Bí mật tàn nhẫn phía sau những đặc sản đắt đỏ khắp thế giới
Dù được đánh giá là đặc sản, có hương vị thơm ngon song những món ăn này cũng bị lên án bởi độ tàn nhẫn trong quá trình chế biến.
Món mực nhảy múa (Nhật Bản)
Món ăn này khá nổi tiếng ở Hakodate, một thành phố ở Hokkaido (Nhật Bản). Điều đặc biệt của món ăn là bạn thưởng thức những con mực khi vẫn còn tươi sống.
Nếu đổ một ít nước tương lên trên, bạn sẽ thấy những chiếc xúc tu ngọ nguậy, khiến thực khách liên tưởng tới vũ điệu nhảy múa.
Người Nhật thường ăn món mực tươi sống này với cơm trứng cá hồi và rau quả. Đây là món ăn được nhiều người yêu thích ở xứ sở mặt trời mọc, tuy nhiên nó cũng được cảnh báo là cần hết sức cẩn thận lúc nhai các xúc tu bởi nó có thể làm bạn bị nghẹt thở.
Dù được đánh giá là có hương vị tươi ngon khi thưởng thức, song món mực nhảy múa cũng bị nhiều người lên án, cho rằng đây là món ăn sống phản cảm, tàn nhẫn với động vật.
Nhất là khi những con mực thoi thóp vẫn bị dưới nước tương, ớt lên mình đau đớn đến tận lúc chết.
Gan ngỗng (Pháp)
Gan béo hay gan ngỗng vỗ béo (Foie gras) là một trong những món ăn trứ danh trong nền ẩm thực Pháp, được làm từ gan ngỗng hoặc vịt.
Foie gras được ví như sự tinh hoa trong nền ẩm thực quốc gia này. Món ăn có vị béo ngậy, thơm ngon, khác hẳn với gan ngỗng hay vịt thông thường.
Bộ gan ngỗng béo để chế biến món Foie gras lớn gấp 10 lần bộ gan thông thường. (Ảnh: CNTraveler).
Tuy nhiên, để tạo ra món gan ngỗng đạt chuẩn, quá trình nuôi những con ngỗng này vô cùng tàn nhẫn. Chúng bị nuôi nhốt và ép ăn hàng ngày.
Một ngày 3-4 lần, những con ngỗng bị banh mỏ, nhét ống xông bằng kim loại thẳng vào cổ họng. Người ta sẽ bơm ngũ cốc nghiền mềm (thường là ngô nghiền cùng một chút nước và dầu ăn) xuống thẳng dạ dày để vỗ béo.
Những con ngỗng bị nhốt trong chuồng chật chội. (Ảnh: CNTraveler).
Video đang HOT
Việc ép ăn và không được vận động khiến ngỗng béo lên rất nhanh. Chúng cũng khó thở hơn bởi bộ gan lớn chèn ép vào phổi.
Thậm chí những con ngỗng bị gẫy chân vì trọng lượng cơ thể quá nặng nề hoặc tổn thương thực quản. Nhiều con ngỗng trở nên “phát điên” và quay sang tấn công đồng loại, hay tự hành hạ bản thân.
Đậu hũ địa ngục (Nhật Bản)
Sở dĩ món ăn này có tên là “địa ngục” bởi cách chế biến khá lạ lùng. Ban đầu những chú cá chạch được thả vào nồi nước cho lên bếp. Khi nước bắt đầu nóng lên, người ta sẽ cho những miếng đậu phụ mát lạnh vào.
Sở dĩ món ăn này có tên là “địa ngục” bởi cách chế biến khá lạ lùng.
Do bản năng sinh tồn, cá chạch sẽ điên cuồng lao vào những miếng đậu mà không biết rằng chúng đã bị “khóa” trong một bức tường, chấp nhận bị luộc chín tới chết.
Nhiều thực khách sau khi xem quá trình chế biến đã phải thốt lên rằng đây đúng là “địa ngục” mà con người đã tạo ra cho những chú cá.
Khi nước nóng lên, người ta thả miếng đậu phụ vào và những con cá sẽ điên cuồng lao vào đó.
Gà hong gió (Tây Tạng)
Đây là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Tây Tạng, dù vậy cách chế biến gà hong gió lại khiến nhiều người phải rùng mình vì độ tàn nhẫn dành cho các con vật.
Nguyên liệu để làm ra món gà hong gió là gà sống, gia vị và các loại thảo mộc. Trước tiên, đầu bếp sẽ mổ phanh con gà còn nguyên lông và lấy phần nội tạng ra thật nhanh. Các loại thảo mộc, muối gia vị sẽ được tẩm ướp vào bên trong con vật một cách nhanh chóng.
Sự đau đớn tột cùng sẽ gặm nhấm con vật cho tới khi chúng từ từ chết đi.
Sau cùng người đầu bếp khâu lại, vặt lông và treo ngược con gà trước gió trong tình trạng vẫn còn thoi thóp. Sự đau đớn tột cùng sẽ gặm nhấm con vật cho tới khi chúng từ từ chết đi. Thậm chí, người ta còn nghe tiếng rên rỉ của con gà trên giàn phơi.
Nhiều du khách sau khi xem các công đoạn chế biến đều lên án và cho rằng cách chế biến này quá đáng sợ, tàn nhẫn, nhiều người cũng không dám nếm thử dù đây được quảng cáo là món ăn với hương vị thơm ngon đặc biệt.
