Bí kíp tự nhiên cho khả năng sinh sản
Tỷ lệ những cặp đôi hiếm muộn, vô sinh trong xã hội hiện đại ngày một tăng cao. Trước khi sử dụng sự hỗ trợ từ y học, vợ chồng bạn nên tìm hiểu những phương pháp tự nhiên để tăng khả năng sinh sản.
Dưới đây là những bí kíp nhỏ nếu kiên trì thực hiện, chắc chắn tin vui sẽ sớm đến với vợ chồng bạn.
Đối với chồng:
Loại bỏ nguy cơ làm tinh trùng kém: Số lượng tinh trùng thấp hoặc nhu động tinh trùng kém có thể là do độc tố môi trường ảnh hưởng như hóa chất, phòng xạ, ma túy, tiếp xúc với kim loại nặng, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, sử dụng ma túy và có thể là do sống trong môi trường ô nhiễm.
Nhiệt độ cao cũng là nguyên nhân khiến nam giới sản xuất ít tinh trùng hơn. Tắm nước nóng, ngồi nhiều, mặc đồ lót bó sát sẽ làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Giảm sự phơi nhiễm hóa học: Ngày nayTinh trùng của nam giới kém hơn là do tiếp xúc nhiều với chất xenoestrogens (dioxin, thuốc trừ sâu, nhựa và các chất ô nhiễm công nghiệp). Các cặp đôi có thể ngăn ngừa hoặc bằng cách: tránh dùng đồ nhựa để bảo quản thực phẩm, hạn chế sử dụng nước máy được khử trùng bằng clo, thuốc tẩy clo và các sản phẩm được khử trùng bằng clo khác, tránh các chất khử mùi tổng hợp.
Cải thiện chế độ ăn uống: Để tăng khả năng sinh sản của anh xã, bạn nên chú trọng những thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày của gia đình: ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Ngoài ra nam giới cần tránh hút thuốc lá, cà phê, trà đặc, rượu và thực phẩm có chứa chất phụ gia nhân tạo.
Tập thể dục thường xuyên: Theo các chuyên gia của Hiệp hội Y khoa về sinh sản Mỹ, tập thể dục thường xuyên (45 phút/lần; 2-3 lần/tuần), thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể cân bằng và giảm căng thẳng, lo lắng sẽ khiến các cặp đôi dễ dàng thụ thai.
Về phía vợ:
Chế độ dinh dưỡng hợp lí: Bạn cần đảm bảo bữa ăn của mình có đủ các chất đạm, sắt, kẽm và vitamin C vì sự thiếu hụt những dưỡng chất này có liên quan tới sự kéo dài chu kỳ kinh nguyệt (dẫn tới rụng trứng không đều) và nguy cơ sảy thai sớm.
Bạn nên bổ sung những thức ăn giàu protein vào khẩu phần ăn như thịt, cá, các chế phẩm từ sữa ít béo, trứng và đậu. Những người ăn chay cũng có thể nhận được các axit béo đầy đủ bằng cách kết hợp các loại thức ăn chứa protein như gạo hay các loại đậu.
Video đang HOT
Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt: Thời gian dễ có em bé nhất thường là ngày rụng trứng và 4-5 ngày trước đó, chứ không phải sau ngày trứng rụng. Tuy nhiên, bạn không nên mặc nhiên cho rằng ngày rụng trứng là ngày thứ 14 của chu kỳ vì ở mỗi phụ nữ, vòng kinh khác nhau. Vậy làm thế nào để xác định được ngày đó? Bạn có thể dùng thiết bị kiểm tra ngày rụng trứng để biết những hormone có trong nước tiểu hoặc ghi lại thân nhiệt hàng ngày cùng lượng dịch nhầy cổ tử cung.
Luôn giữ tâm lí thoải mái: Căng thẳng và chứng trầm cảm có thể làm giảm khả năng thụ thai. Kết quả nghiên cứu với 393 cặp vợ chồng đang cố gắng có em bé đã chỉ ra rằng phụ nữ dường như khó thụ thai hơn trong những tháng bị áp lực về tâm lí. Các chuyên gia nghi ngờ rằng tình trạng căng thẳng như tập luyện quá nhiều có thể làm suy giảm sự sản sinh hormone của cơ thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều. Hãy học cách kiểm soát stress bằng các phương pháp thư giãn (như tĩnh tâm suy nghĩ hay yoga), hoặc sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn làm cho quá trình sản sinh hormone trở về đúng quỹ đạo của chúng.
Hạn chế đồ uống chứa cồn: Uống quá nhiều đồ uống có cồn sẽ giảm khả năng sinh sản, chưa nói tới những ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi. Cồn làm biến đổi nồng độ estrogen cản trở quá trình thụ tinh, cho dù bạn chỉ uống 1 cốc nhỏ vào bữa tối cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ.
Nên quan hệ tình dục thường xuyên: Nếu những nhu cầu của cuộc sống bận rộn làm mất đi ham muốn tình dục, thì có một gợi ý hay là hãy quan hệ thường xuyên hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục (ít nhất là hàng tuần) có nhiều khả năng dự đoán được chu kì kinh nguyệt và sự rụng trứng bình thường hơn so với những người không quan hệ thường xuyên.
