Bí mật rùng rợn tháp sọ người đặc biệt nhất hành tinh
Nằm ở thành phố Ni, Serbia, một kiến trúc rùng rợn có tên tháp sọ người khiến nhiều người ‘đứng tim’.
Giống như tên gọi, hàng trặm sọ người thật được sử dụng để tạo nên tòa tháp rùng rợn này. Câu chuyện về tháp sọ người khiến nhiều người bị ám ảnh.
Tháp sọ người là kiến trúc rùng rợn nằm ở thành phố Ni, Serbia. Câu chuyện về tòa tháp rùng rợn này gắn liền với sự kiện lịch sử kinh hoàng.
Cụ thể, vào đầu những năm 1800, thành phố Nis của Serbia thuộc sự kiểm soát của Đế chế Ottoman. Đến năm 1809, cuộc nổi dậy của người dân Serbia dưới sự lãnh đạo của Stevan Sindelic trở thành sự kiện quan trọng.
Do có lực lượng nhỏ bé hơn nhiều so với đế chế Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ, đội quân do Sindelic nhanh chóng bị đánh bại.
Không chịu đầu hàng, lãnh đạo Stevan chỉ huy binh sĩ cho nổ kho thuốc súng dự trữ. Vụ nổ gây ra âm thanh lớn, làm “rung chuyển” cả khu vực chiến trường rộng lớn.
Hậu quả là Stevan cùng đội quân nổi dậy thiệt mạng. Không những vậy, một phần binh sĩ đế chế Ottoman cũng bị tiêu diệt trong vụ nổ “long trời lở đất”.
Trước hành động liều lĩnh và điên rồ của Stevan, Vizier Hurshid Pasha – thủ lĩnh của đội quân đế chế Ottoman quyết định chặt đầu và nhồi rơm vào xác những người lính đi theo Stevan rồi gửi về cho Vua Mahmud II tại Constantinople như bằng chứng đánh thắng trận.
Rùng rợn hơn, Vizier Hurshid Pasha còn ra lệnh cho cấp dưới thu gom những chiếc hộp sọ của kẻ thù để xây thành một tòa tháp ở ngay con đường chính dẫn vào thành phố như một lời răn đe đối với những người nhen nhóm ý định nổi loạn.
Kết quả là tòa tháp sọ người cao gần 4,5m được hoàn thành. Khoảng 952 hộp sọ được sử dụng để xây tòa tháp.
Sau khi người dân Serbia giành được độc lập, nhiều người dân mang di hài của tổ tiên, người thân về mai táng cẩn thận.
Theo đó, hiện còn hơn 50 hộp sọ tại tòa tháp rùng rợn trên. Chúng gợi nhớ về một giai đoạn lịch sử đau thương của người Serbia thời xưa.
video: Phát hiện mộ cổ có di hài còn nguyên vẹn (nguồn: VTC14)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/amusingplanet
Những khám phá 'bất ngờ' về loài chim én
Chim én là loài chim quen thuộc với chúng ta và thường bị nhầm lẫn thành chim yến do 2 loài chim này có khá nhiều đặc điểm giống nhau.
Chim én dài từ 9cm - 23cm và nặng từ 40g - 184g. Mỏ của nó mềm, hơi cong, cơ thể lùn và chắc mập, cánh hẹp có thể giãn dài, đuôi hình chạc. Chim én bay rất giỏi và phần lớn thời gian sống của nó là bay lượn trên bầu trời. Nó ăn, uống, ngủ, thậm chí là giao phối trên không trung. Chim én chỉ đáp xuống mặt đất để sinh nở.
Chim én là một trong số những loài chim bay nhanh nhất thế giới. Nó có thể bay với vận tốc 113km/h - 185km/h. Mỗi năm, chim én chu du quãng đường lên tới 199.558km. Chim én có thể bay ở độ cao 3.048m. Nó cũng có thể bay suốt đêm, thay đổi vận tốc và hướng bay mà chỉ sử dụng một bên não bộ (một bên còn lại thì ngủ).
Chim én cái đẻ từ 1 - 6 quả trứng có màu trắng, trứng thường nở sau 19 - 23 ngày. Không giống như những loài chim khác, chim én mới nở có thể tự giảm nhiệt độ cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất để có thể tồn tại trong điều kiện khan hiếm thức ăn.
Cả chim bố và chim mẹ cùng chăm sóc con non. Chim bố mẹ sẽ tha những quả bóng thức ăn gồm 300 - 1.000 con côn trùng cho chim non. Chin non sẽ rời tổ sau 6 - 10 tuần và không bao giờ trở lại nữa.
Thức ăn của chim én là côn trùng (ruồi, muỗi, rệp, bọ cánh cứng,...) và nhện. Kẻ thù của nó bao gồm chim ưng, chim cắt và một số lài cú. Chim én thường xây tổ trong các tòa nhà cũ, tòa tháp và những công trình do con người tạo ra khác. Nó sử dụng những cành con, rêu, cành cây và nước bọt làm chất keo để tạo thành một chất liệu cô đặc xây tổ.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Cảnh tượng rùng rợn ở ngôi đền nuôi hàng vạn con chuột Mặc dù chuột được coi là nguồn gốc của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nhưng kể từ ngày ngôi đền Karni Mata tồn tại tới nay, chưa có bất cứ dịch bệnh nào xảy ra tại thị trấn. Tọa lạc tại thị trấn Deshnok trong sa mạc Thar ở Ấn Độ đền Karni Mata là ngôi đền được cả thế giới biết đến...