Bị kỳ thị do mắc Covid-19
Một thời gian dài, Cortland Cronk là bệnh nhân Covid-19 nổi tiếng nhất, bị gọi là “ người truyền bệnh”, “tên dối trá”, “kẻ giết người”.
Anh nhận được nhiều lời đe dọa đến nỗi phải chuyển tới Victoria, ở đầu kia đất nước, cách quê hương Saint John hơn 5.700 km. “Họ làm như thể tôi cố tình mắc Covid-19 vậy. Tôi bị dọa giết hàng trăm lần mỗi ngày. Mọi người nói rằng tôi nên bị ném đá công khai”, anh chia sẻ.
Nhân viên kinh doanh du lịch 26 tuổi được nhiều người biết đến sau khi xét nghiệm dương tính nCoV hồi tháng 11 trong chuyến công tác cho Tập đoàn Truyền hình Canada.
Ban đầu, Cronk không có biểu hiện nhiễm nCoV và không cần tự cách ly sau khi trở về từ chuyến công tác. 9 ngày sau, một vài triệu chứng xuất hiện. Anh chủ động đi xét nghiệm, kết quả dương tính. Cơ quan y tế bắt đầu công tác truy vết. Cronk lo sợ mình sẽ thành nguồn lây trong mắt mọi người.
“Saint John rất nhỏ. Chỉ ít lâu nữa thôi người ta sẽ chỉ thẳng tên tôi”, anh nói.
Để ngăn tình huống đó, anh chủ động tiếp cận kênh tin tức CBC và “kể rõ câu chuyện của mình, trước khi mọi người kịp đồn đại”. Toàn bộ F1 của anh đều âm tính. Anh chưa bao giờ bị phạt vì vi phạm các nguyên tắc cộng đồng.
Dù vậy, nhiều người vẫn cáo buộc anh là nguồn lây nhiễm. Đúng thời điểm đó, giới chức y tế thông báo số ca nhiễm toàn tỉnh tăng vọt, Thủ tướng Canada tuyên bố áp lệnh hạn chế du lịch và tụ tập dịp Giáng sinh. Với cộng đồng mạng, Cronk bị coi là “tội đồ”.
Cortland Cronk khi đã chuyển đến Victoria, Columbia. Ảnh: NY TImes
Nhiều người Canada tin rằng anh xứng đáng nhận điều này, rằng câu chuyện của anh là bài học cho các bệnh nhân cố tình phá quy tắc, khiến cuộc sống và sinh kế của nhiều người rủi ro. Một số ủng hộ chính phủ công khai danh tính những người làm lây lan dịch bệnh, bên cạnh mức phạt hành chính trước đó.
Số khác cho rằng Cronk là nạn nhân của một thực trạng ngày càng tồi tệ trong nước: kỳ thị người dương tính nCoV. Theo họ, điều này thiếu công bằng và khiến virus khó bị tiêu diệt hơn.
Video đang HOT
“Chẳng có bài học nào ở đây cả. Tôi bị bêu xấu không vì lý do gì”, anh nói.
Robert Huish, phó giáo sư Đại học Dalhousie ở Halifax, nhận định: “Việc công khai danh tính tưởng chừng hữu ích với cộng đồng, song có tác dụng rất nhỏ trong việc ngăn virus lây lan. Trong trường hợp này, nó gây tổn hại cho con người nhiều hơn”.
Người Canada nổi tiếng tốt bụng, khiêm nhường và công tâm. Tuy nhiên, một năm sau khi đại dịch bùng phát, nhiều người lo ngại đất nước đã bộc lộ mặt tính cách rất khác: phán xét, hoài nghi và thù địch. Kỳ thị người mắc Covid-19 (Covid-shaming) trở thành hiện tượng tại nhiều khu vực. Cộng đồng kêu gọi công bố danh tính người vi phạm quy định cách ly, dù đó là chính trị gia, bác sĩ hay gia đình, hàng xóm của họ.
Randy Boyagoda,giáo sư tiếng Anh tại Đại học Toronto, cho biết: “Chúng tôi không kỳ thị người mắc bệnh, vấn đề nằm ở việc phá luật”. Ông chỉ ra rằng nền tảng phát triển của Canada là “hòa bình, trật tự và thể chế tốt”.
“Điểm mấu chốt là những quy tắc. Để duy trì quy tắc, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt. Dân Canada là những người tôn trọng và tuân thủ luật pháp”, ông nói thêm.
