Bí kíp sắm đồ sành điệu của dân thành thị thời “mua gì cũng phải nghĩ”
Hàng trăm khách hàng mua NƠXH tại dự án The Easter City thông qua sàn giao dịch Nam Tiến đang “khóc ròng” với khoản tiền chênh lệch mà mình phải trả.
Bắt tay nhau thu tiền chênh lệch của khách?
Trao đổi với phóng viên, nhiều hộ dân mua nhà tại dự án NƠXH The Easter City do công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư vô cùng bức xúc, vì phải trả thêm một khoản tiền chênh lệch khá lớn không có trong hợp đồng khi giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến.
Khách hàng H.T.N.T cho biết, tháng 5/2015, chị có ký hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án The Easter City thông qua sàn giao dịch Nam Tiến. Khi ký hợp đồng đặt cọc, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến khi ký hợp đồng mua bán chính thức, chị khá bất ngờ khi giá trị của căn hộ thể hiện trong hợp đồng lại thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế mà mình phải bỏ ra.
“Hỏi lại nhân viên sales của công ty, thì họ trả lời loanh quanh, rằng đây là dự án NƠXH, nên phải ghi giá trị thấp như vậy để bù đắp chi phí. Phần tiền chênh lệch mà tôi trả thêm, sẽ chỉ được Nam Tiến cấp một phiếu thu để xác nhận mà thôi”, chị H.T.N.T cho hay.
Tương tự là trường hợp của khách hàng N.V.L. Anh L. cho biết, khi anh thắc mắc tại sao mức giá thực tế và giá trị hợp đồng lại khác nhau, nhân viên của Nam Tiến nói rằng, do đây là dự án NƠXH, lại được vay gói 30.000 tỷ nên giá trị căn hộ không được quá 1,05 tỷ đồng.
“Số tiền 70 triệu đồng chênh lệch, nhân viên này yêu cầu tôi phải đóng tiền mặt 1 lần cho công ty. Lúc đó, cứ nghĩ rằng Nam Tiến và Quốc Cường Gia Lai là những công ty lớn, nên tôi không nghi ngờ gì. Sau này ngồi nghĩ lại mới thấy mình dại dột”, anh L. nói.
Số tiền chênh lệch 138 triệu đồng được Nam Tiến “hô biến” thành hệ số tầng và hệ số góc.
Qua tìm hiểu, phóng viên được biết, kể từ khi chuyển đổi công năng từ dự án nhà ở thương mại sang NƠXH, công ty Quốc Cường Gia Lai đã ký hợp đồng phân phối độc quyền 20% căn hộ thương mại (dự án NƠXH được phép trích 20% số căn hộ để bán với giá thương mại – PV) tại dự án The Easter City cho sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến. Tất cả các giao dịch mua bán đều được thực hiện với sàn này.
Tuy nhiên, không thể nói Quốc Cường Gia Lai không biết về khoản tiền chênh lệch này, bởi theo nhiều khách hàng, khi đóng tiền cho Nam Tiến, họ đều có sự chứng kiến từ phía nhân viên của Quốc Cường Gia Lai.
Khi trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Phương, Giám đốc sàn giao dịch Nam Tiến cũng thừa nhận, khi ký hợp đồng phân phối dự án The Easter City với Quốc Cường Gia Lai, Nam Tiến không nhận được bất cứ % hoa hồng nào khi bán được căn hộ.
“Thay vào đó, chúng tôi được phép thu chênh lệch 85 triệu đồng/căn hộ từ phía khách hàng. Chúng tôi là công ty môi giới, không thể làm không công nên việc thu tiền chênh lệch này là điều tất yếu”, ông Phương nói.
Khi được đề nghị cung cấp bản hợp đồng, trong đó thể hiện Quốc Cường Gia Lai cho phép Nam Tiến thu phần tiền chênh lệch 85 triệu đồng/ căn hộ, ông Phương nói rằng sẽ cho nhân viên tìm lại và cung cấp sau.
