Bí mật phía sau món gan ngỗng trứ danh của ẩm thực Pháp
Để có được bộ gan béo ngậy mịn màng với kích thước lớn gấp 10 lần bình thường, những con ngỗng sống trong môi trường nuôi nhốt, bị banh mỏ, ép ăn hàng ngày bằng ống xông.
Từ món ngon tinh hoa trong nền ẩm thực Pháp
Gan béo hay gan ngỗng vỗ béo (Foie gras) là một trong những món ăn trứ danh trong nền ẩm thực Pháp, được làm từ gan ngỗng hoặc vịt. Foie gras được ví như sự tinh hoa trong nền ẩm thực quốc gia này. Món ăn có vị béo ngậy, thơm ngon, khác hẳn với gan ngỗng hay vịt thông thường.
Bộ gan ngỗng béo để chế biến món Foie gras lớn gấp 10 lần bộ gan thông thường
Ở Pháp, vào dịp lễ Noel hay đầu năm mới là lúc người dân tiêu thụ nhiều gan béo nhất. Món gan có thể ăn kèm bánh mỳ nướng, trái táo thái lát áp chảo, nhâm nhi với các loại rượu trắng ngọt (vin blanc liquoreux).
Dù chịu nhiều chỉ trích nhưng món ăn vẫn là niềm tự hào trong ẩm thực Pháp
Foie gras nổi danh khắp thế giới, đồng thời cũng là món ăn gây nhiều tranh cãi nhất. Điều này xuất phát từ quá trình nuôi nhốt những con ngỗng biến chúng béo phì để lấy được bộ gan thơm ngon nhất.
Với các tổ chức bảo vệ quyền động vật, việc sản xuất món gan thực sự tàn nhẫn. Trong khi đó, ở Mỹ hay một số quốc gia khác, sản xuất gan béo là hành vi bất hợp pháp.
Tới sự tàn nhẫn xuất phát từ quá trình nuôi nhốt để những con ngỗng bị béo phì
Video đang HOT
Xuất phát từ người Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 2000 TCN, tới thời người La Mã khoảng thế kỷ 1 TCN. Khi đó, người La Mã ép ngỗng ăn quả vả để lá gan ngọt và béo hơn. Không lâu sau đó, nó trở thành món ăn quý tộc của Hoàng đế.
Sau này, người Pháp đã tiếp nhận rồi cải tạo món ăn để có được tinh hoa. Từ món ăn ít người biết tới, Foie gras nối tiếng khắp châu Âu. Hoàng đế Pháp Louis XVI còn gọi đây là “món ăn Hoàng đế”.
Không phải tự nhiên những con ngỗng sẽ có bộ gan lớn gấp 10 lần kích thước thông thường. Chúng bị nuôi nhốt và ép ăn hàng ngày. Một ngày 3-4 lần, những con ngỗng bị banh mỏ, nhét ống xông bằng kim loại thẳng vào cổ họng. Người ta sẽ bơm ngũ cốc nghiền mềm (thường là ngô nghiền cùng một chút nước và dầu ăn) xuống thẳng dạ dày để vỗ béo.
Những con ngỗng bị nhốt trong chuồng chật chội
Việc ép ăn và không được vận động khiến ngỗng béo lên rất nhanh. Chúng cũng khó thở hơn bởi bộ gan lớn chèn ép vào phổi. Thậm chí những con ngỗng bị gẫy chân vì trọng lượng cơ thể quá nặng nề hoặc tổn thương thực quản. Nhiều con ngỗng trở nên “phát điên” và quay sang tấn công đồng loại, hay tự hành hạ bản thân. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ ngỗng bị vỗ béo chết cao gấp 20 lần so với những con ngỗng được nuôi thông thường.
Ống xông bằng kim loại đưa thẳng thức ăn xuống dạ dày ngỗng
Và người ta chỉ dùng gan ngỗng đực để chế biến món Foie gras. Những con ngỗng cái bị bệnh chết đi sẽ đưa vào máy xay, nghiền nát làm phân bón hoặc chế biến thành thức ăn dành cho chó, mèo.
Người Pháp đang cung cấp khoảng 75% nguồn cung gan ngỗng béo trên khắp thế giới
Được biết, hiện Pháp đang cung cấp khoảng 75% nguồn cung Foie gras cho toàn thế giới. Ước tính, trung bình mỗi người Pháp chi khoảng 29 euro mỗi năm cho Foie gras. Năm 2016, Chính phủ Pháp đã ban hành lệnh cấm chế biến món ăn nổi tiếng này trong dịp hè vì lo ngại sự lây lan của virut H5N1.
