“Bí mật” nào giúp vải thiều Bắc Giang vù vù xuất sang Trung Quốc?
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thì quả vải thiều của Bắc Giang vẫn “tiến nhanh, tiến vững chắc” với con số tăng trưởng ấn tượng, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 99,1% sản lượng xuất khẩu.
Chia sẻ tại hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiều 13/9, ông Dương Văn Thái – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019, vải thiều Bắc Giang tiếp tục có một mùa vụ thành công, sản lượng toàn tỉnh đạt 147.000 tấn, tiêu thụ thuận lợi cả thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu thụ tại thị trường nội địa khoảng 46%, xuất khẩu khoảng 54% (thị trường Trung Quốc chiếm 99,1% sản lượng xuất khẩu). Giá bán bình quân đạt 31.000 đồng/kg, trong đó xuất khẩu trung bình đạt 50.000 đồng/kg. Doanh thu từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm 2019 đạt trên 6.300 tỷ đồng.
Thương nhân Trung Quốc sang Bắc Giang thu mua vải thiều trong mùa vụ 2019. Ảnh: T.L
Để đạt được kết quả này, tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai xúc tiến thương mại với nhiều hình thức ở các thị trường trọng điểm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Trong những năm trở lại đây, vải thiều Bắc Giang đã có vị trí nhất định trong nhận diện thương hiệu ở thị trường trong và ngoài nước, công tác tiêu thụ khá thuận lợi.
Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại 6 quốc gia (Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore) và đang tiến hành xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp tại Mỹ, Australia, Malaysia và một số nước khác trên thế giới.
Video đang HOT
“Riêng với Trung Quốc, chúng tôi xác định đây là thị trường quan trọng và không hề dễ tính như cách hiểu truyền thống. Từ suy nghĩ này, chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển vải thiều một cách đồng bộ từ quy hoạch sản xuất đến áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng thương hiệu và các điều kiện phục vụ xuất khẩu nhằm gia tăng giá trị của vải thiều” – ông Thái nói.
Chia sẻ về bài học xuất khẩu thành công của vải thiều, ông Thái cho rằng, trước hết cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.Thống nhất nhận thức chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thực hiện đúng quy hoạch, đảm bảo duy trì ổn định diện tích vải thiều khoảng 28.000ha, không mở rộng, phát triển theo phong trào, tập trung sản xuất vải thiều chất lượng cao.
Đổi mới tổ chức sản xuất, chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ, sang sản xuất tập trung, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Đặc biệt năm 2019 là năm đầu tiên huyện Lục Ngạn có sản phẩm vải thiều hữu cơ, với diện tích 20ha…
Bên cạnh đó, Bắc Giang đẩy mạnh công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bao bì, tem nhãn để nhận biết, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ. Kinh nghiệm năm 2019 đã cho thấy: Vải thiều Bắc Giang được đóng hộp, đóng túi đẹp, có tem nhãn để truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế nói chung, và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Do đó, tỉnh xác định đây là khâu quan trọng tạo nên thương hiệu và nâng cao giá trị quả vải thiều.
“Riêng đối với thị trường Trung Quốc, cần sớm xây dựng kết hoạch phối hợp với cơ quan chức năng của nước bạn, gặp gỡ, kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc để truyền tải thông điệp của tỉnh một cách kịp thời; cơ quan chức năng hai bên cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính” – ông Thái cho biết thêm.
Để tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều trong những năm tới, ông Thái kiến nghị, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản, trái cây khác của Việt Nam được nhập khẩu chính thức vào thị trường Trung Quốc như: Na, cam, bưởi chanh, ớt… (hiện này có 8 loại nông sản Việt Nam được vào chính ngạch tại thị trường Trung Quốc gồm: Xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải thiều, mít, thanh long).
Tiếp tục đàm phán, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ tại một số thị trường như: Mỹ, Úc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong đó, quan tâm tạo điều kiện đơn giản các thủ tục hành chính, hỗ trợ các địa phương tiếp cận thông tin thị trường quốc tế, các yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn nhập khẩu…
Theo Danviet
Đang có 200 thương nhân Trung Quốc mua vải thiều ở Bắc Giang
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất sôi động. Toàn tỉnh có trên 500 điểm cân thu mua vải thiều, với gần 1.000 thương nhân, trong đó có gần 200 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại các địa phương thu mua vải thiều.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và quảng bá các sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản chủ lực tỉnh Bắc Giang năm 2019.
Thương nhân Trung Quốc chọn mua vải thiều tại phố Kim, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang). Ảnh: Văn Thương
Đây là hoạt động xúc tiến thương mại lớn nhất từ trước đến nay, thu hút gần 800 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Diễn đàn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố bạn; Tham tán Kinh tế - Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Sở Thương mại và Chính quyền nhân dân thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; trên 500 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc...
Ngay sau Diễn đàn kinh tế, đã có nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu, thương thảo, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vào những ngày này, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh rất sôi động. Toàn tỉnh hiện có trên 500 điểm cân thu mua vải thiều, với gần 1.000 thương nhân, trong đó có gần 200 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại các địa phương thu mua vải thiều (tính đến ngày 30/5/2019).
Giá vải thiều tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên hiện dao động từ 28.000 - 35.000 đồng/kg; giá vải thiều tại huyện Lục Ngạn dao động từ 40.000 - 55.000 đồng/kg (loại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu). Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với năm ngoái và dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới do năm nay sản lượng sụt giảm.
Theo ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm này, cơ quan chức năng Trung Quốc đã cấp 149 mã vùng trồng với tổng diện tích 16.000 ha cho trái vải Bắc Giang (trong đó có 30 xã và 6 doanh nghiệp huyện Lục Ngạn). Đây cũng là diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Phía Trung Quốc cũng sẽ linh hoạt chấp nhận thông quan các thùng xốp đựng vải có in mã chìm lẫn dán mã (trường hợp chưa kịp in mã chìm).
Năm nay, dự kiến sản lượng vải Bắc Giang đạt khoảng 150.000 tấn, giảm khoảng 40% sản lượng năm 2019. Hiện 55% sản lượng vải tiêu thụ tại thị trường nội địa, 45% xuất khẩu nhưng 90% trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc.
Từ ngày 07-16/6/2019 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) sẽ tổ chức khai mạc "Tuần lễ Vải thiều huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang" tại Hà Nội.
Lễ khai mạc sẽ bắt đầu từ 14h ngày 7/6 tại Khu Hội chợ triển lãm, Giao dịch kinh tế và Thương mại, số 489, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo Danviet
Trung Quốc không còn là chợ biên giới, nông sản Việt ôm quả đắng Liên tiếp những thay đổi trong chính sách kiếm soát nhập khẩu trong thời gian qua đã khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam gặp khó ở thị trường Trung Quốc, vốn được đánh giá là dễ tính từ trước đến nay. Tại Hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công Thương,...