Không chỉ thu thêm tiền chênh lệch, cư dân dự án The Easter City cũng đang khổ sở với chất lượng công trình.
Tuy nhiên, thông tin mà phóng viên thu thập được, số tiền Nam Tiến thu chênh lệch từ phía khách hàng không phải cố định ở mức 85 triệu đồng/căn hộ như ông Phương công bố, mà dao động từ 70 triệu đồng cho tới hơn 130 triệu đồng. Cá biệt, có căn hộ, số tiền chênh lệch này lên tới hơn 200 triệu đồng.
“Với những người thu nhập thấp như chúng tôi, một đồng cũng là quý. Thế mà họ lại nghiễm nhiên lấy của chúng tôi hàng trăm triệu đồng như vậy. Thật quá nhẫn tâm. Sự việc cũng đã rồi, chúng tôi cũng chẳng mong lấy lại được số tiền đã mất. Nhưng chúng tôi cần phải nói, bởi nếu không lên tiếng, thì không chỉ chúng tôi, mà sẽ còn rất nhiều người nữa bị lừa bởi kiểu môi giới vô lương này”,một khách hàng chua xót.
Video đang HOT
Hay hạ giá để vay gói 30.000 tỷ đồng?
Qua tìm hiểu, tại dự án The Easter City, giá bán cho 1 căn hộ NƠXH giao động từ 14,7 triệu đồng/m2, trong khi nhà ở thương mại có giá 16,5 triệu đồng/m2. Thế nhưng, trên thực tế, nếu cộng cả số tiền chênh lệch, con số mà khách hàng phải trả có thể lên đến 19 triệu/m2.
Không chỉ các căn hộ thương mại mới phải chịu số tiền chênh lệch, mà nhiều căn hộ NƠXH cũng được nhân viên Nam Tiến tư vấn và yêu cầu đóng số tiền này.
“Để hợp thức hóa số tiền chênh lệch nói trên, trong tất cả phiếu thu của mình, Nam Tiến đều ghi là thu tiền bổ sung hệ số tầng và hệ số góc. Tất cả các căn hộ mua qua sàn Nam Tiến đều phải đóng số tiền này.
Nếu không đồng ý, Nam Tiến sẽ cho rằng khách hàng tự ý không ký hợp đồng mua bán và sẽ giữ luôn tiền cọc không hoàn lại. Do đó, nhiều người đành ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận bỏ thêm một khoản tiền nữa để có căn nhà làm chốn an cư”, một khách hàng cho biết.
Trước đó, ngày 3/9/2015, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có văn bản khẩn cấp về việc chấm dứt hợp đồng phân phối sản phẩm dự án The Easter City đối với công ty Nam Tiến, khi một số báo đài đã đưa tin về những sai phạm trong việc ký kết hợp đồng mua bán của đơn vị này.
Cụ thể, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên, Quốc Cường Gia Lai cho phép Nam Tiến rao bán 117/572 căn hộ thuộc phần nhà ở thương mại của dự án với mức giá chênh lệch từ 105 – 115 triệu/ căn hộ tùy diện tích nhỏ hoặc lớn.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, nhân viên sàn Nam Tiến lại tư vấn cho khách hàng “số tiền chênh lệch này áp dụng cho giá bán NƠXH, tiền chênh lệch chủ đầu tư thu trực tiếp và không xuất hóa đơn”. Điều này đã vi phạm hợp đồng giữa hai bên, ảnh hưởng đến uy tín của Quốc Cường Gia Lai.
Sau đó, ông Trần Đức Phương đã có văn bản gửi công ty Quốc Cường Gia Lai. Trong đó thừa nhận những sai sót khi không quản lý chặt chẽ nhân viên để đưa ra những thông tin không đúng về dự án.
Theo ông Phương, nhân viên tư vấn “bậy” có tên là Nguyễn Thành Đạt, được tuyển vào làm việc từ ngày 15/8/2015.
