Bí mật những cây uốn cong bất thường của người Mỹ bản địa
Trên khắp Bắc Mỹ có những cái cây bị uốn cong đặc biệt, là sản phẩm tạo hình của người Mỹ bản địa để đánh dấu địa hình.
Cây uốn cong là sản phẩm sáng tạo của người Mỹ bản địa để đánh dấu đường và khu vực quan trọng
Những thân cây uốn cong kỳ lạ trong các khu rừng ở Bắc Mỹ là một bí ẩn đã làm đau đầu các chuyên gia suốt nhiều thập kỷ. Cách đây vài năm, các chuyên gia đã giải thích được bí ẩn về loạt cây gỗ khổng lồ uốn cong bất thường này.
Những cái cây cao vút thẳng tắp bất ngờ bị uốn cong ở một vị trí nào đó trên thân. Đó không phải là sản phẩm tự nhiên mà là tác phẩm sáng tạo của người dân Mỹ bản địa.
Họ sử dụng cây như một hệ thống đánh dấu khu vực quan trọng như nguồn thực phẩm, nước, hoặc đường mòn điều hướng giúp người dân đi lại an toàn.
Người Mỹ bản địa lựa chọn những cây thân gỗ lớn để đánh dấu
Những cây cao dùng để đánh dấu khác nhau về hình dạng tuỳ thuộc vào người tạo ra là người của bộ lạc nào hay nằm ở khu vực nào. Tuy nhiên, điểm đặc trưng nhất là uốn cong phần thấp dưới thân cây, nằm ngang xuống dất.
Người Mỹ bản địa chọn cây chủ yếu từ họ gỗ cứng trong khu vực vì khả năng dẻo dai khi còn nhỏ và có thể giữ dáng sau khi chúng lớn lên.
Video đang HOT
Những cây do người dân tạo ra rất khó phân biệt với các cây cong vẹo tự nhiên. Hiện tại, các chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu việc làm thế nào để bảo vệ phần còn lại trong lịch sử. Nhiều vị trí cây được giữ bí mật để bảo vệ sự an toàn.
Người Mỹ bản địa hay còn gọi là Người Mỹ da đỏ. Tổ tiên của người Mỹ bản địa hiện đại đã đến Mỹ cách đây ít nhất 15.000 năm, có thể sớm hơn nhiều, từ châu Á qua cầu đất liền Beringia.
Chiêm ngưỡng những cây uốn cong độc lạ ở nhiều khu vực Bắc Mỹ:
Rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô bị tàn phá như chốn không người
Hàng trăm cây gỗ (chủng loại gỗ căm xe, bằng lăng) đủ kích cỡ bị lâm tặc đốn hạ nằm la liệt, ngổn ngang trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Rất nhiều cây bị đốn hạ không có bất cứ một vết tích kiểm tra đánh dấu của lực lượng bảo vệ rừng.
Nhiều cây gỗ có đường kính gần 1m bị lâm tặc đốn hạ.
Tại khoảnh 2, tiểu khu 618 Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhiều cây gỗ lớn hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ, cắt khúc rải rác khắp rừng. Mật độ cây rừng bị "tàn sát" đến mức chỉ vài ba bước chân lại có một mô cưa hoặc một gốc cây nằm trơ trọi, ngã rạp hoặc đốt cháy đen trong cảnh hoang tàn của rừng.
Cây bị đốn hạ, cắt khúc nhưng bị lâm tặc "chê xấu" còn để vương vãi tại hiện trường. Nhiều vật dụng phục vụ việc phá rừng như thước đo, dây cáp, đồ ăn thức uống, can nước vứt rải rác khắp khu rừng khiến nhiều người nghĩ đó là rừng vô chủ, chứ không phải Khu bảo tồn thiên nhiên được bảo vệ một cách nghiêm ngặt.
Dưới đây là một số hình ảnh hiện trường phá rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô:
Nhiều chỗ cây rừng bị đốn hạ chỉ cách vài bước chân, chồng lấn lên nhau.
Nhiều vạt rừng cây bị đốn hạ nằm ngổn ngang.
Gỗ căm xe có đường kính từ 30 - 40 bị đốn hạ nằm khắp cánh rừng.
Có nhiều cây bị đốn hạ bị lâm tặc "chê xấu" không lấy.
Nhiều mô cưa nằm rải rác khắp rừng.
Nhiều chỗ bị đốt phi tang.
Gỗ cắt khúc nằm vương vãi tại tiểu khu 617.
Phát hiện thêm 4 loài thực vật mới ở Việt Nam Mới đây, bốn loài thực vật mới cho thế giới vừa được phát hiện ở Việt Nam, gồm hai loài thu hải đường, một loài cẩm cù và một loài đa tử trà. Nhà nghiên cứu thực vật TS. Phạm Văn Thế (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), người phụ trách nhóm đồng nghiệp đã phát hiện và mô tả bốn loài thực...