Bí mật quan sát hành động ông nội với cháu lúc 8h tối, người mẹ không tin vào mắt mình
Người mẹ vô cùng bất ngờ trước những thay đổi của con gái.
Trịnh Thu là một phụ huynh tại Trung Quốc. Vì công việc của 2 vợ chồng bận rộn, nên cô thường xuyên nhờ ông bà đón cô con gái 4 tuổi tên Tiểu Thanh đi học về. Nhiều khi 2 vợ chồng đi làm về muộn, họ cũng nhờ ông bà cho cháu gái ăn uống, tắm rửa.
Bẵng đi một thời gian kể từ thời điểm nhờ ông bà săn sóc con phụ huynh, chị bắt đầu thấy những dấu hiệu thay đổi ở con gái. Theo đó, vào buổi tối, cô bé thường xuyên yêu cầu mẹ đọc truyện cho mình nghe. Đáng nói trước đó, con không hề đòi hỏi bố mẹ như vậy. Đương nhiên, đây là một thói quen tốt nên ngay hôm sau chị đã đi mua một tập truyện ngắn của trẻ con về để đọc cho con nghe.
Tuy nhiên, Trịnh Thu vẫn thắc mắc tại sao con có thói quen như vậy. Vậy nên trong một lần ở cùng con, chị đã hỏi: “Tiểu Thanh à, sao dạo này con thích nghe mẹ đọc sách vậy?”.
Cô bé đáp: “Ông nội hay kể chuyện cho con nghe lắm. Con thích nghe chuyện ông nội kể”.
Nghe thấy vậy, người mẹ rất bất ngờ. Ngày hôm sau đến đón con ở nhà ông bà vào lúc 8h tối, vì đi làm về muộn nên chị đã nhờ ông bà cho con ăn trước. Sau khi ăn xong, 2 ông cháu lên sofa ngồi rồi ông kể chuyện cho cháu nghe. Cô bé chăm chú nghe theo những lời ông kể. Sau khi kể xong, ông còn rút ra bài học cho Tiểu Thanh: “Con phải vâng lời ông bà, cha mẹ nghe chưa? Mỗi lần đi đâu về, thấy người lớn phải khoanh tay lễ phép chào hỏi. Thì đấy mới là đứa trẻ ngoan”. Trước lời căn dặn của ông, cô bé nhẹ nhàng nói: “Vâng ạ”.
Ảnh minh họa
Từ câu chuyện trên có thể thấy, người ông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục và gắn kết cảm xúc với cháu. Ông không chỉ là người trụ cột, mang theo bao kinh nghiệm sống của người đàn ông đi qua bao thăng trầm của cuộc đời, mà còn là người thầy, người bạn đồng hành cùng với con cháu trên con đường học vấn và hình thành những giá trị đạo đức.
Bằng chính những kinh nghiệm sống đầy mình, người ông thường xuyên trở thành nguồn cảm hứng cho các cháu qua những câu chuyện lịch sử gia đình, những trò chơi dân gian, hay những bài học đạo đức đơn giản nhưng sâu sắc. Qua đó, cháu không chỉ học được cách trân trọng quá khứ mà còn biết ơn những hy sinh của ông bà, từ đó hình thành nên tình cảm gia đình mật thiết.
Vị thế của người ông trong việc giáo dục cháu còn thể hiện ở việc đặt nền móng cho sự tự lập và mạnh mẽ. Ông thường là người khuyến khích cháu thử thách bản thân, vượt qua mọi khó khăn và không ngại thất bại. Việc này giúp cho các cháu phát triển tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, và khả năng đứng dậy từ nỗi đau.
Ngoài ra, người ông còn là người giáo dục cháu về những nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc. Qua từng lễ hội, ngày tết, ông không chỉ kể cho cháu nghe về nguồn gốc, mà còn hướng dẫn cháu cách thức tổ chức và tham gia. Điều này giúp cháu học hỏi và gìn giữ được những giá trị văn hóa phong phú.
Trong mắt các cháu, người ông là người hùng, là người bạn đồng hành trong từng trò chơi, và cả là người truyền cảm hứng, khơi gợi niềm tin yêu vào cuộc sống. Tình cảm mà ông dành cho cháu không chỉ dừng lại ở những lời nói hay hành động chiều chuộng, mà còn là sự quan tâm sâu sắc, bao bọc cháu trong vòng tay yêu thương mà không làm mất đi bài học về sự độc lập và tự trọng.
Cuộc sống có thể thay đổi từng ngày, nhưng vai trò của người ông trong việc giáo dục và gắn kết tình cảm với cháu vẫn luôn vững chắc. Ông không chỉ là người truyền đạt tri thức, mà còn là hình mẫu để cháu noi theo. Những điều ông dạy bảo, chắc chắn sẽ trở thành hành trang vô giá cho cháu trên con đường đời.
Kiểm tra camera lúc sáng sớm, người mẹ phát hiện bí mật động trời
Nhìn những hình ảnh được ghi lại, người mẹ không dám tin vào mắt mình.
Gần đây, ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã xảy ra một sự việc vừa khiến người ta không nhịn được cười mà còn suy ngẫm sâu sắc. Sự việc được cô Lý - một bà mẹ 2 con ở tỉnh này đăng tải lên MXH có liên quan đến chính hai người con của cô.
Được biết, cô Lý có tiến hành lắp đặt camera giám sát trong nhà, mục đích chủ yếu là để đảm bảo an toàn, lâu lâu thì kiểm tra xem hai cậu con trai làm gì ở nhà. Vào ngày xảy ra sự việc, cô Lý tình cờ mở video giám sát lên theo thói quen và bất ngờ phát hiện một bí mật động trời diễn ra ngay tại phòng khách gia đình.
