Bí mật phía sau bức ảnh về bữa tiệc mạng LAN khét tiếng nhất trên Internet
Vào thời kỳ đầu của mạng Internet – những năm 2000 – bức ảnh trên là một trong những bí ẩn gây sức hút trên các diễn đàn. Nó mô tả một game thủ đặc biệt cuồng nhiệt, sẵn sàng chơi game cùng với đồng đội của mình trong tình trạng hết sức cực đoan: bị treo trên trần nhà.
Nếu sử dụng Internet đủ lâu, chắc chắn gần như bạn đã nhìn thấy bức ảnh này một lần trong đời. Bạn cũng có thể thấy nó hàng chục lần, thậm chí có thể có một hoặc hai bản sao trong ổ cứng. Nhưng không phải ai cũng biết về câu chuyện có thật đằng sau hình ảnh này.
Trên thực tế, mọi chuyện từ Mason, Michigan, một tiểu bang thuộc vùng Bắc-Đông Bắc của Mỹ, giáp Canada. Nơi đây có một nhóm bạn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc LAN. Trước khi Internet biến việc kết nối đường dài trở thành một thứ hết sức tầm thường, không có gì lạ khi các game thủ thường tự chịu khó mang vác máy tính của họ đến một nơi tập kết trung tâm. SAu đó, chúng được liên kết lại với nhau và tất cả có thể chơi game hàng giờ, đôi khi nhiều ngày, cho tới khi mỏi mệt.
Đó là cách mà sự kiện này diễn ra, vào một ngày hè của năm 2002. Ban đầu, nó là một bữa tiệc LAN bình thường cho đến khi một người tham dự, Tyler, nhìn xung quanh và nói: “Tôi nghĩ rằng có thể dán ai đó bằng băng dính lên đó và tôi sẽ làm như vậy.”
Bạn vẫn có thể ăn và chơi game khi treo người trong không khí.
Video đang HOT
Sau câu nói đó là một đoạn công việc yêu cầu sự hợp tác và nỗ lực của rất nhiều người, nhằm dán anh chàng mang tên Drew Purvis lên trần nhà. Trong lần đầu tiên, họ không sử dụng bất kỳ chiếc gối nào để đệm và việc treo người lên chỉ kéo dài khoảng 10 phút trước khi Purvis la hét yêu cầu cắt băng để được hạ xuống, khi anh cảm thấy đau và khó chịu.
Trong lần dán thứ hai, một người khác nảy ra ý tưởng nên đặt một máy tính ngay phía dưới để người bị treo lên có thể chơi game. Và đó là khởi đầu cho hình ảnh nổi tiếng, được chụp bằng một chiếc máy kỹ thuật số (thứ không phổ biến vào thời điểm đó), bắt đầu lan truyền. Phần còn lại, là lịch sử.
Bức ảnh sau đó cũng trở thành một vật lưu niệm đặc biệt của nhóm bạn, được lưu lại và truyền tay nhau trước khi điện thoại thông minh và mạng xã hội xuất hiện.
Theo Tổ Quốc
Sự cố mất mạng internet và sập mạng xã hội khiến thế giới mất 8 tỷ USD năm 2019
Tình trạng mất mạng Internet và không thể truy cập mạng xã hội gây ra những hậu quả lớn về kinh tế cho thế giới trong năm 2019.
Theo dữ liệu do trang Top10VPN.com, một trang web chuyên về dịch vụ mạng riêng ảo có trụ sở tại Luân Đôn, Anh công bố mới đây, thiệt hại kinh tế do mất kết nối Internet và mạng xã hội trong năm 2019 là 8 tỷ USD. Thậm chí theo trang này dự đoán, con số đó sẽ tăng gấp nhiều lần trong bối cảnh bất ổn chính trị tràn lan hiện nay.
Top10VPN đã phân tích tác động kinh tế do tình trạng mất mạng Internet trong suốt năm 2019. Thiệt hại kinh tế được tính dựa trên công cụ của Netblock và Internet Society, các chỉ số của Ngân hàng thế giới, Liên minh viễn thông quốc tế, Eurostat và Cục điều tra dân số Mỹ.
Top10VPN cho biết, có khoảng 122 sự cố mất mạng Internet trên toàn cầu với tổng thời gian lên tới 18.225 giờ và xảy ra ở 21 quốc gia trong năm 2019.
Cameron Samuel Woodhams, một lãnh đạo tại Top10VPN cho biết: "Mất mạng Internet khiến toàn bộ nền kinh tế số lâm vào tình trạng bế tắc. Nó còn gây ra những thiệt hại lâu dài hơn thế do làm mất niềm tin của các nhà đầu tư và làm tổn thương nền kinh tế phi chính thức vì làm gián đoạn dòng tiền được kích hoạt hởi các nền tảng mạng xã hội và giao dịch qua nền tảng di động".
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi là những nơi ghi nhận tình trạng mất mạng Internet nhiều nhất. Thiệt hại kinh tế do mất mạng tại khu vực này là 3,1 tỷ USD vào năm ngoái. Đặc biệt là các quốc gia như I-rắc hay Iran thường cắt Internet để ngăn các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng. I-rắc là quốc gia chịu thiệt hại kinh tế nhiều nhất với số tiền lên tới 2,3 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi thiệt hại kinh tế tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận là 1,7 tỷ USD với 9.677 giờ.
Top10VPN nhận ra một thực tế rằng, chính phủ lãnh đạo nhiều quốc gia đang can thiệp khá sâu vào mạng Internet. Thậm chí một số quốc gia đã chính thức kiểm soát Internet.
Chẳng hạn nhưu Nga đã thông qua luật Internet và có hiệu lực từ 1/11/2019. Luật này cho phép chính phủ Nga có quyền chặn lưu lượng truy cập Internet từ bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ lọc và chuyển hướng lưu lượng.
Tuy nhiên điều đó chưa là gì nếu so với bức tường thành trên không gian ảo "Great Firewall" của Trung Quốc. Với bức tường này, Trung Quốc có thể làm chậm lưu lượng truy cập Internet xuyên biên giới và chặn truy cập vào các trang web nước ngoài như Google và Facebook.
Trang Top10VPN nhận định, 2019 có thể coi là năm có số lần Internet bị cắt nhiều nhất từ trước đến nay. Đặc biệt thiệt hại kinh tế toàn cầu do Internet sập đã tăng 235% chỉ trong một tháng, kể từ khi ghi nhận thiệt hại 2,4 tỷ USD hồi tháng 6/2016.
Có 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do gián đoạn Internet và mạng xã hội trong năm qua, đó là I-rắc, Xu-Đăng, Ấn Độ, Venezuela và Iran. Đây hầu hết là các quốc gia có xu hướng kiểm duyệt Internet gắt gao.
Ngoài ra các nền tảng mạng xã hội chịu ảnh hưởng lớn nhất do sự cố Internet, đó là Facebook, WhatsApp, Instagram, Twitter và YouTube.
Bất chấp tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, sự cố Internet dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra trong năm nay và thiệt hại chắc chắn sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Theo VN Review
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thay vì cấm hãy dạy Theo báo cáo, trong giai đoạn từ đầu năm 2015 đến năm 2018, số trẻ em bị xâm hại có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng trẻ bị xâm hại tăng đột biến trong năm 2019. Hơn một phần ba trong số người sử dụng Internet ở Việt Nam là người chưa thành niên và thanh niên Bà Nguyễn Thị Thanh...