Bí mật hầm trú ẩn hơn 300 phòng trong lòng châu Âu
Hầm trú ẩn hạt nhân Facility 0774, hay còn gọi là Bunk’Art 1, nằm cách thủ đô Tirana không xa, đã tồn tại nhiều thập niên qua, nhưng chỉ vài năm gần đây người dân Albania mới được biết đến địa điểm này.
Hầm trú gồm hơn 300 phòng khác nhau. (Ảnh: AP)
Đó là hầm trú hạt nhân Facility 0774 ở do chính quyền của nhà lãnh đạo Enver Hoxha – người nắm quyền suốt 4 thập niên (1944-1985) ở Albania – xây dựng nhằm tránh nguy cơ một cuộc tấn công hạt nhân hay thảm họa ngày tận thế. Hoxha cho rằng, kẻ thù với Albania ở cả phía Đông và phía Tây đều âm mưu xâm lược quốc gia nhỏ bé này. Do đó, ông đã ra lệnh triển khai chương trình xây dựng hầm trú ẩn kiên cố với mục đích dựng nên một hệ thống phòng thủ.
Căn hầm được xây dựng hoàn toàn bí mật vào khoảng những năm 1970 với chiều dài tương đương chiều dài 2 sân bóng. Facility 0774 là một tổ hợp với hơn 300 phòng, phần lớn nằm bên dưới dãy núi Mali Dajtit, ở Tirana, phía đông thủ đô của Albania.
Nữ hướng dẫn viên văn hóa Artemisa Muco cho biết với BBC, hầm được xây dựng với mục đích có thể làm nơi trú ẩn cho chính quyền trước kia trong vòng nhiều tháng. “Ở đây có đủ lương thực, nước và nhiên liệu đáp ứng nhu cầu cho cả một năm”, Artemisa Muco cho biết.
Cho đến khi qua đời vào năm 1985, Hoxha cũng mới chỉ vài đêm nghỉ lại bên trong hầm trú ẩn Facility 0774 mặc dù trong đó có hẳn một trụ sở riêng dành cho nhà lãnh đạo này với các nội thất sang trọng.
Hầm trú ẩn cũng được xây dựng với mục đích là căn cứ chiến đấu. (Ảnh: AP)
Lần cuối cùng quân đội Albania sử dụng hầm Facility 0774 cho các hoạt động diễn tập là vào năm 1999. Kể từ đó, căn hầm buộc đóng cửa do xuống cấp. Đến tận năm 2014, căn hầm mới được mở lại nhờ vào nỗ lực của nhà báo Italy Carlo Bollino, người muốn hé mở những bí mật về hầm Facility 0774 hay còn gọi là Bunk’Art 1.
Video đang HOT
“Tôi quyết định mở cửa Bunk’Art 1 vào năm 2014 khi Bộ Văn hóa Albania kêu gọi đóng góp ý tưởng kỷ niệm 70 năm quốc khánh. Cho đến thời điểm đó, không một du khách hay một người dân Albania nào biết về bí mật này”, Carlo cho biết với BBC.
Khi hầm trú mở cửa cho du khách vào năm 2014 đã tạo ra sức hút đặc biệt, thu hút hơn 700.000 du khách Albania. “Người dân Albania chỉ biết có một hầm trú hạt nhân mà họ không hề hay biết suốt nhiều năm qua”, Muco cho biết.
Một số căn phòng trong hầm đã được chuyển đổi thành phòng triển lãm nghệ thuật. Đến nay khoảng hơn 100 căn phòng ở đây đã được tu sửa, trong khi hầu hết số còn lại giữ nguyên hiện trạng hoặc chỉnh sửa đơn giản.
(Ảnh: BBC)
Nhà báo Carlo cho biết, việc duy trì nguyên trạng căn hầm này không hề đơn giản bởi điều kiện ẩm ướt. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất chính là việc thu thập các tài liệu và đồ vật liên quan đến chính quyền trước kia.
Một số hiện vật được tìm thấy bên trong hầm khá kỳ lạ. Một vật trông giống như giỏ đựng rác có in hình các ông sao đỏ thực tế lại là một máy lọc không khí. Các mặt nạ chống độc kiểu Liên Xô cũng khiến du khách tưởng tượng ra một cuộc xung đột khốc liệt và căn hầm này trở thành có thể trở thành nơi trú ẩn tạm thời cho hàng trăm người. Trong hầm có một s ảnh lớn có sức chứa hàng trăm người. Khu vực này hiện giờ đã trở thành nơi chiếu phim lịch sử hay biểu diễn âm nhạc.
