đã chuyển sang thúc ép tổ Chuyên án chết của Cơ quan Điều tra tội phạm Hải quân. Tổ này đã bắt tay vào nghiên cứu các bằng chứng và có thể sẽ quyết định điều tra nhưng tất cả đã chấm dứt theo cái chết của Neumar.
Sau khi Richard Sill qua đời, Neumar gặp Harold Gentry – người chồng thứ 4 cũng là quân nhân. Họ cưới nhau vào ngày 19/1/1968 và chuyển tới sống ở Norwood, Bắc Carolina vào cuối những năm 1970 khi ông này giải ngũ sau 21 năm phục vụ quân đội.
Trong nhiều năm, Al Gentry nhớ lại, Neumar đã nói với cả nhà rằng mình là một y tá và người chồng đầu tiên của bà chết vì ung thư. Câu chuyện của người phụ nữ này luôn thay đổi.
Vào tháng 11/1985, con trai Gary của Neumar được phát hiện bị bắn chết trong căn hộ riêng ở Ohio. Cảnh sát kết luận đó là một vụ tự vẫn. Tuy nhiên, Neumar được hưởng lợi từ bảo hiểm nhân thọ của con trai – mặc dù Gary đã có vợ con. Bà già này cũng nhận khoảng 20.000 USD tiền bảo hiểm khi Harold Gentry bị giết.
Không chỉ có vậy, Neumar còn hưởng chính sách bảo hiểm nhân thọ của người chồng thứ 5, John Neumar, người qua đời vào tháng 10/2007. Hai người gặp nhau khi Neumar chuyển tới Augusta, Georgia, sau cái chết của Harold Gentry. Tại đó, bà mở một cửa hiệu thẩm mỹ và hoạt động từ thiện. Người dân trong khu vực gọi bà là Bea và không hay biết gì về quá khứ của người phụ nữ này.
Cách đây 2 năm, các nhà chức trách Georgia đã khép lại cuộc điều tra về cái chết của John Neumar, viện dẫn họ không có bằng chứng chứng tỏ Neumar liên quan. Gia đình John chỉ trích quyết định này, nói rằng Neumar đã tách ông khỏi gia đình và họ không biết ông chết cho đến khi đọc cáo phó trên báo địa phương. Khi tới thăm nhà tang lễ, họ phát hiện ông đã được hỏa thiêu.
Theo VietNamNet
Sự thèm khát khó cưỡng
Vắng Bôn một đêm là Cẩm Nhung không sao ngủ được... (Ảnh minh họa)
Đôi khi vắng người, Cẩm Nhung còn cố tình áp má vào má Bôn. Cô biết Bôn thèm khát và bản thân cô cũng rất thèm khát vì cô đã goá chồng gần 2 năm rồi...
Cẩm Nhung lấy chồng sớm, 21 tuổi đã có con và 22 tuổi đã thành goá phụ vì một tai nạn bất ngờ. Trước đây Nhung quan niệm rằng phụ nữ thiên chức là làm vợ và làm mẹ, lấy chồng thì theo chồng và nhờ chồng. Chồng của Cẩm Nhung là một người tháo vát, biết kiếm tiền.
Nhưng một vụ tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra và trong số những người tử nạn có chồng của Cẩm Nhung. Thế là từ chỗ chỉ lo nội trợ và nuôi con giờ đây Cẩm Nhung tự phải kiếm sống để nuôi mình và nuôi con nhỏ.
Làm gì để kiếm tiền bây giờ? Đi buôn thì không có vốn, mở quán ăn thì không biết nghề, vào các cơ quan hành chính sự nghiệp thì không có bằng cấp, đi làm công nhân ở công trường thì Nhung không đủ sức khoẻ.
Cuối cùng Nhung quyết định học nghề làm đầu để mở quán. Số tiền đền bù từ vụ tai nạn giao thông vừa đủ cho Nhung học nghề, thuê địa điểm và mua sắm thiết bị để mở một cái quán gội đầu loại bình dân.
Quán bình dân thì giá cũng bình dân. Tại những salon sang trọng chủ quán có thể thu của khách hàng trăm nghìn đồng một lần gội đầu nhưng quán của Nhung thì chỉ 20.000 đồng thôi. Với các quán gội đầu bình dân muốn sống được thì phải đông khách. Quán của Cẩm Nhung dù chỉ có hai bàn và hai thợ thôi nhưng khá đông khách vì bà chủ xinh đẹp và biết lấy lòng khách.
Với dịch vụ này để lấy lòng khách không khó, chỉ biết cách trò chuyện với khách và biết làm những động tác giả là khách hài lòng ngay. Sau khi gội đầu và mát xa da đầu cho khách xong người thợ chỉ cần bới mái tóc của khách mấy giây để kiểm tra xem còn sót gầu không là khách hài lòng ngay, vì họ thấy mình được chăm sóc, được phục vụ chu đáo.
Khách của Cẩm Nhung, đông nhất là giới mày râu. Đàn ông vào quán, ngồi vào ghế, được cô chủ cúi xuống, áp cái má trắng hồng và thơm mùi nước hoa rất quyến rũ gần chạm má của khách và hỏi thì thầm: "Anh ơi! Dùng dầu gì?". Chỉ mới thế thôi là cánh mày râu đã sướng lắm rồi.
