Bí mật lá thư gửi thế hệ năm 2100 ở Hòa Bình
Tại sân Nhà truyền thống Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có khối bê tông hình thang. Trên đó có tấm biển khắc dòng chữ: “ Thư gửi các thế hệ tương lai.
Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất nhiều huyền thoại.
Thứ hai, ngày 31 tháng 1 năm 1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin “Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên Xô” trong đó có đoạn: “Tại Công trường Thanh niên Cộng sản, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít-tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong không khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Mi-sin long trọng chuyển bức thư ‘Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau’ vào kho lưu trữ…”.
Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 18 ngày. Tất cả thông tin về lá thư gửi đời sau chỉ có vậy và cái ” kho lưu trữ” đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn . Hồi đó, chúng tôi ở trên công trường Thủy điện Hòa Bình cũng được nghe lõm bõm về lá thư đó và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc đó mới được mở lá thư ra xem.
Trong một lần đi với ông Ngô Xuân Lộc – nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ và năm 1982 là Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này… Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ Xuân Duy – nguyên là thư ký của cố Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phan Ngọc Tường và trước đó là Tổng Giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bagachencô – Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào một chiếc chai thủy tinh, chôn vào lòng đập và thường gọi là “lá thư gửi hậu thế”.
Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu… huyền thoại nên lãnh đạo Tổng Công ty đã báo cáo lên ông Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng – Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình.
Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và ông Đỗ Mười cho phép, lãnh đạo Tổng Công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết lá thư. Tuy nhiên, ông Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam không có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo Tổng Công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Số người tham gia viết khá nhiều, trong đó có cả Bí thư đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, ông Giaseplin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất Đảng ủy Tổng Công ty cử hẳn ra một nhóm soạn thảo, nhưng “rất bí mật”.
Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng: Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi lấy ý hay, lời đẹp từ nhiều lá thư.
Thủy điện Hòa Bình
Video đang HOT
Nhưng chắc chắn có đoạn văn của hai người đó là nhà báo Thép Mới và Giaseplin. Vì là người đã dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang “nét” như giọng văn của bài “Cây tre Việt Nam”, cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phảy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật “gửi thế hệ đời sau” cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.
Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: “Hôm nay, trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới – những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết…”.
Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: “Thế hệ chúng tôi cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng chúng tôi vẫn chắt chiu và quyết tâm xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp của tình hữu nghị Việt – Xô cho đời đời con cháu mai sau”. Còn Giaseplin thì có đoạn: “Hòa Bình – tên gọi của công trình là biểu tượng tuyệt đẹp và ước mơ của toàn nhân loại”.
Tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?
Về việc này, có hai ý kiến giải thích: Thứ nhất, đã là thư gửi “thế hệ đời sau” thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc Thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư… tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người “thiên cổ” từ lâu.
Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56m, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy… Và lúc đó mới mở lá thư cho thế hệ ngày đó biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.
Lá thư viết xong và đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước duyệt. Còn nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ, đặc biệt là việc lựa chọn… 4 người để bắt 4 vít gắn tấm biển với khối bê tông. 4 người được lựa chọn theo tiểu chuẩn như sau: Phải có già, có trẻ. Phải có nam có nữ. Phải có Việt Nam và Liên Xô. Và phải có người… trên trời và người… dưới đất.
Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là ông Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn và đồng chí Misen – Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Liên Xô. Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai?
Chị Lê Thị Ngừng – công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới người Grudia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu. Nhưng còn… người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là Tổng Giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng. Nhưng còn người trên trời? Cuối cùng, mọi người chọn phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia. Chiều ngày 30 tháng 1 năm 1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm. Một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn công nhân.
Ông Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, ông Giaseplin đọc bằng tiếng Nga. Sau đó, hai lá thư được bỏ vào một chiếc thỏi đồng được khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông. Tiếp theo, các ông Vũ Mão, Mi-sen; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia mỗi người một chiếc tuốc-nơ-vít bắt vít tấm biển thép có đề dòng chữ “Nơi đặt lá thư gửi thế hệ đời sau” vào khối bê tông
Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một chiếc vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại. Chúng ta hãy chúc cho nhau được sống đến năm… 2100 để được xem lá thư đó. Lãng mạn thật!
Theo Kiến thức
Ông Vũ Mão: Đây là những điều Nhân dân mong đợi
Năm nay, Nhân dân chờ đón tinh thần mới, chủ trương mới được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước truyền tải qua bài viết: "Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững".
"Đón nhận thông điệp với tư cách một công dân, tôi thực sự vui và phấn khởi vì đã nhận thấy nhiều tín hiệu đổi mới quyết liệt về tư duy được nêu trong bài viết này", ông Vũ Mão chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ.
Ông Vũ Mão mở đầu câu chuyện: Theo thông lệ thế giới, mỗi khi bước vào năm mới, người lãnh đạo mỗi quốc gia thường có thông điệp gửi tới Nhân dân và công chúng chờ đợi nội dung thông điệp có những gì mới.
