Bí kíp làm chân gà hấp hành mềm, thơm hấp dẫn
Chân gà hấp hành là một sự kết hợp vô cùng độc đáo, ngon miệng, được nhiều người yêu thích.
Chân gà hấp hành vốn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các cánh mày râu. Tuy nhiên, chế biến không đúng cách sẽ làm mất đi vị ngon vốn có. Hãy cùng nhau tìm hiểu và khám phá cách làm món chân gà hấp hành ngon ngay tại nhà.
Chân gà hấp hành món ngon, dễ ăn
Chân gà hấp hành thường là một món ăn vặt, món nhậu vô cùng phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Vị béo mềm của chân gà, kết hợp với mùi thơm của hành lá, chút vị nồng của rượu và tiêu sẽ chiêu đãi vị giác của bạn một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Chân gà hấp hành dễ làm, dễ ăn ai cũng thích (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu làm chân gà hấp hành
Các nguyên liệu cần thiết để làm món chân gà hấp hành:
500 gram chân gà100 gram hành lá50 ml rượu trắng1 quả chanh tươiGia vị: Hạt nêm, tiêu, muối, dầu ăn, bột ngọt, đường, ớt tươi xắt lát
Các nguyên liệu cần thiết làm chân gà hấp hành (Nguồn: Internet)
Cách làm chân gà hấp hành ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành lá nhặt rễ và những phần úa rồi đem rửa sạch, sau đó cắt khúc. Đầu hành lá đập dập để riêng ra.Chân gà mua về chặt làm đôi, cắt hết móng, đem rửa thật sạch với nước muối.Sau đó, ngâm chân gà với nước chanh pha loãng trong khoảng 5 phút để khử sạch mùi hôi, tạo màu trắng sáng, hấp dẫn.
Video đang HOT
Chân gà đã ngâm với chanh (Nguồn: Internet)
Bước 2: Luộc chân gà
Sau khi sơ chế chân gà, xếp vào nồi cùng với đầu hành lá đã chuẩn bị, đổ nước xâm xấp vào rồi bắt lên bếp luộc sơ trong khoảng 3 phút.Khi thấy nước sôi, tắt bếp, đậy kín nắp khoảng 5 phút cho chân gà chín hẳn.Không nên luộc chân gà quá lâu vì sẽ khiến chân gà mềm nhũn ra, ăn không ngon.
Luộc sơ chân gà (Nguồn: Internet)
Bước 3: Hấp chân gà với hành
Luộc xong, cho chân gà ra đĩa rồi ướp với hạt nêm, hạt tiêu, muối, dầu ăn và rượu trắng.Xếp hành lá lên trên cùng.Sau đó, cho đĩa chân gà vào 1 cái nồi lớn, hấp cách thủy chân gà với hành lá trong vòng 5 phút để thấm gia vị.
Đem chân gà hấp cách thủy với hành (Nguồn: Internet)
Bước 4: Pha nước chấm
Món chân gà hấp hành có thể chấm với muối tiêu chanh ớt hoặc tương ớt với nước cốt chanh và đường, tùy theo sở thích. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách làm nước chấm chân gà hấp hành vô cùng độc đáo như sau:
Trộn đều hỗn hợp theo tỉ lệ: 3 bột canh, 4 đường, 3 sữa đặc, 1 nước luộc gà, 3 quả quất, 1 tiêu, ớt tùy ý, 1 chút tỏi băm.Sau đó, thêm sữa tươi, đường, bột canh vào hỗn hợp trên, khuấy tan.Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi thêm ớt xắt lát cùng 1 chút nước cốt chanh vào để tạo thành hỗn hợp nước chấm sền sệt.Nước chấm có vị chua chua cay cay, màu sắc bắt mắt ăn kèm với chân gà hấp hành sẽ tăng thêm hương vị.
Chân gà hấp hành ăn ngon hơn với nước chấm (Nguồn: Internet)
Mẹo làm chân gà hấp hành ngon hơn
Nên chọn mua chân gà sạch, tươi, ngon, đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng cho món ăn và sức khỏe của cả gia đình.Nên chọn chân gà công nghiệp vì sẽ có nhiều thịt hơn, chọn loại có màu hồng tự nhiên, không nhớt, kích cỡ vừa phải.Nên mua hành lá có cả củ tươi để khi hấp xong có thể ăn kèm cùng với chân gà, rất mềm, ngọt và thơm.Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên, không nên để quá lâu vì có thể gây chảy nhớt, mất đi mùi vị vốn có.
Chân gà hấp hành là một món ăn ngon – bổ – rẻ và vô cùng hấp dẫn, thích hợp nhâm nhi và chiêu đãi bạn bè trong những buổi ăn uống thân mật. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho việc nấu nước của bạn trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn có thể mang đến cho cả gia đình mình những bữa ăn ngon miệng và đầy tình yêu thương.
