Bí mật rùng mình về những hành tinh bị ‘ăn thịt’
Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra lý do vì sao một số hành tinh khổng lồ có hành vi lao dần về phía sao mẹ.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters đã phát hiện ra cơ chế mới có thể giải quyết bí ẩn lâu đời về quỹ đạo một số hành tinh đang phân rã xung quanh các ngôi sao tương tự như Mặt Trời của chúng ta.
Một Sao Mộc nóng rơi vào vùng lửa đỏ của sao mẹ – Ảnh AI: Anh Thư
Theo SciTech Daily, trước đây nhiều lần các nhà khoa học đã nhận thấy hành vi giống như thiêu thân của một số ngoại hành tinh thuộc dạng “Sao Mộc nóng”.
Đó là những gã khổng lồ khí tương tự Sao Mộc nhưng quay quá gần sao mẹ nên có nhiệt độ khắc nghiệt. Chúng mất chỉ vài ngày để quay hết một vòng quanh ngôi sao, lúc nào cũng trông như sắp bị nuốt mất.
Khoảng cách gần này khiến cả hành tinh và ngôi sao phải chịu lực hấp dẫn mạnh mẽ, truyền năng lượng vào quỹ đạo.
Nhưng các hành tinh này không bị nuốt ngay, mà lại từ từ xoắn vào trong suốt hàng tỉ năm cho đến khi bị rơi vào vùng lửa đỏ của sao mẹ.
Video đang HOT
Các lý thuyết thủy triều hiện tại không thể giải thích đầy đủ về việc sự phân rã quỹ đạo kỳ quặc nói trên, ví dụ Sao Mộc nóng WASP-12b trong hệ sao WASP-12.
Trong thiên văn, lực thủy triều là một lực biểu kiến kéo giãn một vật thể về gần hoặc ra xa khỏi khối một vật thể khác do sự chênh lệch về trường hấp dẫn.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Durham (Anh) phát hiện ra rằng trường từ mạnh bên trong một số ngôi sao giống Mặt Trời có thể làm tiêu tan thủy triều hấp dẫn từ các hành tinh Sao Mộc nóng một cách rất hiệu quả.
Thủy triều tạo ra sóng hướng vào bên trong các ngôi sao. Khi những con sóng này gặp từ trường, chúng được chuyển đổi thành các loại sóng từ khác nhau truyền ra ngoài và cuối cùng biến mất.
Như vậy, chỉ với tác động từ ngôi sao thay vì hấp dẫn lẫn nhau, các hành tinh rơi vào quá trình suy yếu quỹ đạo rất chậm.
Chúng di chuyển theo một hình xoắn ốc, từ từ quay lại gần chứ không lao thẳng vào sao mẹ mà cũng không giữ được vị trí ổn định.
TS Craig Duguid, tác giả chính của nghiên cứu cho biết cơ chế mới này có ý nghĩa sâu rộng đối với sự tồn tại của các hành tinh chu kỳ ngắn và đặc biệt là Sao Mộc nóng.
Nó mở ra một hướng nghiên cứu thủy triều mới và sẽ giúp hướng dẫn các nhà thiên văn học quan sát tìm ra các mục tiêu đầy hứa hẹn để quan sát sự phân rã quỹ đạo.
Hàng loạt "kẻ ăn thịt hành tinh" xuất hiện khắp vũ trụ
Chúng ta có thể đang nhìn vào nhiều "sát thủ" từng nuốt chửng các hành tinh ngay trên bầu trời Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu Úc - Mỹ - Ireland dẫn đầu bởi TS Fan Liu từ Đại học Monash (Úc) đã kiểm tra 91 cặp sao song sinh và xác định nhiều "kẻ ăn thịt hành tinh" đáng sợ.
Một hành tinh đang bị một ngôi sao "ăn thịt" - Ảnh đồ họa: PHYS
Các cặp sao này được thu thập dữ liệu chi tiết bằng 4 công cụ tối tân là Vệ tinh Lập bản đồ bầu trời - Kính viễn vọng Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), Kính viễn vọng Magellan (Chile) và Kính viễn vọng Keck (Hawaii - Mỹ)
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, họ phát hiện ra rằng 8% - tương đương 1/12 - các ngôi sao trong 91 cặp này là đã từng nuốt chửng một vài hành tinh trong vòng đời!
Điều này được thể hiện qua sự khác biệt thành phần giữa ngôi sao ăn thịt và bạn đồng hành của nó.
Hai ngôi sao song sinh lẽ ra phải hoàn toàn giống nhau về thành phần hóa học, thứ có thể được tiết lộ qua dữ liệu quang phổ. Khi một ngôi sao không còn giống người anh em song sinh, nó phải từng kết hợp với một thứ gì đó đáng kể.
Và nuốt một hành tinh là gần như là cách duy nhất để tạo ra sự khác biệt rõ rệt đó.
"Phát hiện ngụ ý rằng các hệ hành tinh ổn định như hệ Mặt Trời của chúng ta không phải là chuẩn mực. Điều này cho chúng ta một góc nhìn sâu sắc hơn về vị trí của chúng ta trong vũ trụ" - TS Yuan-Sen Ting từ Đại học Quốc gia Úc ở Canberra, đồng tác giả, nói với Space.com.
Một ngôi sao ăn thịt hành tinh không phải chuyện lạ, nhưng trước đây người ta cho rằng chỉ xảy ra khi ngôi sao đó đang hấp hối, bùng thành một sao khổng lồ đỏ.
Khoảng 5-6 tỉ năm nữa, Mặt Trời của chúng ta sẽ cạn năng lượng và trở thành sao khổng lồ đỏ như thế, dự kiến nuốt 3 hành tinh ở gần nhất là Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.
Tuy nhiên, các ngôi sao trong 91 cặp song sinh nói trên là các ngôi sao đang trong thời kỳ đỉnh cao, trẻ trung. Tức chúng đã nảy sinh hành vi ăn thịt khi vẫn còn trẻ tuổi hoặc "trung niên".
Các hành tinh bị ăn thịt có thể có nguồn gốc khác nhau, nhưng khả năng cao nhất chúng không phải là "con" của chính ngôi sao mà là những hành tinh lang thang bị đẩy khỏi hệ sao khác, sau đó vô tình đi ngang và bị nuốt chửng.
Cũng có khả năng thứ các hành tinh này nuốt các tiền hành tinh chưa hoàn thiện vào đầu vòng đời của nó, chứ không phải các hành tinh đã hình thành.
Nhưng dù là kịch bản nào, chúng vẫn là những kẻ ăn thịt đáng ngại.
Một loại vật thể lạ là mối đe dọa lớn cho Trái Đất Một nghiên cứu mới cho thấy các chiến lược phòng thủ hành tinh không nên bỏ qua một dạng vật thể lạ lùng và vô cùng bất ổn, biệt danh 'sao chổi tối'. "Sao chổi tối" là biệt danh mà các nhà khoa học đặt cho một số vật thể vũ trụ kỳ lạ được phát hiện gần đây, tồn tại nửa như...