6h sáng, trong lúc tiết trời đông còn tờ mờ tranh tối tranh sáng, cô và chồng vẫn đang chìm trong giấc ngủ thì ở phòng khách bất ngờ xuất hiện hai bóng dáng đầy... khả nghi. Hai bóng người này một trước một sau lò dò bám sát mặt sàn một cách đầy cẩn thận. Cả hai tiếp cận khu vực bàn uống nước, sau đó một trong hai nhanh như chớp chộp lấy một thứ trên mặt bàn.
Cảnh tượng diễn ra tại phòng khách khiến người mẹ không tin nổi vào mắt mình
Nghe thì như chuyện kinh dị đúng không? Nhưng xin thưa, sự thực thì có vẻ hài hước hơn nhiều. Bởi lẽ hai bóng dáng đó không phải ai khác mà chính là hai cậu con trai bé bỏng của cô. Tranh thủ lúc bố mẹ chưa tỉnh giấc, hai anh em đã lập kế hoạch lén lút chuồn từ phòng ngủ ra phòng khách để lấy... điện thoại mẹ để trên bàn rồi nghịch với nhau.
Giữa đường đi, cậu em vì sợ sệt nên không ngừng nhìn ngó xung quanh, thậm chí còn không dám tiến bước, cũng may là ông anh cuối cùng vẫn lấy đủ dũng khí để hoàn thành "nhiệm vụ". Lấy được "chiến lợi phẩm", hai anh em vội vàng trở về phòng ngủ.
Hai cậu bé bò sát mặt sàn, tiến bước...
Và cuối cùng cả hai đã thành công lấy được chiếc điện thoại để trên bàn
Nhìn cảnh hai anh em thập thò lén lút chỉ vì muốn chơi điện thoại, cô Lý vừa buồn cười vừa bực mình. Buồn cười vì sự ngây thơ của hai cậu con trai, còn bực là ở chỗ cô nhận ra việc điện thoại có sức hút quá lớn với hai đứa trẻ. Cô lo con mình sẽ bị ngiện điện thoại và nghiêm trọng hơn là vì thế mà làm ảnh hưởng đến học tập cũng như sức khỏe và nhịp sinh hoạt hàng ngày.
Câu chuyện của cô Lý sau khi được đăng tải lên MXH nhanh chóng thu hút sự chú ý của netizen. Nhiều phụ huynh tỏ ra đồng cảm vì con em mình cũng cắm mặt vào điện thoại cả ngày lẫn đêm khiến cha mẹ hết sức đau đầu.
Vì sao trẻ dễ ngiện điện thoại và cha mẹ cần làm gì?
Các chuyên gia tâm lý cho biết, trẻ em có hứng mạnh mẽ với điện thoại không chỉ vì tính giải trí mà còn vì nó mang lại phản hồi và sự thỏa mãn tức thì. Phương pháp giáo dục truyền thống thường tập trung vào việc sử dụng hình phạt và hạn chế để thay đổi hành vi của trẻ, nhưng dễ dàng bỏ qua nhu cầu nội tâm của trẻ. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, các bậc phụ huynh nên chú trọng hơn đến thế giới nội tâm của trẻ trong giáo dục, hiểu được những nguyên nhân đằng sau sự phụ thuộc vào điện thoại của chúng, giúp chúng học cách tự kiểm soát và quản lý thời gian.
Thay vì cấm đoán hoàn toàn, phụ huynh có thể cùng con cái thiết lập các quy tắc sử dụng điện thoại, khuyến khích trẻ sử dụng điện thoại trong các khung giờ nhất định. Thông qua việc thiết lập một khung giờ hợp lý, từng bước nuôi dưỡng ý thức tự giác của trẻ, giúp chúng khi sử dụng điện thoại có thể hành động một cách có lý trí và kiểm soát.
Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng các sở thích đa dạng ở trẻ là điều cần phải làm. Như câu chuyện kể trên, sở dĩ hai đứa trẻ lén lút lấy điện thoại lúc sáng sớm như vậy, rất có thể là vì chúng thiếu các hoạt động thú vị và ý nghĩa trong thời gian rảnh rỗi. Trong trường hợp này, phụ huynh nên định hướng cho trẻ tham gia một số lớp học theo sở thích như vẽ, bóng rổ, âm nhạc, hoặc khuyến khích chúng tham gia nhiều hoạt động ngoài trời, để trẻ tìm thấy niềm vui trong những hoạt động đa dạng, từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào điện thoại.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần phải thể hiện vai trò gương mẫu. Trong đời sống gia đình, cha mẹ thường là tấm gương trực tiếp mà trẻ em bắt chước. Nếu cha mẹ dành quá nhiều thời gian cho điện thoại trước mặt con thì không thể tránh được việc trẻ cho rằng đó là chuyện bình thường và học theo. Cha mẹ nên cố gắng kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của mình trước mặt trẻ, dành nhiều thời gian hơn để cùng đọc sách, chơi trò chơi hoặc thực hiện một số hoạt động gia đình có ích.
Mở camera thấy con ngủ dậy muộn nhất lớp, hành động của cô giáo khiến người mẹ ngỡ ngàng Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh trong một lớp mẫu giáo khiến nhiều người xem tan chảy. Cụ thể, từ đoạn video có thể thấy, sau giờ ngủ trưa, dù các bạn cùng lớp đã ngồi vào ghế ổn định nhưng lúc này một em bé mới rời khỏi giường. Tuy nhiên, thay vì...