Theo Dân trí
Những món "khoái khẩu" nhưng "tàn nhẫn" của con người
Mỗi quốc gia luôn tự hào với bản sắc và nền ẩm thực riêng biệt. Tuy nhiên, cũng có những cách chế biến và thưởng thức món ăn được coi là "sự tàn nhẫn".
Gỏi tép sống
Goong Ten là món ăn độc đáo của người Thái Lan với những con tép còn tươi nguyên, vẫn còn nhảy trong miệng thực khách khi vừa nếm thử. Đúng như tên gọi của mình, đó là những con tép sống, trộn cùng rau thơm, sả, đường, hành tím, chanh ớt và gia vị.
Cách chế biến món ăn không quá cầu kỳ khi người ta để tép tươi sống vào chậu nhôm nhỏ rồi cho thêm ớt tươi, rau thơm kèm gia vị và vắt cốt chanh lên cùng. Những con tép sống sẽ nhảy tanh tách trong chậu nên gọi là "tép nhảy". Tới khi nguyên liệu ngấm gia vị, người bán hàng sẽ đổ món ăn ra ngoài để thực khách thưởng thức.
Món tép nhảy Goong Ten của Thái Lan được coi là "tàn nhẫn" không kém gì bạch tuộc sống của Hàn Quốc. Khi ăn, thực khách vẫn thấy rõ các xúc tu bạch tuộc còn ngọ nguậy trong miệng.
Sashimi ếch sống
Món sashimi ếch sống của người Nhật được coi là rất "tàn nhẫn" khi con ếch còn sống, vẫn thở phập phồng và đôi mắt chớp chớp trước khi được thực khách đưa vào miệng.
Người Nhật vẫn nổi tiếng với các món sashimi làm từ thực phẩm tươi sống, nhưng sashimi ếch "đáng sợ" hơn cả. Những con ếch béo mập, được đầu bếp chuyên nghiệp sơ chế bằng cách chặt đầu, lột da, bỏ nội tạng. Món thịt tươi nguyên được ăn kèm cùng nước tương. Trong khi đó, da và nội tạng của chúng sẽ ninh lửa nhỏ tạo thành súp ăn sau cùng.
Không phải ai cũng đủ cam đảm thưởng thức món ăn này bởi họ nghĩ đây là hành động tàn bạo với động vật.
Gan ngỗng - niềm tự hào ẩm thực Pháp và câu chuyện tàn khốc phía sau
Foie gras hay gan ngỗng là niềm tự hào trong ẩm thực Pháp, thể hiện sự tinh tế đẳng cấp bậc nhất. Món ăn thường xuất hiện trong những nhà hàng cao cấp, có mặt trong số những món ăn đắt đỏ nhất. Nhưng câu chuyện phía sau đó lại là sự thực tàn khốc gây nhiều tranh cãi suốt thời gian dài.
Gan ngỗng không lấy từ những con ngỗng bình thường, mà người ta sẽ nuôi những con ngỗng đực cho tới khi béo phì để có bộ gan thơm ngon. Bởi vậy, Foie gras có mùi thơm ngậy, mềm mịn chứ không khô như các loại gan thông thường.
Nhưng để có được bộ gan tươi ngon đó, những con ngỗng được được vỗ béo bị ép ăn đến tàn nhẫn. Chúng bị cắm trực tiếp ống thức ăn vào cổ họng, hạn chế vận động để sớm béo. Theo tổ chức bảo vệ động vật, đây chính là hành động ngược đãi động vật.
Sự tàn nhẫn phía sau món chim họa mi nướng
Họa mi nướng là món ăn tinh tế, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi trong ẩm thực Pháp. Những con chim được săn bẫy trên cánh đồng, đòi hỏi phải béo gấp 2-4 lần con cùng đồng loại. Sau đó, chúng được nhồi thức ăn để béo núc, rồi dìm trong rượu Armagnac để chết dần. Khi đó thịt chim ngấm vị ngọt của rượu, da có màu vàng oliu tự nhiên. Cuối cùng, người đầu bếp nướng chim từ 6-8 phút là món ăn hoàn tất.
Khi thưởng thức, thực khách sẽ trùm khăn trắng kín đầu. Người ta tin rằng, với tấm khăn này sẽ giúp họ tránh được ánh mắt của Chúa khi ăn loài chim nhỏ bé và vô tội ấy.
Theo Dân trí
Từ xuất xứ bình dân "đầu thừa đuôi thẹo" tới món súp hải sản nổi tiếng nhất thế giới Vốn "xuất thân" từ món ăn bình dân ở thành phố cảng Marseille nước Pháp, đến nay, món súp hải sản đã nổi danh khắp thế giới, xuất hiện ở các nhà hàng sang trọng bậc nhất. Nhắc tới ẩm thực Pháp, đặc biệt là thành phố cảng cổ xưa nhất - Marseille, du khách khó lòng bỏ qua món súp hải sản...