Theo VOH
Quán bún, miến ngan đúng vị bắc giữa Sài Gòn, khiến người xa quê nao nao
Quán bún ngan chuẩn vị bắc giữa Sài Gòn khiến bất kỳ người con xa quê nào cũng phải xao xuyến vì hương vị quá quen thuộc và hấp dẫn.
Mỗi ngày, quán mở cửa từ 6 giờ sáng, đến 9 giờ là hết hàngM
Quán ở số 77/9 Nhất Chi Mai (P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM), được nhiều người ưa chuộng bởi món bún, miến ngan chuẩn vị bắc của bà Nguyễn Thị Sang (52 tuổi, quê gốc tại Thuận Thành, Bắc Ninh).
6 giờ sáng, quán đã thơm phức mùi nước dùng ninh từ thịt ngan, gà và măng. Không gian mát mẻ của con hẻm nhỏ một sáng tháng 9 tựa như mùa thu Hà Nội, nhất là khi, hầu hết các vị khách đang dùng bữa là những người gốc bắc.
Miến dong được bà chủ chọn loại ngon, chuyển từ Bắc Ninh vào Sài Gòn. Khi chế biến, chủ quán chần qua 2 lần nước sôi cho sợi miến vừa đủ chín, rồi đổ vào tô trắng. Ngan hoặc gà (khách gọi tới đâu chặt tới đó) đặt phía trên, thêm thật nhiều rau mùi, hành, rồi chan nước dùng.
Tô miến được bưng ra bàn ăn, dậy mùi thơm phức khó cưỡng. Khi ăn, sợi miến không bở bung cũng không quá dai, thịt ngan mềm, ngọt và đặc biệt nước dùng rất đậm đà. Dùng bữa xong, làm một ngụm nước vối - tròn vị cho một bữa sáng.
"Chả biết thế nào, chứ vừa cho đến môi đã trôi xuống ruột", bà Nguyễn Thị Ngọc (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) hồ hởi nói về cảm nhận của mình sau khi ăn tô miến, khiến các bà ngồi xung quanh thích thú cười vui vẻ.
Kế bên, bà Vũ Mai Hoa (61 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết: "Tô miến này thật sự nấu đúng chuẩn hương vị miền bắc. Ngồi trong không gian này khiến tôi nhớ lại những sáng mùa thu ngoài quê, càng tăng thêm vị ngon của món ăn".
Trong khi đó, ông Đoàn Văn Cầu (ở Q.Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: "Không rõ vì sao nhưng có lẽ là gia vị, nguyên liệu hay kể cả người nấu là người gốc bắc quen việc nên mới có tô miến đúng điệu thế này".
Ở quán, bà chủ chuẩn bị cả những bịch nấm hương, mộc nhi, miến dong Thuận Thành để khách mua chút hương vị quê về chế biến trong gia đình.
Nước dùng được ninh từ thịt ngan, gà
Miếng thịt ngan mềm, thơm hấp dẫn trong mỗi tô miến
Tô miến ngan đúng vị bắc ở Sài Gòn
Mỗi ngày, quán mở cửa từ 6 - 9 giờ sáng là hết hàng. Giá một tô bún ốc, miến ngan thường dao động 35.000 - 40.000 đồng, tô đặc biệt thêm nhiều miến và thịt giá 55.000 đồng.
Anh Innocen, 32 tuổi, người Nigeria, giáo viên dạy tiếng Anh tại Sài Gòn. Đều đặn 2 lần/tuần, Innocen đều đến đây thưởng thức món bún
Bà Nguyễn Thị Sang theo gia đình vào Sài Gòn từ năm 1996. Bà thích công việc nấu nướng từ nhỏ, cũng được mẹ truyền dạy nhiều bí quyết nấu ăn nên hầu hết các món ngoài quê, bà đều thành thục. Trước đó, bà Sang cũng có thời gian bán bún, miến sáo măng ở chợ Long Biên, Hà Nội.
Ngoài bún, miến ngan, thứ 7 quán còn có bán bún ốc - một món ăn cũng khiến nhiều thực khách mê mẩn. Quán còn bán thêm cả xôi, cơm rượu nếp cẩm, muối vừng lạc rang (miền nam gọi là muối mè đậu phộng).
Tôi ở Sài Gòn được 2 năm và luôn háo hức với những thức vị mới mẻ, khác lạ của ẩm thực Sài Gòn nhưng thật lòng, chưa bao giờ có được cảm giác quen thuộc như khi ăn miến ngan đúng vị bắc như lần này, cảm giác như được "trở về nhà". Đôi khi hạnh phúc không chỉ là được ăn ngon!
Theo Thanhnien
Cá kho mít non Thịt cá chắc, thấm gia vị được kho cùng với mít non dân dã nhưng lại rất ngon miệng đấy. Hãy thử chến biến món này cho gia đình bạn nhé! Nguyên liệu làm cá kho mít non (cho 2 Phần ăn) Cá nục 1 con Mít non 200 gr Muối 2 muỗng cà phê Nước mắm 2 muỗng canh Ớt 2 trái...