Không thụt rửa vùng kín: Thụt rửa vùng kín có thể làm mất đi những vi khuẩn tốt có tính năng bảo vệ trong âm đạo, làm thay đổi độ cân bằng và dễ gây ra viêm nhiễm. Khí hư đục và có mùi tanh thường là những triệu chứng dễ thấy nhất của việc viêm nhiễm. Điều trị không dứt điểm tình trạng viêm nhiễm rất dễ ảnh hưởng đến việc sinh sản như gây ra đẻ non, sảy thai hoặc thai yếu.
phunutoday
Những thắc mắc của mẹ bầu mang song thai
Mang trong mình hai sinh linh một lúc chắc chắn mẹ bầu sẽ phải chú ý giữ gìn bản thân cũng như quan tâm đến việc ăn uống nhiều hơn. Và những thắc mắc về các vấn đề có thể gặp trong thai kỳ của các mẹ mang song thai rất cần được chia sẻ.
1. Có nên ăn nhiều hơn những người mẹ mang đơn thai khác?
Bạn chỉ nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Điều này có lợi cho sức khỏe bản thân và sự phát triển toàn diện của hai bé trong bụng. Việc ăn nhiều hoặc tiêu thụ khối lượng dinh dưỡng gấp đôi nhóm thai phụ bình thường là không cần thiết.
2. Trọng lượng cần đạt được?
Với những người mẹ mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.
3. Có cần dùng viên vitamin bổ sung?
Trong 12 tuần lễ đầu tiên, bạn có thể sử dụng 400mg axit folic mỗi ngày (theo chỉ định của bác sĩ). Bên cạnh đó, bạn phải bổ sung sắt - giúp ngăn chặn chứng thiếu máu, vấn đề thường gặp khi mang đa thai. Nhưng nên dùng thức ăn chứa nhiều sắt hơn là viên sắt bổ sung vì thuốc chứa sắt có thể gây ra táo bón. Bác sĩ sẽ trực tiếp kê viên sắt cho bạn nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn cần thêm sắt.
Ngoài ra, thai phụ có thể dùng vitamin tổng hợp, bổ sung omega 3... nhưng nên hỏi bác sĩ.
4. Mang thai đôi có tăng nguy cơ sảy thai?
Nguy cơ sảy thai với người mẹ mang thai đôi cao hơn (đặc biệt trong quý I). Một số trường hợp, thai phụ có thể bị mất một bé (còn lại một bé).
5. Những nguy hại về sức khỏe người mang song thai có thể gặp?
- Ở giai đoạn đầu thai kỳ, mức hormone progesterone cao cũng có thể làm bạn xuất hiện tình trạng thở dốc, khó thở.
- Bạn cũng dễ bị táo bón hoặc phù chân hơn.
- Chuyển dạ sớm: Khoảng 50% số người mẹ mang song thai có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37.
- Tỷ lệ người mẹ mang song thai mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ là 30% trong khi ở người mẹ bình thường con số này chưa tới 10%.
- Chứng tiền sản giật với thai phụ bình thường là khoảng 7%. Nhưng với người mẹ mang thai đôi, con số này có thể gấp 3 (lên tới 21%).
- Nguy cơ đứt nhau thai: là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ. Triệu chứng này sẽ tăng lên ở nhóm thai phụ mang thai đôi có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng rượu...
- Nhóm người mẹ mang song thai cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ được hạn chế nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân và các bé.
6. Lượng kalo cần thêm mỗi ngày?
Các bác sĩ sản khoa tại Mỹ khuyên bạn nên tăng thêm 300kalo cho một bé mỗi ngày, như vậy là khoảng 600kalo nếu bạn mang song thai. Ngoài ra, Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, lượng kalo của mẹ còn tùy thuộc vào hoạt động thể chất trong ngày. Với những thai phụ ít vận động hoặc hầu như chỉ nằm trên giường thì lượng kalo tăng thêm sẽ ít hơn so với thai phụ luyện tập thường xuyên.
7. Có những lưu ý gì đặc biệt cho người mẹ mang thai đôi?
- Bạn nên học cách cân bằng tâm lý. Việc mang 2 em bé khiến không ít người mẹ căng thẳng (vì khó khăn khi chăm nuôi hoặc cho rằng mình sẽ đau nhiều hơn trong quá trình chuyển dạ...) Để giảm thiểu lo lắng, bạn nên tìm đọc những tài liệu về thai đôi. Phần lớn người mẹ mang song thai đều phải sinh mổ nhưng cũng có một số trường hợp sinh thường.
- Khi các bé ngày một lớn, bạn sẽ cảm thấy mệt nên cần nghỉ nhiều hơn. Bạn có thể tăng cân nhiều hơn nhóm thai phụ bình thường khác.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu trục trặc nào trong thai kỳ.
phunutoday
6 tác dụng phụ của khổ qua, bạn có biết? Với vị đắng đặc trưng, khổ qua được nhiều người yêu thích vì công dụng làm mát, giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, khổ qua có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau. Ảnh minh họa - nguồn internet 1. Kích thích sẩy thai Quan niệm kiêng ăn khổ qua (còn gọi là mướp đắng) khi mang thai...