Lẩu cá kèo (Việt Nam)
Cá kèo thuộc họ cá bống trắng, thường sinh sống chủ yếu ở vùng nước lợ tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thịt cá mềm và thơm, có giá trị dinh dưỡng cao nên được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như cá kèo khô, cá kèo kho tộ hay cá kèo nướng muối ớt. Trong đó, ngon và được nhiều tín đồ ẩm thực ưa chuộng nhất vẫn là món lẩu cá kèo.
Những con cá kèo còn sống giãy giụa trong nồi nước sôi sùng sục.
Để chế biến món ăn này, cá kèo sẽ được để nguyên con, còn sống. Khi thưởng thức, người ta thả những con cá kèo đang giãy giụa vào nồi nước sôi sùng sục rồi nhanh chóng đậy vung lại để chúng không nhảy ra ngoài.
Cách chế biến này nhằm đảm bảo độ tươi ngọt cho món ăn. Dù vậy, cách ăn đặc biệt này cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều.
Cảnh cá kèo giãy giụa khi bị thả vào nồi lẩu đang sôi bị nhiều thực khách cho rằng khá tàn nhẫn.
Những món ăn kinh dị không phải ai cũng dám thử
Những con cá, tép nhỏ hay bạch tuộc vẫn đang còn sống được trực tiếp cùng gia vị là món ăn ngoe nguẩy có vẻ ngoài "đáng sợ". Thế nhưng, chúng lại được xem là đặc sản ở một số nơi bởi hương vị đặc trưng khó quên.
Bạch tuộc sống Sannakji của Hàn: Bạch tuộc tươi có thể để nguyên con hoặc thái nhỏ, với những chiếc xúc tu còn ngọ nguậy khi khách chấm vào chén nước tương và dầu vừng.
Vị ngọt của bạch tuộc tươi sống hòa quyện với vị mằn mặn của muối biển, beo béo của dầu vừng và không hề tanh.
Món ăn ngoe nguẩy này được xếp hạng là một trong những món ăn nguy hiểm nhất thế giới, trung bình 6 người tử vong một năm do xúc tu của bạch tuộc chặn khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Du khách cũng nên cân nhắc trước khi thử, và lưu ý nhai thật nhỏ khi ăn.
Món tép nhảy được người Thái gọi là "Goong Ten" có nguồn gốc từ Isan, thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan. Goong Ten được chế biến từ những con tép nhỏ còn sống, nhảy tanh tách mang đi trộn với gia vị. Gia vị dùng để trộn món ăn lạ đời này thường có rau thơm và ớt.
Gia vị sử dụng cho món Goong Ten này là một ít thính, khá nhiều ớt khô nhuyễn, nước mắm và nhất là một ít nước cốt chanh, do đó món Gong Ten này vừa có vị cay xé của ớt, vừa có vị chua của chanh nên không hề gây ngán, ngấy mà lại hấp dẫn vô cùng.
Ngoài ra, món Goong Ten này còn hấp dẫn bởi được sử dụng khá nhiều rau thơm như rau mùi gai, rau mùi thơm, hành lá, hành tím, sả thái nhỏ nên tạo mùi thơm khá đặc biệt khiến món này càng hấp dẫn hơn.
Một trong những điểm đặc biệt của món ăn này đó chính là sau khi tép được trộn với gia vị phải thưởng thức ngay, khi tép còn sống thì mới có thể cảm nhận được tép đang nhảy trong miệng như thế nào.
Món mực nhảy múa của Nhật Bản: Món ăn này còn được gọi là Odori-don, gồm một chú mực tươi đã cắt bỏ đầu, được bày trên một bát cơm trứng cá hồi và rau quả. Khi được rưới nước tương, các xúc tu của chú mực bắt đầu co rút, hay nói cách khác là "nhảy múa".
Đây là sự minh họa thú vị cho phản ứng hóa học giữa Natri trong nước tương và tổ hợp tế bào còn tươi ở xúc tu của loài mực.
Trong món Odori-don, chú mực đã được cắt bỏ phần đầu và đã chết hẳn. Nhưng khi rót nước tương lên xúc tu sẽ tạo ra một loại xung điện, tạo nên những co giật như thể chú mực vẫn còn sống và "nhảy múa".
Shirouo no Odorigui: Đây là tên của những con cá non trong suốt. Loại cá này thường được ăn sống cùng với trứng và giấm. Món Shirouo no Odorigui được nhiều du khách thế giới đánh giá là món đặc sản ăn sống kinh dị trong ẩm thực Nhật Bản.
Cảm giác những chú cá nhảy nhót trong miệng trước khi nuốt sẽ khiến nhiều người e sợ khi thử món này lần đầu tiên. Ảnh: Internet.
Lẩu cá kèo nóng hổi vừa ăn vừa thổi ngày se lạnh Là đặc sản của miền Tây nhưng lẩu cá kèo lại vô cùng hấp dẫn và được ưa chuộng ở nhiều nơi. Thịt cá kèo trong lẩu ngọt, nước lẩu chua chua nhúng kèm các loại rau, hoa tươi ngon vô cùng hấp dẫn. Chị em có thể tham khảo cách nấu lẩu cá kèo dưới đây để chế biến cho cả nhà....