Bí mật đằng sau hiện tượng đau bụng khi mang thai
Nhiều mẹ bầu có thể xuất hiện cảm giác đau bụng khi mang thai trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, triệu chứng này là bình thường hay bất thường thì sản phụ cần tìm hiểu bài viết dưới đây!
Mẹ bầu có thể gặp phải hiện tượng đau bụng khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Những thông tin đằng sau hiện tượng đau bụng khi mang thai có thể vô hại hoặc đang đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi mà mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan.
1. Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai
Hầu hết bà bầu đều cảm thấy lo lắng nếu xuất hiện hiện tượng đau bụng khi mang thai đặc biệt khi đau bụng dưới. Tuy nhiên, có những nguyên nhân tình trạng trên là bình thường và không phải lúc nào đau bụng khi mang thai cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Một vài nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai ở bà bầu như sau:
- Nhau bong non gây ra tình trạng đau bụng dưới trong thai kỳ: Tình trạng này xảy ra tương đối phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung, điều này khiến tử cung căng cứng và gây đau. Nếu cơn đau tức này xuất hiện liên tục thì mẹ bầu cần nhanh chóng tìm tới bác sĩ.
- Đau bụng khi mang thai do thai làm tổ trong buồng tử cung: Thời gian đầu khi mang thai, người phụ nữ sẽ xuất hiện cảm giác bị đau lâm râm ở bụng dưới và nguyên nhân xuất hiện tình trạng này do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Vì thế, bà bầu cũng không nên quá lo lắng, đau bụng lúc này chỉ xuất hiện từ 2 đến 3 ngày rồi biến mất.
Thời gian đầu khi mang thai, người phụ nữ sẽ xuất hiện cảm giác bị đau lâm râm ở bụng dưới – Ảnh Internet
- Thai phát triển bên ngoài tử cung: Một trong những dấu hiệu cảnh báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung. Một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung,…
- Bà bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng: Không xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai. Ngoài ra, áp lực do thai nhi tác động cũng vô tình khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa và gây ra hiện tượng đau bụng dưới.
- Bà bầu bị đau bụng khi mang thai do nhiễm trùng đường tiết niệu: Hiện tượng xảy ra khiến bà bầu đi tiểu không kiểm soát và nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Mẹ nên gặp bác sĩ vì nhiễm trùng tiết niệu có thể tiến triển thành nhiễm trùng ở thận và làm tăng nguy cơ sinh non.
Video đang HOT
- Đau bụng có thể xảy ra do em bé đạp: Hiện tượng này thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ và em bé đạp bụng khiến bà bầu bị đau bụng.
2. Có bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?
Phụ nữ thường lo lắng khi có bầu bị đau bụng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt đau bụng dưới khi mang thai mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra khi xuất hiện những hiện tượng dưới đây:
Khi mẹ bầu xuất hiện cơn đau bụng từng cơn, càng lúc càng nhiều thì bà bầu nên đi khám – Ảnh Internet
- Tình trạng đau bụng dữ dội kèm theo xuất huyết. Bên cạnh đó còn xuất hiện dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa hay choáng váng, mệt mỏi,…
- Khi mẹ bầu xuất hiện cơn đau bụng từng cơn, càng lúc càng nhiều, kèm theo đó là rau máu từng cục, dấu hiệu cảnh cáo hiện tượng dọa sảy và sảy thai ở bà bầu.
3. Xử lý đau bụng dưới khi mang thai
Khi bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai cần bình tĩnh và xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà đưa ra các cách xử lý phù hợp.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai cần ăn uống đầy đủ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể là điều cần thiết. Ngoài ra, bà bầu không nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại, luyện tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe.
Một số lưu ý khi bà bầu gặp phải khi mang thai ở giai đoạn đầu:
- Có tới hơn 80% những bà bầu rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran và mẹ bầu cần lo lắng hiện tượng nguy hiểm nếu có thể dẫn đến nguy hiểm sảy thai.
