Bị lừa 700 triệu đồng vì bán chiếc áo qua mạng cho “khách ngoại”
Ngày 5/11, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin về vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ hoạt động mua bán hàng trực tuyến bằng thủ đoạn yêu cầu cung cấp họ, tên, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, mã xác thực giao dịch OTP.
Theo đó, một chủ shop hàng online đã bị “ khách hàng” lừa lấy 700 triệu đồng với chiêu trò đặt mua chiếc áo giá chỉ 160 ngàn đồng…
Chị N.H.N. (18 tuổi, trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), chủ một trang chuyên bán hàng online trên Facebook – vừa trình báo với cơ quan chức năng về việc mình bị một khách hàng lừa đảo lấy gần 700 triệu đồng.
Theo đó, vào cuối tháng 10, chị N. nhận được tin nhắn Messenger của người dùng có tên “Ngô Thị Thanh Trúc”, giới thiệu đang sống ở nước ngoài, cần mua một chiếc áo mà chị N. đang rao bán trên mạng xã hội Facebook để tặng cho người thân ở Việt Nam.
Video đang HOT
Sau khi thương lượng, chủ tài khoản Ngô Thị Thanh Trúc đồng ý mua chiếc áo với giá 160 ngàn đồng, bao gồm phí vận chuyển. Khách hàng này thông báo sẽ trả khoản tiền trên cho chị N. qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union. Sau đó, chị N. được Trúc yêu cầu cung cấp họ, tên, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng… của chị. Tiếp đó, Trúc gửi một đường link đến số điện thoại cá nhân của chị N. và hướng dẫn chị truy cập vào đường link trên để bổ sung thông tin cá nhân, hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.
Chủ shop hàng online đã làm theo yêu cầu của đối tượng mà không mảy may nghi ngờ, đồng thời chị N. còn cung cấp thêm cả mã xác thực giao dịch OTP (mã giao dịch chuyển tiền do ngân hàng cung cấp cho chủ tài khoản) cho vị khách.
Sau khi cung cấp các thông tin cá nhân, chị N. hỏi khách hàng tại sao phải cung cấp mã OTP thì được trả lời là để làm rõ thông tin tài khoản ngân hàng của chị N. và phục vụ cho việc đổi từ ngoại tệ sang tiền Việt Nam để thanh toán tiền mua hàng.
Chị N. cho biết, sau khi cung cấp các thông tin theo yêu cầu, tài khoản ngân hàng của chị đã thực hiện 3 lệnh chuyển tiền sang một tài khoản ngân hàng khác với số tiền lên tới gần 700 triệu đồng.
Biết mình đã sập bẫy bọn lừa đảo, chị N. liên lạc với chủ tài khoản Facebook Ngô Thị Thanh Trúc, tuy nhiên lúc này tài khoản Facebook này đã khóa, đồng thời xóa tất cả nội dung mà đối tượng đã tin nhắn trước đó cho chị N.
Cơ quan Công an cho biết, phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này không mới. Thời gian qua, cơ quan Công an ở các tỉnh, thành phố đã nhận được nhiều đơn tố giác của nhiều nạn nhân về việc họ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức, thủ đoạn tương tự.
Trước hoạt động phức tạp của loại tội phạm này, cơ quan chức năng cảnh báo người dân hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân trên không gian mạng (như họ tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng) cho những người không quen biết.
Đối với mã xác thực OTP, chủ tài khoản ngân hàng tuyệt đối không cung cấp cho bất kỳ ai. Các hoạt động giao dịch, mua bán hàng trực tuyến phải hết sức thận trọng, cần xác minh kỹ thông tin khi thực hiện giao dịch chuyển tiền.
Nhóm đối tượng lừa đảo sa lưới pháp luật
Ngày 16/10, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Gia Lai tiếp nhận đơn trình báo của chị Lò Thị Thảo (19 tuổi), trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về việc bị một nhóm thanh niên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xác minh, đơn vị xác định, ngày 1/10, do có nhu cầu tìm việc làm, chị Thảo lên mạng xã hội tìm hiểu và biết trang Fanpage "Dioes Luiz Sandri" đăng tuyển cộng tác viên bán hàng mỹ phẩm, mặt nạ dưỡng da. Chị có đăng ký làm cộng tác viên của trang.
