Bí mật khó tin ở những địa điểm kỳ lạ nhất hành tinh
Đảo toàn rắn độc, hồ nước hình thành sau va chạm thiên thạch đổi màu đỏ hay hòn đảo hình thành từ một loạt vụ phun trào núi lửa ngoài khơi… có những điều bí ẩn mà giới khoa học chưa thể giải mã.
Hồ Lonar ở bang Maharashtra, Ấn Độ là một trong những địa điểm kỳ lạ nhất hành tinh. Với chiều rộng 1,2 km, hồ nước này được hình thành sau một vụ va chạm thiên thạch cách đây khoảng 50.000 năm.
Trong suốt hàng ngàn năm qua, nước hồ Lonar từng đổi màu nhiều lần sang màu hồng. Một thời gian sau, nước trong hồ trở lại bình thường. Sự thay đổi màu sắc của nước hồ khiến giới chuyên gia “đau đầu” đi tìm lời giải.
Một số chuyên gia hoài nghi sự xuất hiện của tảo đỏ trong hồ Lonar khiến nước đổi màu. Thế nhưng, đến nay, các nhà khoa học chưa thể tìm ra lời giải thích chính xác nhất cho hiện tượng bí ẩn xảy ra tại địa điểm này.
Hòn đảo Ilha Da Queimada Grande hay còn gọi đảo Rắn) nằm ngoài khơi bờ biển Brazil. Đây là một địa điểm đặc biệt trên thế giới khi hoàn toàn không có người sinh sống vì một lý do rùng rợn.
Cụ thể, Ilha Da Queimada Grande là nơi sinh sống của hàng ngàn con rắn độc. Trong số này có khoảng 4.000 con rắn hổ lục đầu vàng. Mật độ rắn trên đảo rất lớn từ 1 – 5 con/m2.
Rắn hổ lục đầu vàng là một trong những loài rắn độc trên thế giới. Chính vì đảo Rắn vô cùng nguy hiểm nên chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân đến đây mà chưa xin phép.
Hàng năm chỉ có một số nhà khoa học tới nghiên cứu và hải quân làm nhiệm vụ tuần tra quanh đảo để đảm bảo không có người nào tự tiện xâm nhập đảo.
Đảo Surtsey nổi tiếng của Iceland được hình thành từ một loạt vụ phun trào núi lửa ngoài khơi bờ biển phía tây nam nước này từ năm 1963 – 1967.
Theo đó, Surtsey trở thành một trong những hòn đảo mới hình thành trên đại dương. Kể từ khi hình thành đến nay, hòn đảo này được sử dụng chủ yếu với mục đích khoa học.
Các nhà khoa học lên đảo Surtsey để nghiên cứu về hệ sinh thái nguyên sơ cũng như những bí mật về nơi đây.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập. Nguồn: VTC Now
Khám phá 6 địa điểm trên Trái đất mà ngỡ đang ở sao Hỏa, sao Mộc
Bạn có từng tự hỏi các hành tinh khác trông như thế nào? Không cần phải lên tàu con thoi, bạn vẫn có thể được chiêm ngưỡng 'sao Hỏa, sao Mộc' khi tới những nơi này.
Highlands, Iceland
Ngoài các sông băng và hồ địa nhiệt, hòn đảo Bắc Âu này cũng có một vùng Cao nguyên đá rất đặc biệt. Theo NASA, khu vực này giống với vùng địa lý được tìm thấy trên sao Hỏa và từ lâu đã trở thành bãi thử nghiệm được các nhà khoa học sử dụng để hiểu rõ hơn về sự hình thành địa chất tại sao Hỏa. Việc điều tra địa hình ở đây thậm chí còn rất hữu ích trong việc quyết định các địa điểm hạ cánh tốt nhất cho tàu vũ trụ, phòng trường hợp thời cơ đến và con người cần di cư lên sao Hỏa.
Chuyên gia, nhà nghiên cứu núi lửa Christopher Hamilton, người trước đây làm việc tại Trung tâm Phi hành Không gian Goddard của NASA và hiện là thành viên nhóm máy ảnh HiRise, mô tả Iceland là nơi độc nhất vô nhị giống với sao Hỏa do các vụ phun trào núi lửa trên đảo có kích thước cực lớn, ví dụ như vụ phun trào Laki năm 1783 làm tràn ra khoảng 14km3 dung nham bazan, tạo ra những dòng dung nham lớn, tương tự như thứ được tìm thấy trên sao Hỏa.