“Do mới vào làm việc, kinh nghiệm còn non kém, vì muốn khẳng định bàn thân cũng như vì lợi ích cá nhân mà đã bất chấp dẫn đến tư vấn cho khách hàng sai về giá. Do vậy đã làm ảnh hưởng đến công ty Quốc Cường Gia Lai và Nam Tiến. Công ty đã yêu cầu nhân viên làm bản tường trình và áp dụng hình thức xử lý cao nhất là sa thải”, ông Phương cho hay.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng mua bán thông qua sàn Nam Tiến từ thời điểm tháng 5/2015, từ lúc nhân viên này còn chưa làm việc. Do đó, có thể nói, cách giải thích nói trên chỉ là một kiểu quanh co, lấp liếm, đối phó dư luận của sàn giao dịch Nam Tiến mà thôi.
Một mảng tường xi măng bị bong tróc, lộ cốt thép ra ngoài tại dự án The Easter City
Được biết, để xây dựng dự án The Easter City, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã làm hồ sơ vay vốn trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ. Khách hàng của dự án phần lớn cũng vay từ nguồn hỗ trợ này.
Tới đây, chúng ta không thể không đặt câu hỏi, là liệu Công ty Quốc Cường Gia Lai có bắt tay với sàn giao dịch Nam Tiến, hạ thấp giá bán căn hộ để phù hợp với gói vay 30.000 tỷ đồng, sau đó thu thêm tiền của khách hàng để trục lợi hay không?
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, với những căn hộ được vay gói 30.000 tỷ đồng, tổng giá bán không được quá 1,05 tỷ đồng. “Nếu anh thu thêm (ngoài hợp đồng) có nghĩa là những người mua căn hộ này không thể vay gói 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, việc thu thêm tiền ngoài hợp đồng, giá nhà sẽ đội lên, vượt ngưỡng quy định của NƠXH”, ông Châu nói.
Như vậy, nếu Công ty Nam Tiến không trả lại người mua nhà khoản tiền chênh lệch này, những căn hộ tại dự án The Easter City không thuộc gói 30.000 tỷ đồng và người mua nhà sẽ không được vay tiền từ gói này. Ngoài ra, Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng vi phạm về trần giá NƠXH là 15 triệu đồng/m2!?
Theo_Báo Đất Việt
Dự án The Easter City: Chưa kịp nghiệm thu đã xuống cấp!
Dân vào ở không có biên bản bàn giao, chất lượng thi công kém, mập mờ trong giá bán là những vấn đề mà cư dân Easter City đang gặp phải.
Trao đổi với PV Đất Việt, một số khách hàng mua nhà tại dự án The Easter City (đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) do Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư cho biết, tháng 2/2015, sau khi có thông tin dự án này được ngân hàng Vietinbank hỗ trợ cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ và chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nhiều người đã tìm đến mua căn hộ tại chung cư này với kỳ vọng sẽ có chốn an cư, lạc nghiệp.
"Thời điểm ký hợp đồng mua bán, chủ đầu tư cho biết, dự án đã xây dựng xong phần thô, đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến sẽ giao nhà trong quý 4/2015. Tin tưởng vào chủ đầu tư, rằng sắp nhận được nhà trong thời gian ngắn, nên chúng tôi đã vui vẻ ký hợp đồng, dù so với mặt bằng chung, The Easter City có giá cao hơn hẳn các dự án nhà ở xã hội khác", một cư dân cho hay.
Thế nhưng, trên thực tế, đến nay, công trình vẫn chưa được hoàn thiện, nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng.
Anh L.H.A, một khách mua nhà cho biết, cuối tháng 12/2015, anh và một vài hộ dân nằm trong danh sách nhận nhà đợt 1 đã chuyển về chung cư này sinh sống. Tuy nhiên, "mới vào ở được một thời gian, nhưng mình hoàn toàn thất vọng với chất lượng công trình".
"Tường, trần thì thấm dột liên miên, khắc phục được vài ngày thì lại bị. Gạch ốp nền thì thi công cẩu thả, bị bọng quá nhiều. Công trình vẫn đang trong quá trình thi công nên khói bụi, ồn ào ảnh hướng rất lớn đến đời sống của các hộ dân", anh L.H.A chia sẻ.