Ông Vũ Mão
Theo cá nhân ông, toát lên từ bài viết của Thủ tướng trước hết là tinh thần đổi mới quyết liệt. Chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đến nay đã gần 30 năm. Năm 2014 là năm thực hiện Hiến pháp mới vừa được Quốc hội thông qua với nhiều giá trị tiến bộ, cũng là năm bản lề để chuẩn bị hướng tới Đại hội XII của Đảng vào năm 2016. Khi đó chúng ta buộc phải trả lời câu hỏi: Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đổi mới như thế nào?
Đại hội VI, Đại hội hình thành đường lối Đổi mới đã diễn ra với tinh thần Đổi mới quyết liệt, nay tôi cũng cảm nhận được tinh thần ấy qua nội dung bài viết đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Mão nói.
Ông Vũ Mão nói thêm, đổi mới thể chế, tạo động lực mới để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững không chỉ là tình cảm, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người cộng sản, mà còn là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, là "áp lực" của nhân dân, của xã hội, của bạn bè quốc tế.
Đặc biệt trong bối cảnh thế giới phát triển không ngừng, chỉ cần ta "đi chậm hơn bạn" là ta sẽ bị tụt hậu. Chính vì vậy, đổi mới để phát triển bền vững không chỉ là đòi hỏi chính đáng của Nhân dân mà còn là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.
Thực tế thời gian qua, Đảng, Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực để thực hiện đổi mới, tuy nhiên phải đến bài viết này tư duy về đổi mới mới được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Đó cũng là điều Nhân dân, cộng đồng trong và ngoài nước mong đợi.
Dân chủ và phản biện
Bên cạnh đó, trong bài viết này, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ: "Đổi mới thể chế" phải gắn liền với việc "phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân" và "...phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ".
Ấn tượng với quan điểm trên, ông Vũ Mão cho rằng: Để hiện thực hóa chủ trương này, cần phải sớm hoàn thiện cơ chế để phát huy dân chủ. Mà cụ thể hơn Nhà nước cần phải có cơ chế để thúc đẩy phản biện xã hội, tập hợp trí tuệ của toàn dân chung sức, chung lòng xây dựng đất nước.
Theo đó, cần có cơ chế phản biện rõ ràng đối với cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND các cấp). Thực chất, diễn đàn phản biện xã hội lớn nhất hiện nay là diễn đàn Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội là nơi tập trung trí tuệ của cả đất nước, là diễn đàn rộng mở nhất, sâu sắc nhất... nên trước hết cần phải hoàn thiện cơ chế để Quốc hội thực hiện tốt phản biện xã hội, trên cơ sở đó xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội đối với Quốc hội, Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế phản biện của các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể; báo chí để tạo không khí tranh luận dân chủ, qua đó tìm ra những giải pháp tốt nhất để xây dựng đất nước.
Tâm đắc với "Nhà nước kiến tạo phát triển"
Ông Vũ Mão nhận xét: Nhiều năm qua, các bộ, ngành vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa quản lý doanh nghiệp; quản lý ngân hàng thương mại,...
Thực tế cho thấy, Nhà nước không nên làm thay và cũng không thể làm thay dân, làm thay doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế, tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch để các chủ thể hoạt động, phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tâm đắc với thông điệp "Nhà nước kiến tạo phát triển", ông Vũ Mão đề nghị: Chủ trương này cần sớm được hiện thực hóa ngay trong năm 2014, để tạo nền tảng cho những năm tiếp theo. Thông điệp đã nêu rõ rồi, vấn đề phải sớm có chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện lộ trình kiến tạo phát triển của Nhà nước trong thời gian tới.
Tin vào lớp trẻ, cần tạo cơ hội cho lớp trẻ
Nguyên là người đứng đầu tổ chức Đoàn, ông Vũ Mão rất tâm đắc với tinh thần tin tưởng, trân trọng lớp trẻ nêu trong bài viết "Thế hệ này đang va se đong vai tro quyêt đinh đôi vơi sư phat triên cung như vân mênh cua đât nươc. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế".
Ông Vũ Mão cho rằng, các cơ quan hữu trách cần có chương trình cụ thể, để hiện thực hóa chủ trương này trên nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để lớp trẻ được thể hiện, được phát huy năng lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp chung.
Ngoài ra, trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, thể hiện quyết tâm và bản lĩnh chính trị đã được hun đúc, thử thách qua nhiều thời kỳ gian khó để "đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới". Nếu nhìn trong một chu kỳ phát triển 30 năm, từ năm 1945 đến 1975 đất nước ta đi từ gian khổ đến chiến thắng huy hoàng, ông Vũ Mão hy vọng kết lại chu kỳ 30 năm từ khi khởi sự công cuộc đổi mới (1986) đến 2016 sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ được nâng lên tầm cao mới, và trong năm bản lề - Giáp Ngọ 2014 này, đất nước sẽ có những chuyển biến nhanh, quyết liệt.
Theo Trần Mạnh
Chinhphu.vn
Tự xưng nhà hảo tâm đến đòi lại tiền tài xế bị "hôi bia" Một cô gái trẻ điện thoại cho tài xế xe tải trong vụ bị hôi bia yêu cầu trả lại số tiền 10 triệu đồng mà vì đã ủng hộ trước đó. Anh Hậu vẫn chưa hết lo lắng vì có một số người đã gọi điện đến đòi tiền. Chiều 15/12, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê Bình Định) cho...