Sa mạc Sahara, Châu Phi
Điều mà nhiều người có thể không nhận ra là sa mạc cận nhiệt đới lớn nhất thế giới cũng là nơi có núi lửa. Nằm ở Chad gần Dãy núi Tibesti và được biết đến với cái tên Emi Koussi, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ngọn núi lửa hình khiên này có cấu trúc khá giống với Elysium Mons, một ngọn núi lửa trên sao Hỏa được phát hiện vào năm 1972 bởi tàu thăm dò không gian không người lái Mariner 9 của NASA. Cả 2 núi lửa không chỉ chứa các hõm chảo giống nhau mà còn có các rãnh sâu do đứt gãy địa chất gây nên.
Mauna Kea, Hawaii
Mặc dù những bãi biển đầy cát đẹp như mơ được coi là dấu ấn của Hawaii, bang nhiệt đới này cũng tập trung nhiều núi lửa. Đặc biệt thu hút sự chú ý của các nhà khoa học là Mauna Kea, một ngọn núi lửa không hoạt động trên Big Island, được sử dụng như một bãi thử nghiệm cho các tàu du hành vũ trụ trong khuôn khổ dự án "sử dụng tài nguyên tại chỗ" (ISRU) do NASA và các đối tác quốc tế thực hiện. Với địa hình, sự phân bố đá, thành phần đất và lớp băng vĩnh cửu của núi lửa này, nó trở thành một địa điểm lý tưởng thử nghiệm các công nghệ được thiết kế để sử dụng trên mặt trăng hoặc các hành tinh khác.
Thung lũng Chết, California
Nếu có một địa điểm trên Trái đất tương đồng nhất với hành tinh khác, đó chắc chắn là Thung lũng Chết. NASA đã sử dụng thung lũng này để thực hiện các cuộc thử nghiệm trước khi đưa thiết bị khám phá Curiosity Rover hạ cánh trên sao Hỏa vào năm 2012. Đây cũng là nơi để kiểm tra 10 công cụ khoa học của người thám hiểm, bao gồm cả tia laser bắn đá, các nhà nghiên cứu đã đánh giá khả năng của Curiosity Rover mô phỏng trên cảnh quan tại đây trước khi phóng lên sao Hỏa.
Đảo Devon, Canada
Đảo Devon là đảo không có người ở lớn nhất hành tinh, khiến nó trở thành một điểm chính để nghiên cứu địa chất. Mỗi mùa hè kể từ năm 1997, Dự án Sao Hỏa Haughton, thuộc Viện Sao Hỏa đã tiến hành các nghiên cứu về cảnh quan đá của địa hình xung quanh, một khu vực gần giống với những gì các nhà khoa học đã nhìn thấy trên Sao Hỏa. Cả hai địa điểm đều được đánh dấu bằng miệng núi lửa và đá rời, khiến cho Đảo Devon trở thành địa điểm lý tưởng để nghiên cứu các hoạt động ngoài hành tinh (EVA) và công nghệ khai thác. Các nhà nghiên cứu thường xuyên thử nghiệm các nguyên mẫu ở đây, bao gồm K10, một robot mà NASA thiết kế để hỗ trợ con người trong các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa trong tương lai.
Núi lửa Kilauea, Hawaii
Chùm núi lửa Io trên sao Mộc là điểm núi lửa hoạt động mạnh nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Io có lỗ phun luồng lửa (một hỗn hợp khí và các hạt) rất mạnh phụt ra theo chiều dọc. Trên Trái đất của chúng ta có Hawaii là một trong những điểm nóng núi lửa. Sau khi xem xét hình ảnh được chụp bởi tàu vũ trụ Galileo, các nhà nghiên cứu của NASA đã lưu ý rằng núi lửa Prometheus của Io có một điểm tương đồng kỳ lạ với núi lửa Kilauea tại Hawaii. Đặc điểm của cả 2 núi lửa này đều có các vụ phun trào tồn tại lâu dài và dòng chảy đi qua các ống dung nham, tạo ra các chùm khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hơn, trong trường hợp của Kilauea là do vị trí nằm gần Thái Bình Dương. Bằng cách nghiên cứu Kilauea, các nhà khoa học tại Đài quan sát núi lửa Hawaii đang hiểu rõ hơn về nguyên nhân của núi lửa trên Io, phát hiện ra một quá trình thủy triều tương tự như những gì chúng ta thấy trên Trái đất.
14 bức hình vô tình bắt trúng khoảnh khắc trùng hợp đến khó tin Các nhiếp ảnh gia đã dành rất nhiều thời gian để ghi lại những khoảnh khắc trùng hợp kỳ lạ trong cuộc sống, từ hài hước cho đến...đáng sợ. Nhiếp ảnh gia Denis Cherim đến từ London có sở thích chụp ảnh ở nhiều góc độ khác nhau bởi vì khi nhìn cùng một khung cảnh từ nhiều góc độ, anh sẽ phát...