Trong số khách quen thuộc của Cẩm Nhung có anh chàng Bôn to cao, cường tráng và mới 20 tuổi. Bôn rất chăm đến quán của Cẩm Nhung. Anh nói rằng nếu hai ngày mà không gội đầu thì ngứa không chịu nổi. Nhưng anh chàng này cũng kén thợ, nhất định phải là Cẩm Nhung gội thì Bôn mới vừa ý.
Bôn vô cùng hăng hái và dũng mãnh khiến Cẩm Nhung sung sướng đến tột cùng... (Ảnh minh họa)
Mỗi tuần 3 lần Bôn đến quán gội đầu và lần nào cũng trả thừa tiền nhưng không lấy lại. Với những vị khách này thường được Cẩm Nhung chiều hơn một chút. Cô gội kỹ hơn, trò chuyện thân mật hơn. Bắt gặp ánh mắt háo hức của Bôn nhìn xoáy vào phần ngực hở của mình Cẩm Nhung biết ngay rằng anh chàng này thèm muốn cái gì. Đây là bản năng thiên bẩm của phụ nữ. Chỉ trong vài giây đầu tiên phụ nữ đã biết người đàn ông muốn gì ở mình. Vì thế mỗi khi gội đầu cho Bôn bà chủ xinh đẹp thường giả vờ sơ ý đụng chạm vào anh chàng này một chút.
Khi Bôn lên bàn xả, Cẩm Nhung cúi người thấp hơn để xả tóc cho anh và cố ý cho Bôn được nhìn thấy gần như toàn bộ đôi gò bồng đảo của mình. Đôi khi vắng người, Cẩm Nhung còn cố tình áp má vào má Bôn. Cô biết Bôn thèm khát và bản thân cô cũng rất thèm khát vì cô đã goá chồng gần 2 năm rồi.
Có lần nằm trên bàn xả, vì không kìm nổi ham muốn, Bôn đã nhổm người lên, thơm rất nhanh vào vồng ngực Cẩm Nhung. Người đẹp mỉm cười: "Làm người ta hết cả hồn". "Cho anh xin lỗi, vì em đẹp quá". "Anh em gì. Còn kém tuổi người ta đấy". "Dù kém đến mấy thì anh vẫn là anh". "Có biết làm anh không?". "Cứ thử xem". Và họ đã bí mật hẹn nhau đi "thử".
Bôn lúng túng mãi mới làm được cái việc của một người đàn ông phải làm với một người đàn bà trong trạng thái Eva. Sự lúng túng và chật vật của Bôn khiến Cẩm Nhung cảm động. Phải là người lần đầu tiên làm chuyện ấy mới lúng túng và chật vật như thế. Nhung biết ơn Bôn về cái sự lúng túng đó. Và khi đã vượt qua trạng thái tâm lý căng thẳng khi nhập cuộc lần đầu thì Bôn lại vô cùng hăng hái và dũng mãnh. Cẩm Nhung sung sướng đến tột cùng. "Tuyệt vời lắm. Nữa đi anh".
Từ đó Cẩm Nhung không thể nào thiếu được Bôn. Khi biết Bôn chưa có nghề ngỗng gì, Cẩm Nhung biến anh chàng này thành người thợ học việc, ngày hai bữa ăn cơm ở quán và tối về nhà mình sống chung như vợ chồng. Vắng Bôn một đêm là Cẩm Nhung không sao ngủ được. Cô gái một con này trở nên nghiện "nem"!
Nhưng Cẩm Nhung cũng biết rằng anh chàng này tiêu xài rất tốn kém. Bôn không thể không có thuốc lá 3 số, không thể không uống bia vào các bữa ăn và thỉnh thoảng cũng không thể không bù khú ở quán xá. Thu nhập từ quán gội đầu sau khi trả tiền thuê nhà và tiền mua mỹ phẩm, tiền công cho thợ còn lại không nhiều lắm nên Cẩm Nhung không thể chu cấp đủ cho nhu cầu của người tình.
Còn Bôn sau giai đoạn thèm thuồng ban đầu, giờ no xôi chán chè rồi nên anh không háo hức và mạnh mẽ như trước nữa. Hễ phải sống thiếu thốn một chút là Bôn lại bị ức chế thần kinh và anh ta không muốn làm chuyện ấy.
Để có tiền nuôi người tình, Cẩm Nhung đã làm thêm dịch vụ môi giới mại dâm và bị bắt, bị kết án 18 tháng tù giam. Trong dịp đặc xá nhân Quốc khánh Nhung cũng được ra tù trước thời hạn nhưng không có ai đến đón cô. Mẹ cô thì đang phải trông con trai của Cẩm Nhung ở nhà, còn Bôn thì đã đi đâu mất tăm. Chẳng biết sau khi ra tù người đàn bà xinh đẹp này còn "nghiện" nữa không?
Nhà văn Hoàng Hữu Các
Theo Gia đình
Gã nhạc công lừa phụ nữ đi 'bán hương buôn phấn' Khoác trên mình vỏ bọc "thầy giáo dạy nhạc", với chiếc đàn ghi-ta trên vai, y làm quen với rất nhiều phụ nữ góa chồng và cả những bé gái đang ở độ tuổi vị thành niên rồi lừa họ vào động quỷ ép bán dâm. Gã nhạc công bí ẩn Nhờ có tài đàn hát, Phan Thanh Sơn, 34 tuổi, ở xã...