Ngày 3/10/2021, chị Thảo nhận được đơn hàng từ một người có tên facebook "Quân Trung" đặt mua 10 túi mặt nạ dưỡng da. Chị Thảo đã lên trang Fanpage "Dioes Luiz Sandri" đặt mua 10 túi mặt nạ dưỡng da với giá 3.990.000 đồng để gửi hàng cho "Quân Trung". Đến ngày 8/10, chị Thảo nhận được hàng chuyển phát nhanh từ các đối tượng ở tỉnh Gia Lai, sau đó chị tiếp tục gửi hàng cho "Quân Trung".
Tuy nhiên, khi shipper giao hàng thì chị mới biết địa chỉ người đặt mua là không có thực. Chị nhắn tin lên trang Fanpage "Dioes Luiz Sandri" xin hoàn trả lại hàng. Fanpage thông báo là chị đã bị lừa và sẽ không nhận lại hàng. Đến lúc đó chị mới biết mọi thông tin đăng tuyển cộng tác viên trên trang đều là giả mạo.
Các trinh sát Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao triển khai các biện pháp nghiệp vụ phát hiện được nhóm đối tượng gây ra vụ lừa đảo trên đang trú tại khu vực thôn 9, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Khoảng 18h ngày 22/10, trinh sát phối hợp với Công an huyện Chư Păh bất ngờ kiểm tra, bắt giữ 4 đối tượng liên quan gồm: Nguyễn Đức Toàn (24 tuổi), Lâm Thế Vương (20 tuổi), cùng trú xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh; Lê Xuân Hùng (26 tuổi), trú thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ; Luyện Minh Phước (20 tuổi), trú xã Ia Yok, huyện Ia Grai về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng trên khai nhận: Vào đầu tháng 3-2021, Nguyễn Đức Toàn mua lại trang Fanpage "Dioes Luiz Sandri" của một đối tượng trên mạng xã hội với giá 500.000 đồng. Cuối tháng 3/2021, Nguyễn Đức Toàn thuê Lê Xuân Hùng làm quản trị viên của trang với nhiệm vụ quản lý trang và đăng thông báo, mời gọi người có nhu cầu tìm việc làm để tuyển làm cộng tác viên bán hàng của trang. Toàn trả cho Hùng trung bình khoảng 10.000.000 đồng/tháng. Cộng tác viên bán hàng đăng tin bán hàng sẽ được hưởng 60.000 đồng trên một tin. Nếu bán được sẽ được hưởng 120.000 đồng trên một bài đăng bán và được thưởng nóng 180.000 đồng khi hoàn thành đơn hàng đầu tiên. Họ đảm bảo được hoàn trả hàng nếu như không bán được. Với hình thức trên, các đối tượng đã lôi kéo được nhiều cộng tác viên tham gia bán hàng trên trang Fanpage "Dioes Luiz Sandri".
Để đánh vào lòng tin của các bị hại, Nguyễn Đức Toàn còn thuê Luyện Minh Phước và Lâm Thế Vương đóng vai là người đặt hàng của cộng tác viên bán hàng với mức lương 8.000.000 đồng một tháng. Từ tháng 6/2021, Nguyễn Đức Toàn trả lương cho Phước và Vương bằng 10% của đơn hàng mà cộng tác viên mua hàng trên trang. Phước và Vương có nhiệm vụ đặt hàng từ cộng tác viên của trang khi cộng tác viên đặt tiền cọc hoặc mua hàng của trang để chuyển cho Phước và Vương thì 2 đối tượng này cắt liên lạc, dẫn đến các cộng tác viên bị thiệt hại tiền đặt cọc hoặc mua phải hàng dởm.
Với thủ đoạn trên, các đối tượng đã chiếm đoạt được số tiền 1,7 tỷ đồng của hàng trăm người trên toàn quốc. Tiền chiếm đoạt chúng đã sử dụng vào việc ăn chơi, tiêu xài cá nhân, mua xe máy, mua đất, đánh bạc và chơi ma túy... Công an đã thu giữ 3 máy tính để bàn, 2 laptop, 6 điện thoại di động, 1 xe môtô, 2 thẻ ATM và 49.500.000 đồng cùng một số tang vật khác liên quan.
Cách gì nhóm lừa đảo mua mặt nạ dưỡng da 22.000 đồng, bán được 399 nghìn? Ngày 25/10, Công an tỉnh Gia Lai cho biết vừa bắt 4 đối tượng có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 4 đối tượng bị bắt gồm: Nguyễn Đức Toàn (sinh năm 1997), Lâm Thế Vương (SN 2001), cùng trú tại huyện Chư Păh; Lê Xuân Hùng (SN 1995, trú tại thị...