Trần nhà nham nhỏ vì đang trong quá trình thi công, gây ảnh hưởng đến những hộ dân sinh sống.
Kỳ lạ hơn, là dù đã cho dân vào ở, nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa được chủ đầu tư ký biên bản bàn giao.
Khách hàng P.C.L cho biết, căn của anh ở tầng 11, đã nghiệm thu xong và chuẩn bị bàn giao nhà. Thế nhưng mới đây, phía ngân hàng thông báo phải có biên bản bàn giao của chủ đầu tư thì mới đồng ý giải ngân đợt cuối. Trong khi bộ phận pháp chế của công ty Quốc Cường Gia Lai lại bắt buộc ngân hàng giải ngân đợt cuối thì mới cho ký biên bản bàn giao nhà. "Mình cứ như một trái banh bị đá qua, đá lại", anh L bức xúc.
Cũng lâm vào cảnh dở khóc dở cười, khách hàng T.U cho biết, nhân viên sale nói là nếu chị thanh toán 95% giá trị căn hộ thì sẽ được nhận nhà ngay. Nhưng chị T.U thanh toán đến nay đã hơn 2 tuần mà chưa thấy thông báo gì cả. "Liên hệ với sale thì bảo hỏi phòng pháp lý, hỏi phòng pháp lý thì lại bảo hỏi lại sale. Rốt cuộc ai là người chịu trách nhiệm, và khi nào thì em mới được nhận nhà, dù hiện tại em vẫn đang phải ở nhà thuê", chị T.U nói.
Nhiều căn hộ bị thấm dột nghiêm trọng.
Không chỉ chất lượng công trình, nhiều khách hàng cũng bức xúc khi phải bỏ ra số tiền chênh lệch lớn khi mua căn hộ thông qua sàn giao dịch Nam Tiến (độc quyền phân phối dự án The Easter trước đây).
Chị H.N, khách hàng mua căn hộ tại tầng 16 cho biết, lúc ký hợp đồng đặt cọc, đơn giá mà sàn giao dịch Nam Tiếm đưa ra bằng với mức giá công bố của công ty. Thế nhưng, đến khi ký hợp đồng mua bán vào tháng 9/2015, không hiểu vì sao, mức giá mà chị N. ký lại thấp hơn rất nhiều.
Hỏi thì nhân viên sale nói rằng, vì căn hộ của chị N. mua là nhà ở xã hội, nên phải hạ giá bán trên hợp đồng xuống để đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật (giá 1 căn nhà ở xã hội không được quá 1,05 tỷ đồng - PV). "Sau đó, tôi phải đóng số tiền chênh lệch này cho phía Nam Tiến và chỉ nhận được một cái phiếu thu chứ không thể hiện trong bất cứ hợp đồng nào", chị N. cho hay.
Ngoài công trường đang xây dựng, phần đất còn lại của dự án được bao phủ bởi những bãi cỏ um tùm.
Được biết, không chỉ chị N. mà khá nhiều khách hàng mua nhà tại sàn Nam Tiến cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, khi số tiền chênh lệch phải trả giữa hợp đồng ký kết và thực tế có thể dao động vài chục lên đến vài trăm triệu đồng.
Quá bức xúc với cách làm việc của chủ đầu tư, nhiều khách hàng đã hai lần yêu cầu ban quản lý họp hội nghị cư dân và gửi đơn kiến nghị. Thế nhưng, tất cả nhận lại chỉ là sự im lặng.
Dù được giới thiệu là dự án có quy mô 33.000 m2, gồm 6 block chung cư cao 30 tầng, nhưng thực tế theo ghi nhận của PV báo Đất Việt sáng 11/8, ngoài block đang xây dựng dở, phần đất còn lại được bao phủ bởi những lớp cỏ dại cao quá đầu người.