Hầm trú Bunk’Art hiện được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Tirana. Senada Murati, một người trong nhóm vận hành căn hầm, cho biết du khách từ các nước như Anh, Mỹ, New Zealand cũng bắt đầu quan tâm đến điểm du lịch này.
Minh Phương
Theo Dantri
NATO "mở cửa" nghênh đón Macedonia, đẩy cao sức nóng chia rẽ trong EU
Liên minh Châu Âu bị chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không, nhưng NATO vẫn sẵn sàng chào đón Skopje.
EU chia rẽ về việc có nên đàm phán thành viên với Albania, Macedonia không. Ảnh: Reuters.
Với sự ủng hộ đàm phán thành viên từ các chính phủ EU khác và Ủy ban Châu Âu, Albania và Macedonia hy vọng các bộ trưởng Châu Âu sẽ đồng ý cho phép trong cuộc họp ngày 26.6 tại Luxembourg. Điều này sẽ dẫn tới sự phê chuẩn của các lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ngày 28.6.
Tuy nhiên, Pháp, Hà Lan và Đan Mạch, đang phản đối và có thể tìm cách đưa thêm các điều kiện, theo các quan chức EU.
Sau khi Macedonia và Hy Lạp giải quyết vấn đề tên nước, điều vốn cản trở tiến trình gia nhập EU, các cuộc đàm phán mở sẽ đánh dấu bước đi rõ ràng nhất trong nỗ lực mở rộng khối sang 6 nước Balkan sau nhiều năm xao lãng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh có thể sẽ phê chuẩn các cuộc đàm phán thành viên với Macedonia tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới.
"Tôi mong đợi và hy vọng những người đứng đầu nhà nước, chính phủ có thể đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập", ông Stoltenberg nói.
Ông cho biết, thỏa thuận với Hy Lạp trong việc đổi tên sang Cộng hòa Bắc Macedonia là "một thỏa thuận lịch sử tạo ra một cơ hội lịch sử" cho Skopje gia nhập NATO.
Hồi tháng 4, tổng thống Pháp tuyên bố không ủng hộ việc mở rộng EU khi nội bộ chưa cải cách và lập trường này vẫn không đổi, theo các nhà ngoại giao.
Các nhà ngoại giao khác nói rằng, quan ngại về nhập cư là vấn đề cốt lõi.
"Cải cách là điều được kỳ vọng trước khi mở các cuộc đàm phán bởi chúng ta có những yêu cầu cao", một nguồn ngoại giao Pháp nói.
Hồi tháng 5, Pháp và Hà Lan đã gửi văn bản tới các chính phủ EU khác nhấn mạnh việc thiếu cải cách tư pháp, nạn tham nhũng và tội phạm có tổ chức là lý do Albania và Macedonia chưa sẵn sàng đàm phán tư cách thành viên EU.
"Quan điểm của họ là chưa đủ điều kiện để mở ra các cuộc đàm phán gia nhập", một nhà ngoại giao EU nói.
Nhiều ngoại giao, quan chức EU nói rằng, quan ngại sâu sắc hơn của ông Emmanuel Macron là việc mở các cuộc đàm phán thành viên với Albania và Macedonia sẽ đưa vào tay các chính trị gia cực hữu, những người nhận được sự ủng hộ với cam kết dân túy nhằm ngăn chặn nhập cư.
"Ông Macron cảm thấy điều này sẽ mở ra cánh cửa cho chính trị cánh hữu bởi tiếng tăm của tội phạm có tổ chức ở Albania. Họ không muốn mở ra điều này trước cuộc bầu cử Châu Âu năm sau", quan chức EU giấu tên nói.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ mở rộng khối vì lý do địa chính trị cũng như chống ảnh hưởng của Nga, Trung Quốc ngày càng tăng trong khu vực.
"Pháp nên nhìn theo chiều hướng chiến lược của việc đưa người Balkan phương Tây gần EU hơn. Lập luận của chúng tôi là các cuộc đàm phán mở không đồng nghĩa với kết quả là các cuộc đàm phán gia nhập", nguồn tin của chính phủ Đức nói.
H.LIÊN
Theo Laodong
Ảnh hiếm về những căn hầm trú ẩn "ngày tận thế" của chính phủ Mỹ Nhằm đề phòng nguy cơ bị tấn công hạt nhân, chính phủ Mỹ được cho là đã xây dựng các căn hầm trú ẩn kiên cố ở thủ đô Washington D.C, và trên khắp lãnh thổ nước Mỹ. Theo Dailymail, tại thủ đô Washington, các căn hầm trú ẩn "ngày tận thế" nằm trong chiến lược có tên "duy trì chính phủ" (COG),...