Các đường dây nóng khiếu nại trên khắp đất nước tràn ngập báo cáo về người bị nghi vi phạm quy tắc y tế, doanh nghiệp lơ là kiểm dịch, người đến từ bên ngoài đất nước, thành phố với biển số xe lạ. Nhóm hội Facebook đầy rẫy câu chuyện về cá nhân được “gắn mác” nguồn lây virus. Họ bị từ chối phục vụ, bị đuổi khỏi những buổi tụ tập gia đình và tố giác cho cảnh sát, cơ quan y tế công cộng.
Tiến sĩ Ryan Sommers, một trong 8 bác sĩ ở Nova Scotia ký vào bức thư kêu gọi người dân ngừng kỳ thị lẫn nhau, cho biết: “Điều này ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn virus”. Ông lo ngại thái độ của cộng đồng khiến người mắc Covid-19 giấu bệnh, không khai báo y tế.
Cronk nhiễm nCoV trong một chuyến đi công tác hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh: NY Times
Nova Scotia là tỉnh có tỷ lệ nhiễm nCoV thấp nhất cả nước, chỉ ghi nhận 18 trường hợp dương tính. Song thay vì an ủi lẫn nhau, mọi người trở nên quá khích, tiến sĩ Sommers nói.
Tại các tỉnh miền đông đất nước, người từ bên ngoài vào phải tiến hành cách ly y tế. Những lời đàm tiếu ở đây không chỉ trôi nổi trên mạng. Trong các cộng đồng nhỏ, “tình đoàn kết nhanh chóng biến thành sự giám sát lẫn nhau”.
Trisha Girouard, cư dân khu vực này, cho biết một thành viên trong gia đình cô đã báo cáo cơ quan y tế sau khi hay tin cô lái xe từ nhà ở New Brunswick, qua biên giới đến Maine để làm y tá. Cô không được mời đến các buổi tiệc cho em bé của gia đình dù đã tuân thủ nguyên tắc tự cách ly. Cảm giác bị kiểm soát bởi một cộng đồng nhỏ khiến cô thấy sợ hãi. Có những ngày, cô không dám bước vào quán cà phê để dùng nhờ phòng vệ sinh, thay vào đó chọn cách tiểu tiện trong chiếc cốc phía sau xe tải.
“Tôi là một người có học thức, nhưng họ dồn ép tôi đến mức đó”, cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn khi nhắc tới gia đình mình.
David Barnes, phó giáo sư Đại học Pennsylvania, chuyên gia nghiên cứu lịch sử bệnh truyền nhiễm, cho biết tình trạng kỳ thị trong đại dịch không mới. Khi dịch hạch bùng phát ở châu Âu, người Do Thái trở thành “tội đồ”. Trong đợt dịch tả ở Anh vào thế kỷ 19, dân lao động Ireland bị đổ lỗi. Mỹ từng gọi HIV/AIDS là “bệnh của người đồng tính nam”.
“Chúng ta khiến bản thân cảm thấy an toàn và ưu việt hơn bằng cách gán bệnh tật lên những người khác mình”, ông Barnes nói.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát của ĐH British Columbia hồi tháng 2 cho thấy tình trạng phớt lờ quy định y tế khá phổ biến. Một nửa số người được hỏi thừa nhận họ thường xuyên lui tới quán bar, nhà hàng với người ngoài gia đình. Điều này vốn bị cấm. 60% cho biết họ tuân thủ tốt hơn. Chính trị gia và chuyên gia y tế công cộng khắp đất nước lên tiếng cảnh báo về thái độ kỳ thị, nhưng đối với một số người, đó là chưa đủ.
Chính quyền tỉnh Manitoba bắt đầu công khai tên các doanh nghiệp bị phạt vì vi phạm quy định kiểm dịch hồi tháng 11. Kể từ đó, bản danh sách được cập nhật hàng tuần. Arthur Schafer, giám đốc sáng lập Trung tâm Đạo đức Ứng dụng, Đại học Manitoba, cho biết: “Đối với rất nhiều người, sự khinh miệt của hàng xóm đã là hình phạt”.