Trong chung cư, có một tốp thợ khoảng 7-8 người đang tiếp tục làm nốt những hạng mục còn dang dở. Phía trước, một tòa nhà dùng làm căn hộ mẫu dường như đã bị bỏ hoang từ lâu, cửa đóng im ỉm với nhiều vật dụng đã bị rỉ sét cả bên trong lẫn bên ngoài.
Khu nhà mẫu phía trước dự án bị bỏ hoang, nhiều vật dụng đã bị rỉ sét do không có người sử dụng
Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, bà Nguyễn Ngọc Huyền My, Tổng giám đốc Quốc Cường Land thừa nhận những sai sót đang xảy ra tại dự án The Easter City.
Tuy nhiên, bà My cho rằng, sở dĩ cư dân bức xúc nhiều như vậy, là vì trước đây, Quốc Cường Land không trực tiếp quản lý dự án The Easter City mà thuê một đơn vị quản lý bên ngoài.
"Ngày 28/7 vừa qua, chúng tôi mới nhận được đơn phản ánh của cư dân. Khi thấy trong đó đề là đơn kiến nghị lần 2, quả thật là rất bất ngờ, bởi chúng tôi chưa bao giờ nhận được phản ánh nào của khách hàng thì sao lại có lần 2. Đến khi kiểm tra lại thì mới biết,hóa ra những kiến nghị của khách hàng, phía ban quản lý không chuyển lên để chúng tôi xử lý mà giấu đi luôn", bà My cho hay.
Theo bà My, ngay sau khi phát hiện sự không trung thực từ phía ban quản lý, Quốc Cường Land đã quyết định chấm dứt hợp đồng với đơn vị này và tiếp quản lại từ tháng 8/2016.
Liên quan đến chất lượng công trình, bà My cho rằng, phía công ty không có chủ trương giao nhà sớm khi chưa được nghiệm thu từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, cuối tháng 12/2015, khi biết căn hộ của mình đã hoàn thiện, nhiều khách hàng ngỏ ý muốn được chuyển vào ở luôn vì cũng đã gần tới tết.
"Dù chúng tôi đã giải thích là hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng họ vẫn chấp nhận sống chung với việc chung cư đang xây dựng. Vì nể quá nên chúng tôi đã đồng ý để những hộ dân này chuyển vào (?)", bà My nói.
Với những trường hợp phải bỏ ra số tiền chênh lệch lớn khi mua bán căn hộ thông qua sàn giao dịch Nam Tiến, bà My cho rằng, lỗi thuộc về Nam Tiến khi đã tư vấn sai và ký hợp đồng ẩu với khách hàng.
"Ngay sau khi sự việc xảy ra, phía Quốc Cường Land đã cắt hợp đồng phân phối đối với công ty này. Thậm chí, nhân viên sale của công ty này cũng đã quảng cáo nhiều hạng mục không đúng so với thiết kế của dự án như hồ bơi, sân tập thể thao, khu mua sắm... khiến khách hàng nhầm tưởng rằng công ty Quốc Cường lừa đảo", bà My nói.
Cũng theo bà My, kể từ khi nhận được đơn kiến nghị của cư dân, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng như tăng cường nhân viên vệ sinh, bảo vệ... Tuy nhiên, bà My cho rằng, nếu muốn giải quyết dứt điểm vấn đề thì cần phải có thời gian.
Thế nhưng, thời gian bao lâu, giải quyết thế nào để đảm bảo quyền lợi khách hàng lại chưa có câu trả lời cụ thể và thỏa đáng từ bà tổng giám đốc của Quốc Cường Land. Cuối cùng, cư dân vẫn là người phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", vì trót bỏ tiền mua phải nhà ở một dự án kém chất lượng!?
Theo_PLO
Vì sao Quốc Cường Gia Lai bán đất 'vàng' vừa mua từ Bầu Đức? Bỏ một khoản tiền lớn "thâu tóm" dự án của bầu Đức tại Đà Nẵng, nhưng chưa được bao lâu Quốc Cường Gia Lai đã vội lên kế hoạch bán lại. Mua chưa kịp "ấm tay" đã vội vàng bán lại Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có nghị quyết về việc chuyển nhượng bất...