Hiện tượng mang thai tam cá nguyệt gây ra tình trạng bị đau bụng ở bà bầu khá bình thường nếu như không xuất hiện dấu hiệu khác đi kèm – Ảnh Internet
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng hiện tượng mang thai tam cá nguyệt gây ra tình trạng bị đau bụng ở bà bầu khá bình thường nếu như không xuất hiện dấu hiệu khác đi kèm. Thậm chí ngay cả khi ra máu ở tuần thứ 5 cũng được nhận định là hiện tượng không gây nguy hiểm nhưng bà bầu không nên chủ quan.
Các rủi ro có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới kèm các triệu chứng:
- Xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội và xuất huyết ra máu âm đạo.
- Bị đau bụng từng cơn và ngày một tăng, không có xu hướng giảm.
- Bà bầu bị đi ngoài, buồn nôn và có dịch nhầy như bã cà phê.
- Khi bà bầu bị mệt mỏi, choáng váng và có thể ngất xỉu.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên kèm với đau bụng, bà bầu cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để điều trị bệnh. Những dấu hiệu trên cảnh báo bạn có thể gặp phải nguy cơ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Từ A đến Z những điều chị em cần biết về đau âm ỉ bụng dưới khi mang thai
Khi mang thai trong giai đoạn đầu tiên, chị em cần phân biệt đâu là đau bình thường, đâu là đau bệnh lý để có thể
Đau bình thường
Có thể một số bà bầu nhạy cảm hơn với các cơn đau nên sẽ có một số cơn đau âm ỉ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lý do là tử cung của bà bầu sau khi mang thai sẽ to dần lên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơn đau có thể như đau bụng kinh. Về cơ bản, cơn đau này là bình thường và sẽ biến mất sau một vài tuần.
Đau bệnh lý
Đe dọa sảy thai
Nếu chị em bị đau bụng kèm theo ra máu âm đạo thì cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của tình trạng sảy thai.
Thai ngoài tử cung
Chị em phụ nữ phải cẩn thận về hiện tượng thai ngoài tử cung khi mang thai. Nếu có một số triệu chứng như cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơn đau ngày một nặng hơn, đồng thời có thể bị chóng mặt, buồn nôn thì khi đó bạn phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Tóm lại, giai đoạn đầu của thai kỳ rất quan trọng đối với các mẹ bầu, dù đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân thì mẹ bầu cũng phải đi lại nhẹ nhàng, đi khám kịp thời, đề phòng nguyên nhân đau bụng dưới là do bệnh lý.
Một số kiểm tra mẹ bầu có thể làm khi mới mang thai
Siêu âm B
Khám siêu âm B giúp thai phụ loại trừ thai ngoài tử cung, trực quan hơn có thể hiểu được sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi có bình thường không, có túi noãn, tim thai hay chưa.
Kiểm tra HCG máu
Giá trị HCG trong máu sau khi mang thai giúp hiểu được sự phát triển của thai nhi. Thực tế không có giá trị tuyệt đối cho HCG mà chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng.
Kiểm tra progesterone
Progesterone là xét nghiệm cần thiết khi mang thai, sự thay đổi lượng progesterone sẽ đo lường sự phát triển của phôi thai, nếu progesterone thấp có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của phôi thai, sẩy thai.
Con gái ngất trên bồn cầu, mẹ đưa đến bệnh viện nghe bác sĩ nói một câu "đứng hình" Ban đầu Holly nghĩ mình bị đau bụng "đến tháng" nhưng sau khi đã uống thuốc, cơn đau vẫn không dứt và cuối cùng cô ngất đi trên bồn cầu. Holly Henton (23 tuổi, sống tại Leicester, Anh) là mẹ của một bé trai 7 tháng tuổi. Tuy vậy, đến tận bây giờ mỗi khi nhìn con cô vẫn không tin nổi vào...