Canada lo ngại nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba
Các biến thể dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh thuộc Canada, thổi bùng lên một số ổ dịch trong các cộng đồng ở vùng hẻo lánh và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát của đại dịch COVID-19 khi nhiều khu vực chuẩn bị nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ít nhất 4 tỉnh nước này đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể mới liên quan đến tiếp xúc cộng đồng mà không phải du lịch.
Tại Newfoundland, hoạt động bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc bầu cử cấp tỉnh đã bị hủy bỏ, sau khi số ca nhiễm tăng đột biến - tất cả đều liên quan đến biến thể B.1.1.7 có nguồn gốc ở Anh.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều biến thể đã khiến người đứng đầu Cơ quan Y tế công cộng Canada, bà Theresa Tam, kêu gọi quốc gia Bắc Mỹ này cảnh giác để ngăn chặn dịch bệnh tăng nhanh và đang trở nên khó kiểm soát hơn.
Lo ngại về các biến thể, chính quyền Quebec đang cân nhắc hoãn dỡ bỏ các biện hạn chế đến sau kỳ nghỉ xuân vào đầu tháng 3. Thủ hiến Quebec, Franois Legault nhận định: "Những biến thể mới này rất đáng lo ngại và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định của chúng tôi vào những tuần tới".
Chính quyền Quebec thông báo sẽ sàng lọc tất cả các xét nghiệm COVID-19 dương tính ở Montreal để tìm các biến thể, đồng thời sẽ tăng cường xét nghiệm nhanh, đặc biệt là ở các trường học. Trong khi lệnh giới nghiêm ở Quebec vẫn được áp dụng, hầu hết học sinh tiểu học của tỉnh đã quay trở lại trường học vào ngày 11/1 và học sinh trung học đã đến trường sau đó một tuần. Hoạt động kinh doanh và dịch vụ tại các "vùng đỏ" trong tỉnh, bao gồm thành phố Quebec, Montreal và Gatineau, vẫn bị hạn chế nghiêm ngặt hơn so với các khu vực ít dân cư.
Trong khi đó, dự kiến, phần lớn tỉnh Ontario sẽ được nới lỏng các hạn chế vào ngày 16/2, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực không thiết yếu được mở cửa trở lại một phần, mặc dù lệnh "ở yên trong nhà" sẽ vẫn được áp dụng tại Toronto, khu vực Peel, khu vực York và North Bay Parry Sound đến ngày 22/2.
Theo thống kê trên trang web của chính phủ Canada, tính đến ngày 14/2, quốc gia này đã ghi nhận 825.785 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 21.293 người đã tử vong.
* Bộ Nội vụ Serbia ngày 14/2 thông báo khoảng 1.000 người dự tiệc tại một câu lạc bộ đêm ở Belgrade đã bị bắt quả tang vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19. Theo kênh truyền hình RTS, 3 người nghi là nhà tổ chức bữa tiệc đã bị giam giữ 48 giờ, có khả năng bị nguy cơ bị phạt tiền và tù giam lên tới 3 năm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 cho người dân tại Belgrade, Serbia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định phòng chống dịch hiện hành tại Serbia, các nhà hàng, quán cà phê đều phải đóng cửa lúc 20h hằng ngày và cấm mọi hình thức tụ tập đông quá 5 người.
Kể từ khi quy định trên được thực thi, cơ quan chức năng nước này đã kiểm tra khoảng 275.000 địa điểm nhà hàng, xử phạt các trường hợp vi phạm với số tiền lên tới 79 triệu dinar (750.000 USD). Kề từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, Serbia ghi nhận hơn 420.000 ca nhiễm, trong đó 4.200 ca tử vong do COVID-19.
* Cùng ngày, Chính phủ Italy đã ban hành quyết định mới cho phép mở cửa các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết vào ngày 5/3, thay cho quyết định trước đó ấn định ngày 15/2. Quyết định trên được công bố trong bối cảnh biến thể của SARS-CoV-2 chiếm trung bình 17,8% các ca nhiễm mới tại Italy.
Chính phủ Italy cho biết thêm sẽ sớm triển khai các gói cứu trợ các nhà vận hành khu trượt tuyết để khắc phục phần nào hậu quả do phải ngừng hoạt động trong thời kỳ dịch bệnh.
Tình hình dịch COVID-19 ngày 26/1: Châu Âu đang là tâm dịch của thế giới Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 26/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 100.389.160 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.152.457 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 72.429.942 người. Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/1. Ảnh: Yonhap/TTXVN Quốc gia...